Mắt hồng nhan

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dì đẩy xe đi trước. Bà quảy quang gánh theo sau. Dì đi một bước. Bà theo một bước, miệng không ngớt lời:

- Mày về ngay. Mày ăn phải bùa mê thuốc lú gì mà đi theo cái thằng khố rách áo ôm, trên răng dướt cát tút ấy à. Mày không biết thương mày thì cũng phải nhìn lên mà thương cái người đẻ ra mày chứ.

Bà mắng đứa con gái giữa đường cho làng trên xóm dưới biết, cho nó thấy xấu hổ mà bỏ về. Cho cái thằng dụ dỗ con bà nhục mặt một phen. Ấy vậy mà… Chỉ có lũ ve râm ran bên hàng sấu đáp lời bà. Chỉ những cánh chuồn chuồn chấp chới cao thấp theo chân bà. Đã thế bà càng tức. Tức thì bà càng nổi đóa.

Dì Nga vừa đẩy xe vào cái ngõ bé tẹo đầy đất bùn, quay lại thấy mẹ đứng phía sau:

- Thôi mà mẹ. Mẹ về nhà đi. Lát con sang.

Bà khóc chán rồi đứng dậy quảy quang gánh thất thểu đi về. Nắng vẫn chưa bớt rát lưng người. Gió hây hẩy trên những bờ cỏ úa. Qua những tán cây, lũ ve sầu cứ như đang gân cổ lên tham gia một cuộc thi hát đồng ca. Bà lẩm bẩm lời đứa con gái “lát con sang”, “lát con sang”. Giờ nó coi nhà mình như nhà hàng xóm rồi. Ngồi cho khô mồ hôi bà lại chống đòn gánh đứng dậy, thập thễnh về nhà. Từ ngày dì Nga sang bên ấy, bà cứ vào ra một mình, lòng bà nặng trĩu. Ai cũng bảo có đứa con gái lỡ dở có người lấy là mừng. Vậy mà bà còn suốt ngày chửi, bắt con về. Người ta có con gái đi lấy chồng thì vui. Còn bà…

Bà có hai người con gái là mẹ tôi và dì Nga. Năm bà ba mươi tuổi, ông bỏ vào trong Nam cùng mấy người bạn, bảo đi vỡ đất khai hoang, bao giờ kinh tế ổn thì đón vợ con vào. Bà ở nhà quanh năm tất bật cấy trồng, gồng gánh rau cháo qua ngày nuôi mẹ chồng và hai đứa con thơ. Rồi bẵng mấy năm vẫn không thấy ông về. Người từ trong ấy ra nói ông có vợ mới. Ngày ấy bà còn trẻ, còn đẹp. Mẹ tôi kể, lần cụ nội ốm, cụ bắt bà ngoại tôi phải vào Nam tìm ông tôi về. Bà bán đi cả một tạ thóc lấy tiền đi xe vào Tây Nguyên tìm ông. Vài ngày sau bà về, người bà như chiếc lá héo, đã gầy nay lại như bị rút hết sự sống. Bà nói với cụ nội tôi là ông tôi gửi tiền về cho cụ bồi bổ sức khỏe, chứ ông không về được vì bận chăm cà phê đang vào vụ.

Bà bỏ vào tay cụ nội tôi một gói tiền bọc trong túi nilon. Số tiền ấy bà đi vay họ hàng, làng xóm. Chứ ông ngoại tôi chẳng có tiền mà đưa. Không biết cụ nội tôi có biết điều ấy không mà trước khi mất, cụ cứ ôm bà ngoại tôi mà khóc. Ngày cụ mất, ông ngoại tôi về chịu tang xong rồi lại xách túi đi. Bà chẳng nói gì. Cũng chẳng khóc. Bà ở vậy mấy chục năm nuôi mẹ và dì Nga. Mẹ tôi bảo, bà thương dì Nga nhiều hơn thương mẹ. Vì ngày ông ngoại đi dì Nga mới được ba tháng, còn chưa tường mặt cha.

Dì Nga xinh xắn, sáng dạ lại hát hay. Dì vào học sư phạm, về làm cô giáo mầm non. Dì lấy chồng xa. Nhưng cuộc sống hôn nhân của người con gái hồng nhan không hạnh phúc. Chồng dì đi lấy vợ mới. Dì ôm quần áo về ở với bà. Mắt ầng ậng nước. Được vài năm sau dì lại quen một người đàn ông làng bên. Dì đi bước nữa. Bà ngoại không đồng ý nhưng cũng chẳng nỡ làm dì lỡ dở, đời người con gái có thì. Ngày người lớn sang thưa chuyện, tôi thấy bà nước mắt vòng quanh. Chiều ấy bà gọi tôi giúp bà lật song giường ngủ lên. Bà lấy ra cái túi cuộn tròn, giở mấy lần vải bọc, lấp ló cái hộp màu vàng, hình trái tim. Ngày cưới dì, bà đeo vào tay chú rể chiếc nhẫn vàng. Chiếc nhẫn bà dành dụm đi bán rau cả năm trời mới gom góp được. Tôi hỏi, sao bà không đeo nhẫn cho dì? Bà bảo, bà chỉ có một chiếc nhẫn, đeo cho người ta để người ta thương dì.

