Mở rộng phạm vi thanh toán BHYT với dịch vụ phục hồi chức năng

Ảnh từ internet.
Ảnh từ internet.
(PLO) - Phục hồi chức năng (PHCN) ban ngày là hình thức điều trị đặc thù của chuyên ngành PHCN, trước kia không được Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, nhưng từ ngày 30/6/2016 đã được Quỹ BHYT thanh toán theo quy định của thông tư số 18/2016/TT-BYT do Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến ký.

Thông tư số 18/2016/TT-BYT quy định Danh mục kỹ thuật, Danh mục vật tư y tế dùng trong PHCN và việc chi trả chi phí PHCN ban ngày thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT thay thế Thông tư số 11/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 ban hành Danh mục dịch vụ kỹ thuật PHCN và số ngày bình quân một đợt điều trị của một số bệnh, nhóm bệnh được Quỹ BHYT thanh toán đã mở rộng phạm vi thanh toán của quỹ BHYT đối với các dịch vụ PHCN, tạo điều kiện cho người khuyết tật có BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) PHCN, giảm bớt khó khăn khi KBCB, PHCN.

Thông tư số 18/2016/TT-BYT cũng mở rộng danh mục vật tư y tế được BHYT thanh toán, người khuyết tật đã được thanh toán các vật tư mà trước đây không được thanh toán, như: nẹp, giày, ghế chỉnh hình các loại; ghế bại não… PHCN ban ngày là 01 hình thức điều trị đặc thù của chuyên ngành PHCN, trước kia không được BHYT chi trả, Thông tư 18/2016 ra đời đã được BHYT chi trả cho các cơ sở PHCN. 

Ths Lê Tuấn Đống, Trưởng phòng PHCN và Giám định, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết việc chi trả chi phí dịch vụ kỹ thuật PHCN và KBCB sẽ dựa theo nguyên tắc Bệnh viện có danh mục kỹ thuật (DMKT) PHCN được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi chỉ định phải ghi cụ thể tên DMKT và vị trí cơ thể được thực hiện kỹ thuật vào hồ sơ bệnh án. Việc chỉ định các DMKT cho người bệnh phải phù hợp với chẩn đoán. Bệnh viện thực hiện dịch vụ kỹ thuật nào thanh toán dịch vụ đó.

Đối với cơ sở KBCB, cơ sở PHCN áp dụng hình thức thanh toán theo định suất hoặc theo nhóm bệnh thì BHXH căn cứ DMKT để giám định, chi trả. Việc chi trả BHYT cho các trường hợp được xác định là đúng tuyến KBCB khi người bệnh chuyển tuyến theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở KBCB và Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký KBCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Căn cứ vào DMKT PHCN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở KBCB tuyến huyện không có kỹ thuật phù hợp với nhu cầu PHCN của người bệnh thì cơ sở KBCB tuyến xã được chuyển người bệnh lên cơ sở PHCN tuyến tỉnh.

Đối với mức chi trả chi phí KBCB và PHCN ban ngày thì việc chi trả chi phí thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật đối với hình thức PHCN ban ngày thực hiện như hình thức điều trị nội trú. Mức chi trả chi phí ngày giường bệnh đối với hình thức PHCN ban ngày thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ KBCB BHYT trên toàn quốc và các quy định khác có liên quan.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.