"Món nợ" của QH

"Món nợ" của QH
(PLO) - Kỳ họp thứ 11, Quốc hội (QH) khóa 13 có nhiều nội dung đặc biệt; trong đó các đại biểu (ĐB) QH lần lượt được nghe các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ khóa 13 của Chính phủ, QH và Chủ tịch nước, báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Không khó để nhận ra báo cáo tổng kết nào cũng là những bức tranh đẹp. Trong đời hoạt động, mỗi người chắc đều có ít nhất một lần làm báo cáo khen thưởng. Tương tự, đời sống tập thể cũng vậy. Báo cáo nào cũng đẹp về thành tích, mờ khuất về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế thường là do khách quan và những điều vu vơ, ngoài… tầm với.

“Quy luật khách quan” này cũng thấy trong các báo cáo đã nói. Cử tri theo dõi trước màn hình vô tuyến thấy “tràng giang” thành tích trong mỗi báo cáo. Nhiều vấn đề trong báo cáo nào cũng có mặt, tức là “trùng” nội dung, trong đó có lĩnh vực công tác tư pháp: xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

Công bằng mà nói, nhiệm kỳ qua, QH đã thông qua được khối lượng rất lớn các đạo luật, thể hiện nỗ lực lớn của Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp. Công lao này tất nhiên đều có phần của Chính phủ, QH, Chủ tịch nước.

“Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ khóa 13 như một bức tranh đẹp, cũng có phần lãng mạn. Tuy nhiên, sau mỗi lần rời nghị trường vẫn bao trăn trở, ưu tư vì còn nhiều nợ dân, nợ nước”, một ĐBQH đã nói.

Việc ban hành được nhiều bộ luật, luật không đồng nghĩa với xã hội kỷ cương hơn, bộ máy vận hành trơn tru hơn. Việc đưa luật vào cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều luật ban hành ra, ghi rõ có giá trị thực hiện từ ngày, tháng, năm… nhưng đến thời gian đó vẫn chưa đủ điều kiện thực hiện vì các văn bản dưới luật, nghị định, thông tư chưa kịp ban hành. Điều này làm hiệu lực của luật ban hành giảm đi rất nhiều.

“Luật thì nhiều nhưng nhân dân sốt ruột, lo lắng vì “bệnh” nhờn luật và có một bộ phận trong xã hội vẫn tự cho mình quyền đứng trên pháp luật”, một ĐBQH nhận xét. Ông nêu ví dụ lần xây dựng Luật Đất đai, rất nhiều ĐBQH tha thiết đề nghị nên có chính sách điều chỉnh trong giao đất nông nghiệp nhưng đã không được chấp nhận. “Đến khi giám sát việc nông dân bỏ ruộng và trả ruộng, chúng tôi mới thấm câu ca đã có từ lâu, ĐB phát biểu thì rất hay nhưng tiếp thu thì rất gay nên xin giữ nguyên như dự thảo”.

Đấy là chưa nói chuyện các khoản “nợ luật”. Vân vân và vân vân.

Bao giờ “bức tranh đẹp” đồng nghĩa với “bức tranh thực tiễn”?. Đây có thể nói là ưu tư chung của tất cả các ĐBQH, từ ĐB có nhiều chức, chức cao đến ĐB ít chức, chức thấp. Đây có thể nói là “món nợ” của khóa 13 chuyển sang khóa 14, khi những ngày cuối cùng khóa 13 đã cận kề.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Sống xứng đáng với sự hy sinh của cha ông

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 9/4, tại cuộc gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức; Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu lay động lòng người.

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Cần chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm doanh nghiệp có thể bảo vệ sáng tạo của mình và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền lợi. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã và đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp lý hiệu quả, công bằng và linh hoạt. Đây là hướng đi phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trước ngày 30/6/2025, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Bộ, ngành Trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý.

Đẩy mạnh đối thoại trong hội nhập

Thủ tướng Chính phủ trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành phố đã có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Chiều 8/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 17 FTA với nhiều đối tác lớn trên thế giới, trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA.

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Quang cảnh buổi họp báo
(PLVN) - Chiều 8/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế thông tin về Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư. Theo thông tại buổi họp baó từ ngày 14-17/4/2025, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị P4G tại Hà Nội với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” .