Mạng ảo thành sân chơi của trẻ - hai mặt của vấn đề

Mạng ảo - không gian lý tưởng cho trẻ tìm kiếm thông tin, học tập, vui chơi nhưng cũng ẩn chứa nhiều hậu họa khôn lường. (Ảnh minh họa)
Mạng ảo - không gian lý tưởng cho trẻ tìm kiếm thông tin, học tập, vui chơi nhưng cũng ẩn chứa nhiều hậu họa khôn lường. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian ở nhà nhiều, không gian mạng trở thành nơi gần gũi để trẻ tìm đến khi muốn tìm tòi, khám phá một thú vui mới. Thế nhưng, hệ lụy từ chính sự phức tạp trong không gian mạng ảo cũng gây ra rất nhiều tranh luận.

Hệ lụy khó tránh khỏi

“Nghiện điện thoại” là cụm từ nhiều phụ huynh nhắc đến khi nói về tình trạng của con em họ hiện nay. Điện thoại thông minh phổ biến, internet phủ sóng mọi lúc, mọi nơi, mạng xã hội bùng nổ nên trẻ em có những mối quan hệ, giao tiếp phức tạp trên mạng xã hội. Trong thời kỳ giãn cách, không gian mạng dễ dãi lại càng trở thành nơi trẻ em dễ rơi vào “bẫy” của những mối họa khôn lường.

Chị Trần Ngọc Hà (quận Hoàng Mai, Hà Nội) băn khoăn: “Có lúc tôi giật mình khi thấy buổi tối vợ chồng mỗi người cái điện thoại và con lớn thì chơi laptop, gái nhỏ thì chăm chú xem iPad”. Thời gian nghỉ dịch càng nhiều thì thời gian các con chị dành cho các thiết bị công nghệ và không gian mạng ảo cũng tăng lên.

Thực tế, nhiều trẻ em từ thành thị đến nông thôn, thậm chí vùng sâu, vùng xa đang bị “hút hồn” bởi những chiếc điện thoại, máy tính nối mạng internet. Đáng nói, trên không gian ảo không ít trẻ nghiện xem những kênh thông tin có nội dung nhảm nhí, độc hại trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Youtube…

Nghiêm trọng hơn, mạng xã hội còn xuất hiện nhiều clip có nội dung ghê rợn, bạo lực, thậm chí hướng dẫn người xem cách tự làm hại bản thân, xúi giục thử thách sinh tồn trong những tình huống nguy hiểm...

Theo số liệu từ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, trong khoảng hơn 1.500 vụ việc liên quan trẻ em mỗi năm, số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng nhiều.

Nội dung độc hại trên mạng, cũng giống như việc bọn trẻ chọn nhầm bạn xấu mà chơi vậy. Việc đó có thể dẫn đến sự tổn thương nghiêm trọng về mặt cảm xúc, tâm lý và thể chất của những đứa trẻ đang trong giai đoạn tâm lý phức tạp, chưa hoàn thiện về nhân cách. Do đó, nguy cơ các em bị xâm hại đang hiện hữu mỗi ngày, mỗi giờ.

Có thể thấy, những nội dung phản cảm như vậy là mối hiểm họa vô cùng lớn đối với trẻ em - lứa tuổi chưa đủ nhận thức để phân biệt các hành vi an toàn và không an toàn. Khi xem những chương trình có nội dung độc hại, ngoài việc bắt chước làm theo rất nguy hiểm, trẻ nhỏ có thể sẽ bị ám ảnh về tâm lý dẫn đến trạng thái bất an, căng thẳng, rối loạn hành vi, thậm chí trầm cảm và có thể tự hủy hoại bản thân.

Mạng xã hội tuy ảo nhưng thật, đôi khi những cái like (thích), share (chia sẻ) hay comment (bình luận) ác ý bỗng chốc hóa thành cơn thịnh nộ chà đạp nhân phẩm, danh dự một con người. Nếu một ngày, trẻ vô tình trở thành nạn nhân của những cuộc chỉ trích trên mạng xã hội, những ảnh hưởng tâm lý mà điều này gây ra có thể sẽ lưu lại vĩnh viễn và thay đổi cuộc sống tương lai của trẻ.

Nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra với trẻ em do chính hệ quả từ mạng xã hội. (Ảnh minh họa)

Nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra với trẻ em do chính hệ quả từ mạng xã hội. (Ảnh minh họa)

Gia đình là “pháo đài” hiệu quả

Hệ lụy từ không gian mạng là điều khó tránh khỏi. Ngay cả với người lớn, đủ nhận thức để hiểu rõ những mối nguy từ không gian mạng cũng không thể hoàn toàn ngăn chặn được việc con của mình tiếp xúc với những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường ảo.

Dù khó nhưng vẫn luôn có những cách hiệu quả để bảo vệ con em, mà gia đình chính là pháo đài hiệu quả nhất. Thời gian giãn cách chống dịch cũng là lúc mỗi người có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình nhỏ của mình, vì vậy hãy quan tâm và sát sao hoạt động của trẻ. Hãy tạo cho trẻ những không gian chơi lành mạnh, ngay cả ở trên mạng xã hội.

Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, cha mẹ cần dạy trẻ cách phân biệt những thông tin nào là an toàn và thông tin nào là nguy hiểm từ internet. Cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh để giám sát tất cả mọi thứ con mình làm, nhưng chúng ta có thể dạy chúng cách tự bảo vệ mình khỏi những thứ độc hại, nguy hiểm trên mạng. Hãy dạy con “khôn” hơn, chủ động hơn trên mạng ảo.

