Ma vườn na

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cả làng ai cũng biết chuyện khu trại Vườn Na có ma, nên từ lâu chẳng ai dám lai vãng tới.

Nhưng lần này, Khang nhất quyết vào Vườn Na. Đã ba ngày nay, bố Khang lại bị những trận sốt rét hành hạ, người cứ rét run, sốt cao tới 40 độ, uống thuốc mãi chẳng cắt cơn. Giữa chiều, Khang đi đâu về, gọi mẹ xuống bếp, bảo:

- Bà cụ Tá mách lá na chữa được bệnh sốt rét!

- Bà cụ ấy lú lẫn rồi. Gặp ông nào cũng bảo con lão hầu già trong Vườn Na tìm về, lại bảo lão Mạo méo mồm vì ăn tham...

- Con sẽ sang Vườn Na - Khang quả quyết với mẹ.

Ngày bé, Khang và thằng Bộ có lần cầm súng cao su lẩn vào Vườn Na bắn chim nhưng thực ra là hái trộm na, trèo cả buổi chiều tìm được hai quả na bé bằng nắm tay mà không thể trèo xuống được, mông như bị dính chặt trên cây, hai thằng cứ ngồi trên cành mà khóc. Nhà lão Mạo sát vườn na, nghe tiếng khóc, lão vén rào duối sang. Lão Mạo quát: “Ném quả na xuống ao, chắp tay vái ba vái tạ lỗi đi!”. Hai thằng làm theo. Vái xong, thấy người nhẹ bẫng, mông ngó ngoáy được, thế là tụt vội xuống.

* * *

Làng Cát Vàng vốn gần cửa sông Lớn đổ ra biển, tàu thuyền ngược xuôi, cảnh buôn bán sầm uất, kẻ đến, người đi, tấp nập quanh năm. Một thương gia nước ngoài là Triệu Trân nổi tiếng giàu có đã mua mấy sào ruộng sau làng xây dinh thự làm chỗ nghỉ ngơi mỗi khi thuyền đậu bến để buôn bán tơ lụa, trang sức.

Một sớm, chờ thợ thuyền đi đóng hàng, bước chân lang thang đưa Triệu Trân ra ngắm cây gạo cổ đang trổ hoa như những đài lửa sau bến thì vô tình gặp một cô gái đang giặt chiếu dưới sông. Cô gái nhoài người tung chiếu xuống sông đập nước cho sạch thì nhỡ đà, ngã nhào ra sông, Triệu lao xuống vớt người.

Triệu Trân theo Na về nhà. Mái tranh xiêu xiêu trong gió. Bố Na đã không thể nhấc mình nổi. Triệu đưa cho mẹ Na hai viên thuốc, bảo cho ông cụ uống cách nhau một canh giờ, sẽ khỏi bệnh. Triệu còn cho mẹ Na một bọc tiền, tặng Na nhiều đồ trang sức quý giá.

Chưa đầy mười ngày sau, Triệu Trân rước Na về làm vợ, sống trong dinh thự cuối làng, đặt tên là trại Vườn Na. Trong đêm tân hôn, Triệu cho Na xem một món đồ quý, đó là bộ ấm trà cung đình làm bằng vàng ròng, Triệu đã dùng số lụa là và ít thuốc bổ để lấy được chúng từ trong cung ra. Triệu đeo vào cổ tay Na chiếc vòng ngọc đã chuộc lại ở tiệm cầm đồ, hôn lên trán Na thì thầm: “Em là thần may mắn của ta!”.

Một chuyến, thuyền đã đầy hàng mà Triệu chưa chịu nhổ neo. Tay thuyền trưởng giục, sắp hết mùa biển lặng, không đi ngay sẽ không kịp với bão biển. Triệu bấm ngón tay lầm rầm tính toán, đoạn quẳng một túi vải cho thuyền trưởng, bảo cho anh em tìm chỗ mà chơi, ba ngày sau nhổ neo vẫn kịp.

Trước khi phải rời đi, Triệu gọi Na vào buồng, sau quay ra đưa cho lão hầu già túi bạc và dặn dò chăm sóc mẹ con Na cẩn thận, đợi khi nào yên, thuyền Triệu sẽ lại cập bến Cát Vàng. Rồi Triệu cho thuyền nhổ neo ngay sau đó.

