“Mở cửa” cho người nước ngoài làm quản tài viên?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Ngày 1/1/2015 - thời điểm có hiệu lực của Luật Phá sản năm 2014 - chỉ còn hơn 2 tháng nữa, chúng ta khó có thể nhanh chóng thành lập, kiện toàn được đội ngũ các quản tài viên nên một số ý kiến đề xuất cho phép cá nhân người nước ngoài được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. 
Đây chính là một nội dung đáng quan tâm tại cuộc họp thẩm định Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản diễn ra hôm qua (14/10) tại Bộ Tư pháp.
Nên “mở” có điều kiện
Hướng dẫn quy định về đối tượng hành nghề quản lý, thanh lý tài sản (gồm quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản), Dự thảo Nghị định quy định quản tài viên có thể hành nghề với tư cách cá nhân và thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. 
Cụ thể, người có chứng chỉ hành nghề quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong cùng một thời điểm. Còn với mô hình doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ quản lý, thanh lý tài sản.
Đặc biệt, đại diện đơn vị được giao chủ trì xây dựng Nghị định cho biết, Dự thảo Nghị định không có quy định về việc chỉ có công dân Việt Nam mới được cấp chứng chỉ quản tài viên. Không nhất trí với việc “mở cửa” này, một số ý kiến cho rằng không nên cho cá nhân nước ngoài trở thành quản tài viên để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, bởi người nước ngoài không am hiểu hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời khi hành nghề tại Việt Nam họ sẽ phải thông qua phiên dịch, như vậy gây khó khăn, có thể kéo dài quá trình thực hiện thủ tục phá sản. 
Luật sư Diệp Hoài Nam (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đặt vấn đề: “Mở ào một phát có nên không, hay phải có lộ trình”. Một thành viên Hội đồng thẩm định thì băn khoăn về tính khả thi và kiến nghị cá nhân người nước ngoài chỉ hành nghề trong một số trường hợp như doanh nghiệp phá sản có yếu tố nước ngoài, vụ việc có giá trị lớn và không liên quan đến phá sản doanh nghiệp nhà nước và các trường hợp cụ thể khác.
Tuy nhiên, đa số thành viên Hội đồng thẩm định ủng hộ việc cho phép cá nhân người nước ngoài hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Ông Nguyễn Tuấn Linh (Bộ Tư pháp) phân tích, Luật Phá sản không hạn chế người nước ngoài được trở thành quản tài viên nên Dự thảo Nghị định cũng không thể quy định hạn chế đối tượng này. 
Mặt khác, việc cho phép cá nhân người nước ngoài trở thành quản tài viên trong điều kiện nghề quản tài viên mới xuất hiện ở Việt Nam không chỉ giúp quản tài viên Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài trong quá trình hành nghề, nhất là đối với những vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài, các vụ phá sản có nhiều tình tiết phức tạp, mà còn giúp Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
Đồng tình với lý giải trên, bà Lại Thị Thu Hà (VKSNDTC) chia sẻ, việc tạo điều kiện cho cá nhân người nước ngoài hành nghề quản lý, thanh lý tài sản sẽ giúp chúng ta có cơ hội học tập kiến thức cũng như tham khảo kinh nghiệm đào tạo của nước ngoài. 
Nhưng theo bà Hà, cần hạn chế đối tượng người nước ngoài được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng chỉ cho phép luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam và người nước ngoài đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật Kiểm toán.
Có giải pháp thu hút quản tài viên
Nhằm bảo đảm tính hấp dẫn đối với quản tài viên và tạo động lực để quản tài viên thực hiện tốt việc quản lý, thanh lý tài sản, Dự thảo Nghị định quy định rõ chi phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bao gồm thù lao và chi phí hợp lý khác. 
Cùng với việc nêu nguyên tắc tính thù lao cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Dự thảo Nghị định đồng thời đưa ra Bảng định mức thù lao quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cũng như làm rõ chi phí hợp lý khác của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bao gồm tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ quản lý, thanh lý tài sản. 
Song, vấn đề thù lao cũng nhận được hai luồng quan điểm khác nhau. Một số ý kiến cho rằng chỉ nên quy định nguyên tắc chung về cách tính, phương thức tính thù lao quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và giao cho Bộ Tài chính tính toán cụ thể mức chi cho phù hợp. 
Ngược lại, đại diện TANDTC kiến nghị phải có quy định cụ thể khung thù lao cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để có cơ sở chỉ định quản tài viên ngay ngày 1/1/2015 khi Luật Phá sản có hiệu lực. Có điều, khung thù lao này vẫn phải đảm bảo vừa có mức cố định, vừa có tỷ lệ phần trăm doanh thu sau khi thanh lý xong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. 
Trong khi đó, tuy cũng tán thành phải quy định luôn khung thù lao trong Nghị định nhưng ông Lê Anh Tuấn (Tổng cục Thi hành án dân sự) đề xuất làm rõ chi phí của quản tài viên có nằm trong chi phí phá sản không để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán của các chi phí này.
Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
(Khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản 2014) 