Thay vì để trẻ chìm đắm trong những video với nội dung vô bổ, thiếu lành mạnh, trẻ cần được hướng dẫn sử dụng công cụ, tính năng trên internet một cách hợp lý, khoa học, tất nhiên cũng phải đủ để gây hứng thú cho trẻ. Điều này dựa vào sự nhận biết của cha mẹ đối với những vấn đề mà con họ thích là gì, đồng thời hướng dẫn con tìm kiếm theo những từ khoá đó, mở rộng thông tin, khơi gợi trí tò mò và tìm hiểu của trẻ.

Phụ huynh cũng phải khám phá các ứng dụng công nghệ giáo dục hiện đang có rất nhiều trên các gian hàng của nền tảng Android hoặc IOS để giúp cho việc học tập và rèn luyện của con trên môi trường số trở nên hứng thú hơn. Ví dụ các ứng dụng tham quan bảo tàng ảo, công trình kiến trúc ảo; các trò chơi hướng nghiệp; các ứng dụng làm thí nghiệm thực tế ảo liên quan đến chương trình học...

Hiện nay, nhiều trò chơi, dự án hướng đến tăng cường trải nghiệm, vui chơi cho trẻ trong những ngày giãn cách ngày càng được chú trọng hơn. Những dự án online mang lại nguồn kiến thức mới mẻ, giúp cho trẻ học hỏi thêm nhiều kiến thức.

Bà Nguyễn Như Quỳnh - Chủ tịch CyberKid Vietnam, một tổ chức xã hội đảm bảo sự an toàn trên mạng của trẻ em Việt Nam - chia sẻ trong thời gian giãn cách xã hội, phụ huynh có thể tận dụng cơ hội được gần con để cùng con “khai phá” tìm những tính năng hữu ích trên internet và phần nào bù đắp những thiếu hụt do hạn chế ra ngoài vì lệnh giãn cách.

Ngay trên YouTube hiện có nhiều kênh học thuật được thể hiện hấp dẫn. Chẳng hạn kênh Crash Course cung cấp những video là các bài học dưới dạng hoạt hình. Nội dung có đủ mọi kiến thức từ sinh học, vật lý, hóa học đến lịch sử, địa lý, xã hội.

Facebook – nền tảng mạng xã hội được người Việt sử dụng nhiều nhất hiện nay, trong đó có nhiều trẻ còn là học sinh tiểu học, THCS. Thay vì ngăn cấm hoàn toàn trẻ tham gia vào những môi trường này, phụ huynh có thể chủ động gợi ý cho trẻ những Fanpage thú vị, mới lạ theo các chủ đề, chẳng hạn ô nhiễm môi trường, tìm hiểu hoạt động rác thải nhựa và hậu quả với môi trường, tìm hiểu cuộc sống của các loài sinh vật quý hiếm trong các khu bảo tồn hay đơn giản là theo dõi và tìm hiểu thông tin lịch sử thú vị của nước nhà.

Trên không gian internet phức tạp, con trẻ bước vào đó như vào một thế giới khác, mới lạ và đầy những điều thú vị để khám phá nhưng cũng không hiếm những mối nguy để lại hậu hoạ khôn lường. Như cách chúng ta dìu dắt, nâng bước một đứa trẻ trên mỗi hành trình mới, các con cần được hướng dẫn để tìm được nguồn thông tin bổ ích, có giá trị và dần tạo được “sức đề kháng” trước những độc hại của môi trường internet.

Có con gái đang ở “tuổi ô mai” - anh Nguyễn Hoàng Phúc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Việc chơi mạng xã hội của con là xu hướng của giới trẻ, nên mình vẫn cho trẻ chơi nhưng phải kiểm soát tác dụng của nó như thế nào, phải giới hạn thời gian”.

Không chỉ các phụ huynh, về phía những đơn vị nhà mạng, công nghệ cũng có những động thái để hạn chế sự tác động tiêu cực của mạng ảo đối với trẻ. Hôm 18/9, Douyin (TikTok Trung Quốc) đã ra văn bản thông báo quy định về chính sách sử dụng, hạn chế sử dụng đối với người dùng dưới 14 tuổi để bảo vệ thanh, thiếu niên.

Chính sách yêu cầu những tài khoản đã được xác định danh tính là người dùng dưới 14 tuổi sẽ được xếp vào nhóm người dùng thanh, thiếu niên, những tài khoản này sẽ không tự đăng xuất được. Giới hạn thời gian sử dụng mỗi ngày của loại tài khoản này là 40 phút, từ 22 giờ đêm cho đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ không sử dụng được Douyin.

Tại Việt Nam, Viettel đã cho ra mắt chức năng đổi voucher lấy khoá học cho trẻ. Tính năng nằm trong hạng mục “Vui học hăng say - Dịu ngay nắng hè” trên hệ sinh thái Viettel++, do Tổng Công ty Viễn Thông Viettel phối hợp với các đối tác liên kết của chương trình trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giải trí... xây dựng. chương trình sẽ là sân chơi bổ ích, lành mạnh cho thanh, thiếu nhi, con của khách hàng trên toàn quốc trong thời điểm COVID-19 diễn biến phức tạp.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.