* * *

Một hôm, có người đàn bà lạ xăm xăm vào vườn hỏi mua na. Na bảo: “Na trong vườn trồng không để bán!”. Người đó bỗng mở túi lấy ra một bọc quả màu tím sậm, tròn lẳn, mềm mại gần giống như dâu tằm. Người đàn bà mời Na. Na chợt lên cơn thèm ghê gớm, cũng cắn thử một miếng. Nước từ quả ứa ra, lúc đầu chua chua, sau có vị ngòn ngọt, mát lạnh nơi cuống họng. Na gật gù khen: “Quả lạ, chua chua ngọt ngọt!”. Đoạn sai em họ vào buồng bê cả rổ na ra tặng người này. Đổi lại người này cũng tặng Na cả túi quả lạ. Trước khi ra bến người đàn bà dặn lại: “Quả này là quả dâu rừng còn có tên là quả nhan sắc, ăn vào sinh ra con đẹp như phượng như rồng, người mẹ cũng săn chắc, tươi trẻ như thuở còn con gái”.

Hôm sau, Na lại ăn hai quả, ăn xong, thấy người khỏe lên, thai nhi trong bụng đạp lục bục. Mấy hôm sau, bụng đã to thêm một chút, nhưng không thấy thai nhi đạp nhiều, chắc nó đã biết thương mẹ. Ăn gần hết túi quả thì Na bị đau bụng dữ dội, máu đen rỉ ra. Thầy lang được vời đến, sờ tay, bấm huyệt, nắn bụng. Một lúc sau, thầy lang lắc đầu thông báo: “Thai đôi, nhưng đã chết lưu, phải cho ra để cứu lấy mẹ!”.

Khi hai thai nhi ra đến ngoài thì Na cũng lịm dần, rồi tắt thở.

Ba mẹ con Na được chôn ngay trong Vườn Na.

* * *

Khi bóng trăng chênh chếch soi qua ô cửa sổ nhỏ, thì Khang lên đường. Chân đi ủng, tay cầm đèn pin. Phải hái được lá na trước 4 giờ sáng thì thuốc mới phát huy tác dụng. Tối qua, bố Khang chưa kịp ăn miếng cơm nào thì trận sốt rét lại đến hành hạ, miệng lảm nhảm kêu xung phong, xung phong... Khi sốt, bố Khang hay mê tới những trận chiến đấu thời trai trẻ.

Trời nhờ nhờ tối. Băng qua con đường nhỏ cỏ dại mọc chen lối đi, Khang nghe có tiếng bì bõm dưới góc ao phía tây vườn, qua kẽ lá thấy ong ong, lùng bùng một khối đen sì dập dình dưới nước, chẳng lẽ là ma Trâu? Người Khang nổi gai ốc. Những cây duối to, cành mọc chằng chịt như dây mơ. Khang lom khom ngồi xuống, vén từng lớp cành duối chui vào trong, mặc kệ tiếng nước dưới ao lõm bõm.

Phía trước là một gốc na thâm thẫm. Khang vẫn bước dò dẫm. Bỗng nhiên, cành na rung chuyển mạnh, những đôi mắt xanh lét lóe sáng như đom đóm, hai bóng đen nhảy chồm chồm trên cành, kêu thét lên “eo eo” rồi lao vọt xuống gốc na, quăng mình vào chân Khang, rẽ cỏ chạy biến mất trong màn sương. Khang ngã dúi xuống cỏ, chân tay bủn rủn, chiếc đèn pin văng đi đâu mất. Thì ra là hai con mèo hoang. Khang bám tay vào gốc na, đu lên. Nhất định phải hái được lá na. Vừa đưa tay co cành na lại gần để hái nắm lá thì Khang khựng lại. Phía tây vườn, sau mấy cây na già na con, có ánh đèn pin loang loáng. Bóng hai người. Khang hoảng. Hay là ma trêu? Nhưng không, ánh đèn pin lóe lên, rõ bóng hai người đàn ông, những tiếng nói rì rầm. Nhìn xuống, thấy cái hố đất sâu mới đào cạnh ao bèo ong. Sát một gốc na to, lão Mạo đang quỳ xuống bên một cái hòm sắt vừa mở. Người đàn ông tóc trắng, áo đen nói một câu gì đó khàn khàn trong lúc lão Mạo ngây người ngắm những đồ vật trong chiếc hòm sắt. Bất ngờ, người tóc trắng vung tay, lão gục ngay xuống lòng hố. Người kia nhặt đồ trong hòm sắt xếp vội sang chiếc va li của mình, khóa lại, xong thì chạy vọt đi nhanh như con mèo hoang. Khang tụt xuống chạy tới hố sâu…

* * *

Khang giã lá na cho bố uống rồi chạy sang nhà lão Mạo. Lão Mạo chậm chạp mở mắt, giọng thều thào: “Tôi còn sống sao?”. “Nhờ thằng Khang đấy!”. Mọi người hỏi chuyện về cái hòm sắt bị đào lên trong Vườn Na. Lão Mạo ngồi thu lu góc giường, mặt đờ ra. “Mọi người nhớ chuyện cô Na chứ?”.

