Một tuần, 25 người chết vì nghi uống phải rượu rởm tại Malaysia

Từ tháng 10/2016, một số loại rượu tại Malaysia bị tăng thuế từ 150% lên thành 560%.
Từ tháng 10/2016, một số loại rượu tại Malaysia bị tăng thuế từ 150% lên thành 560%.
(PLO) -Chỉ trong vài ngày, tại ba bang của Malaysia đã liên tiếp xảy ra những vụ ngộ độc rượu tập thể với 61 người phải nhập viện, trong đó ít nhất 25 người đã thiệt mạng.

25 người tử vong vì rượu độc

Ngày 20/9 vừa qua, giới chức bang Perak của Malaysia thông báo tại bang này đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong vì uống rượu lậu nhiễm độc. Theo ông A. Sivanesan - Chủ tịch Ủy ban y tế của bang Perak – 2 trường hợp tử vong bao gồm một người đàn ông 50 tuổi và một người 39 tuổi. Hai người này qua đời sau khi được đưa đến bệnh viện với các triệu chứng ngộ độc rượu như đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mờ mắt, co giật, khó thở và mất ý thức. Cả 2 đều là người Malaysia.

Ngoài ra, 3 người khác cũng đã được đưa đi cấp cứu, nghi do uống phải rượu chế từ nethanol. Hai người trong số này đang phải nằm ở khoa chăm sóc đặc biệt, với một người trong tình trạng nguy kịch.

Trước đó, ngày 19/9, giới chức Malaysia cho biết đã xác định 23 trường hợp tử vong do uống phải rượu độc ở các bang Selangor và thủ đô Kuala Lumpur. Cảnh sát trưởng bang Selangor Datuk Pahlawan Mazlan Mansor cho biết, tại bang này có 19 người tử vong, 17 người vẫn đang được điều trị tại bệnh viện. 20 người khác đã may mắn qua được cơn nguy kịch và đã được xuất viện. 

Số nạn nhân tử vong còn lại ở xảy ra ở Kuala Lumpur. “Có 4 người đã tử vong, bao gồm 2 người Malaysia và 2 người Myanmar”, ông Datuk Seri Mazlan Lazim, cảnh sát trưởng Kuala Lumpur, thông báo. 

Như vậy, chỉ trong vòng 1 tuần qua, tại Malaysia đã có đến 61 người bị ngộ độc rượu, trong đó có 25 người đã tử vong. 50 trường hợp trong số này là người nước ngoài, bao gồm Nepal, Bangladesh và Myanmar. 11 người còn lại là người bản xứ. 

Các nạn nhân được cho là đã uống 3 loại đồ uống có cồn, gồm hai loại rượu Mandalay Whiskey và Grand Royal Whiskey và một loại bia là Kingfisher. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, đây đều là rượu giả, được trà trộn với rượu thật để nhập khẩu vào Malaysia. Các loại đồ uống này được mua từ những cửa hàng tạp hóa được mở ra ở nhiều nơi. 

Bộ Y tế Malaysia cho biết, bộ phận quản lý an toàn và chất lượng sản phẩm của Bộ đã lấy các mẫu đồ uống có cồn trên để kiểm định. Cảnh sát Malaysia cũng thông báo đã khởi tố vụ án theo Điều 304 Bộ luật hình sự Malaysia. Tại cuộc họp báo ngày 19/9, Cảnh sát trưởng bang Selangor Mazlan Mansor cho biết, đêm 18/9, cảnh sát bang đã tiến hành 12 cuộc truy quét khắp các khu vực có liên quan, bắt giữ 7 đối tượng là chủ và nhân viên các cửa hàng bán đồ uống có cồn mà các nạn nhân nghi đã sử dụng. Ngoài ra, cảnh sát cũng đã thu giữ 1.030 chai rượu và 1.767 can bia. 

Do quản lý yếu kém hay do thuế cao?

Trước tình hình trên, giới chức y tế Malaysia đã lên tiếng thúc giục cảnh sát và hải quan Malaysia mạnh tay trấn áp các cửa hàng bán rượu trái phép nhằm ngăn ngừa thảm kịch tái diễn. “Chúng ta đều biết những cửa tiệm nào đang bán những thứ đồ uống đó. Việc xử lý những tiệm này không có gì khó”, Chủ tịch Ủy ban y tế của bang Perak A. Sivanesan nói. 

Hiệp hội người tiêu dùng Malaysia cũng đã lên tiếng về vụ việc. Theo Hiệp hội này, thảm kịch xảy ra là điều không quá ngạc nhiên khi những loại rượu pha chế có chứa chất độc vẫn được ngang nhiên bày bán ở các cửa tiệm ở khắp nói. “Trong suốt 4 thập kỷ qua, chúng tôi đã kêu gọi nhà chức trách cần cứng rắn trong vấn đề kiểm soát việc mua bán rượu nhưng những kêu gọi này đã không được chú ý. Việc thảm kịch xảy ra không có gì ngạc nhiên khi những cửa hàng bán rượu lậu vẫn ngang nhiên hoạt động”, Hiệp hội người tiêu dùng Malaysia cho biết.

