Sập cầu sao không sập... ghế?

Sập cầu sao không sập... ghế?
(PLO) - Vụ sập cầu Ghềnh ở Đồng Nai đã gây choáng. Thiệt hại, chắc chắn không thể đếm đo được bằng vật chất (chưa nói khổ nạn của hành khách đi tàu hỏa tuyến Hà Nội – TP HCM).

Tin mới nhất, sau khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra đã bắt 3 nghi can vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh, trong đó có chủ tàu Phan Thế Thượng - chủ chiếc đầu kéo sà lan - để điều tra về hành vi “điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy”. Theo thông tin ban đầu, ông Thượng điều khiển tàu đẩy mang số hiệu SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 chở theo khoảng 800 tấn cát đi từ Sóc Trăng về Đồng Nai. Khi đến TP HCM, ông Thượng lên bờ giao phương tiện cho Trần Văn Giang điều khiển. 

Giang và Lẹ - hai tài công này không có giấy phép điều khiển phương tiện đường thủy nội địa (ĐTNĐ). Do ít kinh nghiệm nên đến địa điểm trên thì gặp dòng nước xoáy, không điều khiển được sà lan đúng hướng, sau đó lệch hướng và đâm vào chân cầu phía mép trái của sà lan, làm cầu gãy đổ. Thảm họa đã xảy ra, trước hết bởi sự liều lĩnh.

Gần giữa tháng, ngày 12/3, trên kênh Nhà Lê đoạn qua thôn Thuận Giang, xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, chiếc tàu vỏ sắt chở cát nặng khoảng 60 tấn đã đâm sập cầu Cơn Độ.  Chiếc tàu vỏ sắt chở cát nói trên chưa đăng ký biển số. Thời điểm xảy ra tai nạn, trên tàu chở đầy cát, trọng lượng khoảng 60 tấn, đã đâm vào trụ cầu khiến 2 trụ giữa bị gãy, cầu sập xuống đè lên tàu khiến tàu chìm dưới kênh.

Trước đó trên sông Kinh Môn (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), tàu Thành Luân 28 đã đâm va vào dầm khoang thông thuyền cầu An Thái. Sau khi lên đà sửa chữa định kỳ tại Cảng đóng tàu Hà Bình (trên sông Kinh Thầy), sáng 6/3, tàu được hạ thủy. Người điều khiển phương tiện đã tự ý điều động tàu hành trình trên sông Kinh Thầy và sông Kinh Môn đi về Hải Phòng. Chủ tàu chưa làm thủ tục rời bến với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại Cảng đóng tàu Hà Bình (đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Kinh Môn thuộc Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I). Đến 17h cùng ngày thì tàu gây tai nạn. Thảm họa đã xảy ra cũng bởi sự liều lĩnh.

Ba vụ tai nạn ĐTNĐ trong một tháng, tất nhiên trước hết trách nhiệm thuộc về chủ tàu và người điều khiển phương tiện bất chấp luật pháp gây ra hậu quả. Câu hỏi đặt ra là không thấy ai xem xét đến trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có chức trách thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông ĐTNĐ?

Sập cầu nhưng không ai bị sập... ghế. Do vậy, câu chuyện về trách nhiệm vẫn là “khoảng trống” lớn trong việc thực thi chức trách quản lý của bộ máy nhà nước.

Đã đến lúc cần phải xem xét đến vấn đề này!

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.