Nhà nổi Hồ Tây: To chình ình mà không tìm được chủ?

Nhà nổi Hồ Tây: To chình ình mà không tìm được chủ?
(PLO) - Ông Đỗ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ thẳng thắn thừa nhận tàu, nhà hàng nổi đã hoạt động tại Hồ Tây từ lâu và có nhiều vi phạm. Quận Tây Hồ đã có kiểm tra xử lý nhưng có trường hợp còn vướng mắc vì... không tìm được chủ sở hữu!?
Tại buổi họp báo Thành ủy Hà Nội chiều ngày 14/10, Ông Đỗ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ trả lời chất vấn của báo giới về sự buông lỏng  quản lý các tàu, nhà hàng nổi trên Hồ Tây. 
Ông Đỗ Anh Tuấn cho biết: “Cách đây vài năm, thành phố đã có chủ trương kéo những tàu nổi này từ phía hồ giáp đường Thanh Niên xuống dưới phía đường Thụy Khuê và vẫn cấp phép kinh doanh. Tuy nhiên, khi về vị trí này, Cục C49 – Bộ Công an cũng đã có kết luận 1 số khu vực và 1 số tàu thuyền gây ảnh hưởng và vi phạm môi trường".
Ông Đỗ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ
Ông Đỗ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ  

Theo ông Tuấn, Quận Tây Hồ đã xử phạt vi phạm môi trường. Đã rà soát, kiểm tra các tàu thuyền đang hoạt động tại đây, phát hiện 2 đơn vị vi phạm và đã xử phạt hành chính. “Theo thống kê, hiện tất cả có khoảng 8-9 tàu nổi hoạt động ở Hồ Tây, trong đó có cái đăng ký kinh doanh, có cái không đăng ký hoặc đăng ký nhưng đã hết hạn. Hiện nay có khoảng 6 chủ tàu có đăng kí hoạt động trên địa bàn số 4 Thụy Khuê” – ông Tuấn cho biết.

Về 2 tàu vi phạm nhưng khi đoàn công tác xuống kiểm tra, xử lý chủ sở hữu không có mặt (ông Tuấn đính chính lại sau khi phát biểu không tìm được chủ sở hữu của 2 con tàu này - PV) UBND quận Tây Hồ sẽ ra thông báo và xử phạt chứ không để ngang nhiên vi phạm như vậy.

Trước sự việc dư luận cho rằng nguồn nước xả thải của hệ thống tàu nổi đang làm ô nhiễm hồ Tây, ông Đỗ Anh Tuấn cho hay, tại khu vực số 4 Thụy Khuê, theo quy trình thoát nước cũ trước đây thì toàn bộ hệ thống thoát nước bẩn đều ra hồ Tây. Do đó, khu vực này đang bị ô nhiễm do nước cống xả xuống. Về việc này, quận Tây Hồ đã làm việc với Sở Xây dựng và công ty thoát nước để sắp tới xử lý triệt để.

“Đối với hệ thống tàu nổi gây bức xúc dư luận trong thời gian qua, quan điểm của Quận là sẽ di chuyển toàn bộ khu vực này, trả lại cảnh quan cho đường Thanh Niên, chùa Trấn Quốc. Tuy nhiên, muốn di chuyển được thì phải có sự chuẩn bị, phải đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư, phải có giải pháp cho cả quá trình chứ không kéo về rồi các tàu lại vi phạm thì cũng không có ý nghĩa gì cả", ông Tuấn cho biết.
Lớp bùn đặc quánh gần tàu nổi Tabbo
Lớp bùn đặc quánh gần tàu nổi Tabbo 

Liên quan đến vấn đề an toàn của các tàu nổi này, UBND quận Tây Hồ cho biết các tàu này đều đã được cấp phép, cấp đăng kiểm, nhưng hiện nay 1 số tàu đã hết thời gian quy định, và quận đang phối hợp với các sở ngành để kiểm tra xử lý.

Về việc các tàu nổi này làm ảnh hưởng đến cảnh quan, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cũng thừa nhận rằng hoạt động của các tàu nổi này là chưa phù hợp, chưa đúng quy hoạch.

“Vừa qua, năm 2013 thì UBND TP có cho quận Tây Hồ nạo vét lòng hồ Tây ở khu vực đầm 7 và Sở Quy hoạch kiến trúc đã thỏa thuận với UBND TP đó là khu vực đỗ tàu, nên sắp tới chúng tôi sẽ kiến nghị thực hiện việc di chuyển toàn bộ các tàu thuyền còn đủ điều kiện về khu vực đầm 7, còn đối với các tàu thuyền hết hạn đăng kiểm hoặc quá cũ nát thì chúng tôi sẽ cho di chuyển hết” – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ thông tin thêm.

Sự việc những con tàu, nhà hàng nổi án ngữ, xả thải xuống Hồ Tây được người dân đặc biệt quan tâm và đã được báo chí phản ánh trong một thời gian dài. Mặc dù đã có kết luận chính thức từ Cục C49 – Bộ Công an cũng như Phòng cảnh sát PCTP về môi trường nhưng tình trạng vẫn chưa được khắc phục. Dư luận đang chờ đợi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của UBND TP Hà Nội xử lý triệt để vấn đề trả lại diện mạo thanh bình cho Hồ Tây./.

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.