Dì Nga về làm dâu được bốn năm không có chửa. Họ hàng bên chồng bảo dì là đàn bà không biết đẻ. Họ bắt dì phải chấp nhận đi hỏi vợ hai cho chồng để có đứa cháu nối dõi. Chuyện đến tai bà. Bà bỏ dở mấy sào ruộng vào vụ chưa cấy chạy sang nhà bên ấy xin đón dì về. Nhà chồng dì bảo bà muốn đón con gái về thì phải trả lại sính lễ. Bà đi gọi người, bán hai con lợn nhỡ mang tiền sang trả. Chồng dì mang cả túi quần áo ra đưa vào tay dì. Dì khóc. Bà một tay lôi dì Nga, một tay xách túi quần áo, cúi mặt về nhà trong buổi chiều tắt nắng.

Mẹ tôi chạy sang bảo, vợ chồng chúng nó còn đang ăn ở với nhau mà bà lại sang lôi con gái về, thế là không được đâu. Bà bảo, chồng nó mà cần thì nó đã giữ. Đây nó có thèm giữ đâu. Đàn bà đi lấy chồng chỉ lãi mỗi đứa con. Con không có. Chồng không thương, ở mà làm gì.

***

Chú Tân xóm bên một mình nuôi hai đứa con với mẹ già mù. Vợ chú bỏ nhà đi làm ăn xa rồi gần chục năm nay không về nữa. Lần gặp dì Nga đi dạy về bị hỏng xe giữa đường chú Tân dừng lại giúp dì sửa xe. Từ ấy hai người gặp nhau làm quen, trò chuyện.

Bẵng đi mấy tháng, dì Nga xin bà: “Cho con sang bên ấy hộ đỡ anh ấy lúc khó khăn. Con thương anh ấy và bọn trẻ, mẹ ạ”. Bà tôi mặt đỏ như gấc. Bà khuyên đủ lí lẽ, cấm đủ cách nhưng cũng không lay chuyển được dì.

Chú Tân mang lễ sang đón dì Nga về làm dâu. Khuôn mặt gì ánh lên chút hy vọng. Bà ở trong buồng chẳng thèm ra ngoài. Hôm cưới dì chỉ có mẹ tôi và mấy bà họ hàng. Gọi là đám cưới chứ thực ra chỉ là lễ xin dâu qua loa chóng vánh. Dì Nga cũng chẳng váy cưới, chẳng khăn voan. Dì mặc chiếc áo dài đồng phục ở trường. Tóc buông dài. Chú Tân mặc chiếc áo cất trong tủ bao nhiêu năm, nhăn nhúm cả lại. Cái quần chú mặc còn nguyên đường gấp ngang. Đời người đàn bà hạnh phúc nhất là trong ngày cưới. Vậy mà cả ba lần cưới của dì Nga sao bẽ bàng và buồn quá.

Mẹ tôi đưa dì sang bên nhà ấy thì về nhà bà ngồi thất thần ngoài hiên nhà. Bà ngoại đi đi lại lại rồi cũng ngồi phệt xuống cạnh mẹ. Mắt bà nhìn ra ngoài khoảng sân rẫy nắng. Tôi ngẩng mặt nhìn những con chuồn chuồn từ đâu đua nhau kéo về bay đầy sân

Sang nhà bên ấy được mấy tháng thì dì Nga xin nghỉ luôn việc dạy học đi buôn với chú Tân vì lương giáo viên mầm non của dì thấp quá, mà tiền chi tiêu cho mấy miệng ăn trong nhà lại nhiều. Nghe tin dì nghỉ dạy, bà chạy ngay sang bên ấy. Bà chỉ thẳng mặt chú Tân bảo, tao mất bao nhiêu công nuôi nó ăn học, có nghề nghiệp đàng hoàng. Vậy mà mày bắt nó bỏ việc về buôn bán kiếm tiền cho mày. Chẳng ai đáp lời bà. Bà chửi chán thì lại về ngồi ngoài thềm nhà. Rồi bà ra ngoài đồng cúi mặt làm đến tối mịt mới thập thễnh về nhà. Mẹ tôi thương bà từ ngày dì Nga đi lấy chồng cứ gầy sọp đi. Giá như dì lấy chồng xa, khổ sở, thiệt thòi thế nào bà không biết thì còn đỡ. Đằng này, dì lấy chồng gần, sướng đâu chẳng thấy, chỉ cái khổ bày ra trước mắt bà. Không còn là đứa con gái xinh đẹp được bà yêu thương ngày nào.