Một viên cảnh sát Malaysia trưng những chai rượu thu được trong một cửa hàng rượu lậu
Một viên cảnh sát Malaysia trưng những chai rượu thu được trong một cửa hàng rượu lậu

Theo Hiệp hội người tiêu dùng Malaysia, trong thời gian qua, nhiều vụ ngộ độc tương tự đã xảy ra. Ví dụ, năm 1977, trong một vụ ngộ độc tập thể đã có 18 người tử vong. 2 năm sau đó, 18 người cũng đã tử vong. Rất nhiều vụ việc đau lòng tương tự cũng đã xảy ra vì những loại rượu, bia giá rẻ được trộn với methadol độc hại. Đó là còn chưa kể đến hàng loạt những vụ tai nạn do uống rượu, những trận ẩu đả xảy ra sau những cuộc “sát phạt” bằng rượu, bia. 

“Đã có 13 triệu người, tương đương với 13% tổng dân số của Thái Lan đã ký vào kiến nghị ủng hộ Đạo luật kiểm soát đồ uống có cồn của Thái Lan khi dự luật lần đầu được công bố. Chúng tôi muốn chúc mừng người Thái vì lập trường cứng rắn của họ nhằm hướng tới một xã hội khỏe mạnh, không có rượu bia, mà ở đó tiền được dùng để mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho gia đình của họ.

Tương tự người Thái, người Malaysia cũng nên thể hiện quyền tự quyết của họ trong các vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của chính họ chứ không nên bàng quan. Chúng tôi cũng muốn các nhà làm luật sửa luật theo hướng thắt chặt các quy định để hạn chế việc bán rượu vì hiện nay các cửa hàng rượu mọc lên như nấm sau mưa và ít bị quản lý”, Hiệp hội trên kêu gọi.

Trong khi đó, Hiệp hội sản xuất và đóng chai rượu bia của Malaysia lại cho rằng những thảm kịch do uống phải rượu độc như trên bên cạnh lỗ hổng quản lý yếu kém có một phần nguyên nhân đáng kể từ việc Chính phủ tăng thuế đánh vào rượu bia. Theo Hiệp hội này, dù họ đã cảnh báo Bộ tài chính cần cẩn trọng về khả năng hình thành những chợ đen bán rượu lậu do việc Chính phủ đánh thuế suất cao đối với mặt hàng rượu, nhưng cảnh báo này đã không được chú trọng thích đáng.

“Dù chúng tôi đã phản đối mạnh mẽ nhưng Bộ tài chính vào tháng 10/2016 vẫn tăng thuế đánh vào các sản phẩm rượu của địa phương từ 150% lên thành 560%. Việc quản lý không hợp lý cộng với thuế suất cao đã dẫn tới việc các thảm kịch xảy ra”, Hiệp hội sản xuất và đóng chai rượu bia của Malaysia nêu quan điểm. 

Áp thuế tội lỗi là giải pháp?

Theo Hiệp hội người tiêu dùng Malaysia, vụ việc vừa xảy ra tiếp tục là hồi chuông cảnh tỉnh, thúc giục xã hội cần phải chú ý hơn tới những tác hại của rượu bia. Theo tổ chức đại diện cho người tiêu dùng Malaysia, dù từ ngày 1/12/2017 Chính phủ Malaysia đã nâng tuổi tối thiểu có thể uống rượu từ 18 tuổi lên thành 21 tuổi nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ví dụ rất điển hình là không thể xác định được việc tuân thủ quy định về xác minh độ tuổi của người mua hàng của các cửa hàng bán lẻ rượu bia.

Số liệu thống kê cho thấy lượng tiêu thụ rượu trên bình quân đầu người của  Malaysia theo Hiệp hội người tiêu dùng của nước này đang ở mức đáng lo ngại. Con số này đã tăng từ 0,8 lít trong năm 2005 lên thành 1,2 lít trong năm 2010 và 1,7 lít trong năm 2015. Thống kê năm 2011 cho thấy, tại Kuala Lumpur có đến 154.200 (tương đương 19,3% dân số của thành phố) uống rượu bia, tại bang Sarawak, tỉ lệ này là 17,8% (tương đương (440.000 người)…

Đặc biệt, số tiền mà những người có thu nhập thấp và những người sống ở vùng nông thôn bỏ ra để mua rượu uống trên tổng thu nhập cao hơn hẳn so với người dân ở các khu thành thị. Kết quả thống kê cũng cho thấy tình trạng đáng báo động là việc nhóm thiếu niên mới 13 – 14 tuổi bắt đầu sử dụng rượu, bia cũng đang có xu hướng gia tăng.

Theo một báo cáo năm 2016, người Malaysia chi đến 416 triệu USD mỗi năm để mua rượu, là nước tiêu thụ rượu nhiều thứ 10 thế giới. Còn theo một nghiên cứu, tỉ lệ người vắng mặt ở nơi làm việc vì lý do liên quan đến uống rượu cao gấp 16 lần so với các lý do khác.

Nhằm hạn chế tình trạng uống rượu, bia và xa hơn là ngăn các thảm kịch xảy ra, Hiệp hội người tiêu dùng Malaysia đã đưa ra nhiều khuyến nghị, trong đó có việc hạn chế giờ mở cửa của các cửa hàng rượu và cấm đặt bàn, ghế ở bên ngoài cửa hàng; thiết lập án phạt tù đối với những người buôn bán hay vận chuyển rượu nhưng không nộp thuế.

Đặc biệt, Hiệp hội này cũng đề xuất đánh Thuế tội lỗi như thuốc lá và xì gà lên các mặt hàng rượu, bia. Theo tổ chức đại diện cho người tiêu dùng Malaysia, số tiền này có thể được dùng để tài trợ cho các chương trình giáo dục và y tế liên quan đến những mối nguy hại của việc hút thuốc và uống rượu…

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.