Đọc thêm

Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tỷ lệ cấp phiếu Lý lịch Tư pháp trực tuyến toàn phần

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá tình hình thực hiện Quy chế phối hợp về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 09 tháng đầu năm 2024
(PLVN) - 9 tháng đầu năm, mặc dù khối lượng công việc tăng cao, cần triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao kịp thời của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả các sở, ngành, địa phương cùng sự chủ động, nỗ lực trong công tác, 09 tháng đầu năm công tác Tư pháp của Vĩnh Phúc được thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trưởng phòng Tư pháp Lê Hồng Thanh sáng tạo, đưa pháp luật đến với người dân

Anh Lê Hồng Thanh, Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(PLVN) -Hơn 7 năm trên cương vị Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh Lê Hồng Thanh luôn tận tụy, tâm huyết và có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, góp phần không nhỏ đưa những nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhân dịp 45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 - 10/11/2024), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có thư chúc mừng tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo, viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội. Báo PLVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Bộ trưởng.

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Nhằm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, ngày 2 và ngày 9/11, Chi đoàn Tòa án nhân dân tỉnh, Chi đoàn Sở Tư pháp, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Chi đoàn Cảnh sát giao thông Công an tỉnh phối hợp với Trường Đại học Bạc Liêu, huyện Đoàn huyện Hồng Dân và huyện Đoàn Vĩnh Lợi tổ chức Phiên tòa giả định xét xử vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 tại thành phố Lào Cai

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 tại thành phố Lào Cai
(PLVN) -  Thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Lào Cai được thực hiện với nhiều mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kịp thời đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Đây cũng là những kết quả tích cực hưởng ứng ngày Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11).

Thành phố Hồ Chí Minh: Ký kết phối hợp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh: Ký kết phối hợp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế
(PLVN) - Chiều ngày 8/11, Viện KSND TPHCM tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp giữa các cơ quan tố tụng (TAND TPHCM, VKSND TPHCM, Công an TPHCM , Cục Thi hành án Dân sự TPHCM) và cơ quan chức năng trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Hơn 217 nghìn lượt thí sinh tham gia cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trong đoàn viên, thanh niên”

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết và TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trao giấy chứng nhận và hoa chúc mừng cho các thí sinh đoạt giải.
(PLVN) -Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), ngày 8/11, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trong đoàn viên, thanh niên”.  Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi được phát sóng trực tuyến trên các fanpage Cổng Thông tin Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn và ứng dụng di động Thanh niên Việt Nam.

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8
(PLVN) - Trên diễn đàn Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) -  Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đó là nhận định trong bài viết "Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới" của TS. Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng.

Bài 3: Thông điệp đổi mới của Tổng Bí thư rất được lòng dân

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.

Ngày Pháp luật Việt Nam tại Quảng Ninh

Hội nghị trực tuyến Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(PLVN) -  Ngày 8/11, tại TP Hạ Long, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật cho học sinh, sinh viên tại Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Văn Hưng- Giám đốc Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế - Chủ tịch Hội đồng thi trao giải Nhất cho các em học sinh.
(PLVN) -  Chiều 8/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết các cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia” và “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.