Việc buôn bán lời lãi không được bao nhiêu, chú Tân lại bỏ dì và các con ở nhà đi làm ăn xa. Bao nhiêu việc nhà, việc đồng áng dì Nga làm hết. Sáng sáng thấy dì tất tả đạp chiếc xe đạp đèo hai đứa con chồng đi học. Rồi lại nhanh nhảu về nhà cơm nước cho mẹ chồng. Xong dì lại ra đồng. Ngày trước ở với bà dì chẳng phải làm việc đồng áng bao giờ. Vậy mà bây giờ… Nhìn dì lom khom đẩy chiếc xe bò chở đầy phân chuồng ra đồng, bà không chịu được. Bà chẳng biết nói ra những lời thương xót. Bà cũng chẳng còn khóc được nữa. Thì bà chửi.

***

Vợ chú Tân về. Cái tin ấy được mẹ sai tôi chạy ra đồng báo cho bà biết. Bà tần ngần một lúc rồi hỏi: Dì mày về thì có gì phải chạy mãi tận ra đây gào lên thế? Không. Là vợ chú Tân, mẹ của mấy đứa ấy về cơ bà ạ. Bà lặng đi một lúc rồi bà bảo tôi về trước. Tôi tưởng khi nghe được tin ấy thì bà phải chạy sang nhà bên ấy ngay. Bà phải chỉ thẳng mặt người đàn bà kia mà chửi. Sao đi hơn chục năm nay lại còn về cướp chồng con gái bà. Cả ngày hôm ấy bà cũng không sang bên đó.

Tối ấy, tối sau nữa, sau nữa… Dì Nga về. Vẫn là cái túi quần áo cũ lần dì xách đi. Dì ngồi ngoài hiên khóc không dám vào nhà. Bà trong buồng nói vọng ra: Sao mà chị phải về. Bao năm chị chăm lo cho những người trong cái nhà ấy. Giờ nó lại đuổi chị đi đấy ư? Dì Nga cúi mặt không nói, chỉ khóc. Bà cầm tay dì lôi đi. Chị sang bên ấy để tôi hỏi cho ra nhẽ, xem cái nhà bên ấy còn tôn ti trật tự, còn tình người nữa không? Dì quỵ chân xuống giữa sân. Mẹ ơi, người ta đằng nào cũng là vợ chồng, có giấy đăng ký đàng hoàng, lại có con có cái với nhau. Còn con…

Dì giờ như chiếc lá khô. Chẳng biết bấu víu vào đâu được nữa ngoài bà.

Sau những cuộc hôn nhân dở dang, dì Nga tôi giờ như một người khác. Dì làm việc như một người đàn bà lực điền. Ngày nào dì cũng cúi mặt ngoài đồng tới khi chạng vạng mới về. Dì làm như thể để tâm trí mình không có thời gian mà buồn nữa. Nhiều người bảo, dì không bị điên là may.

Rồi giữa trưa nắng, bà tất tả sang nhà gọi mẹ tôi. Mẹ buông cả bát cơm đang ăn chạy theo bà. Dì nằm trên giường, chiếc áo hoa mỏng dán chặt vào bụng. Vừa nhìn thấy mẹ tôi, dì Nga bật khóc. Mẹ tôi nắm tay dì dặn dò, phải ăn uống thật tốt cho đứa bé mạnh khỏe. Thì ra dì Nga tôi đã mang thai. Dì vừa từ trạm xá về. Bác sĩ khám, nói đứa bé đã được sáu tuần tuổi. Dì Nga nhất quyết không cho chú Tân biết. Dì bảo con là của mình dì, dì sẽ sinh và nuôi nó lớn khôn.

Chiều ấy, những cánh chuồn chuồn chấp chới đầy sân nhà. Dì đứng mé vườn nhìn ra phía cao xanh. Đôi mắt dì bỗng sáng long lanh. Dường như, dì đang tin vào một điều tốt đẹp trong tương lai. Bà tôi bảo, những cánh chuồn mỏng manh nhưng vẫn có thể bay được lên cao. Cuộc đời dù thế nào vẫn luôn có những niềm vui đang đợi.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?

Ánh lửa trên đồi quyên thảo

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Đã bao năm chị vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa. Sáng nay cũng vậy, khi lũ chim trên đồi quyên thảo thức giấc, chị lại trở dậy ngồi bên bếp lửa.

“Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”

Ra mắt sách “Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”. (Ảnh: BTPNVN)
(PLVN) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hiện lưu giữ hàng nghìn lá thư thời chiến của những người phụ nữ, thể hiện tâm tư của những đôi lứa yêu nhau phải tạm chia xa, của những người vợ đợi chồng, những người con nhớ mẹ, những người chị ngóng tin em... Sự ngăn cách giữa hậu phương và tiền tuyến khiến họ đành gửi gắm yêu thương, vui buồn cuộc sống và động viên nhau qua những lá thư.