Người đàn bà đã đổi na lấy dâu rừng tẩm thuốc độc để triệt thai cô Na chính là vợ cả của Triệu Trân. Lần cuối từ biệt Na ra tới biển thì thuyền Triệu Trân gặp cướp biển. Thuyền bị cướp, người bị đánh đến gãy hai chân tưởng chết. Về tới nhà, Triệu Trân phải cưa hai chân để cứu tính mạng. Triệu Trân không thể đi buôn đường dài được nữa, đã nói chuyện có thê thiếp với vợ cả. Vợ cả ngon ngọt nhận lời đánh chuyến hàng cuối sang để đón Na về cho Triệu. Nhưng trong bụng ả đã có âm mưu hãm hại Na. Khi về tới nhà, vợ cả bảo, bến Cát Vàng bị bạo loạn tràn qua, Na đã bị giết chết vì nghi ngờ có quan hệ với thương gia ngoại bang. Triệu Trân đau khổ mấy năm rồi chết. Trước khi chết có dặn con trai, trại Vườn Na còn chôn cất một kho báu là bộ ấm chén trà đều bằng vàng ròng và châu báu. Lúc trước vội chạy loạn, đã không thể đào mang theo, sau thì sức đã tàn chẳng sang lấy lại, rồi Triệu tắt thở. Người nhà Triệu Trân đã bắt liên lạc với lão Mạo, cho tiền lão và dặn cứ bám Vườn Na.

Khi tay người nhà Triệu Trân sang, nhiệm vụ của lão Mạo là xác định đúng tâm vị trí nền nhà xưa của Triệu Trân. Bây giờ, na, cỏ cây dại đầy rẫy, nhưng lão cũng đã tìm được. Từ đó, nhằm hướng tây bước 10 bước tới gốc duối, quay sang trái bước 8 bước nữa tới cạnh một gốc na, gần ao bèo ong. Lão Mạo và người tóc trắng đào xuống thì thấy chiếc hộp sắt. Người tóc trắng bẻ khóa, bảo lão Mạo mở hòm. Mở ra, thấy trong đựng một bộ đồ uống trà bằng vàng và những đồ trang sức vàng ngọc khác. Trong khi lão Mạo cúi xuống ngây dại ngắm kho báu như bị thôi miên thì người kia ra tay…

“Sao lão biết có kho báu mà bám giữ trại Vườn Na để kể những chuyện ma tà quái dị dọa mọi người?”, một bác hỏi. Lão Mạo nghẹn lời, mắt đỏ sọng lên, ho sù sụ. Cụ Tá gõ cây gậy xuống nền nhà cộp cộp: “Lão hầu già trong nhà Triệu Trân đã đoán định được kho báu vẫn chưa được mang đi nhưng không biết chỗ cất giấu, đã truyền cho con trai của mình bí mật đó. Lão chính là người con trai đó đúng không?”. Cụ Tá dò dò tới chỗ lão Mạo ngồi, lấy tay vén đám tóc lơ phơ trước trán lão: “Cái vết sẹo này, hồi lão mới chập chững biết đi, bố lão dẫn đến Vườn Na chơi. Lão theo ta ra vườn hái na, bị ngã đập trán xuống mỏm đá, chảy bao nhiêu máu, vết sẹo vẫn còn. Bấy lâu nay lão đã tìm tới gần Vườn Na để chờ cơ hội!”. Lão Mạo tròn mắt nhìn cụ Tá. Cụ Tá dừng lại rất lâu để thở. “Mấy hôm trước, lão Mạo tìm tới nhà tôi, cho tôi một nồi cá trê kho rồi hỏi, nền nhà phía tây của Triệu Trân có phải nằm sát hai gốc duối không, tôi đã gật đầu. Ngày ấy, lúc ở cùng, tuy còn quá bé nhưng tôi vẫn nhớ hay ra nhặt quả duối chín rụng để ăn, còn chị Na thường ra đấy ngồi hóng mát, trước mặt là vườn na trĩu quả…”.

Truyện ngắn của Nguyễn Thu Hằng

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Đọc thêm

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.

Khai mạc triển lãm “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của Anh hùng lao động Trần Lam

Ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam.
(PLVN) - Ngày 5/2, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang phối hợp Sở Văn hóa và thể thao tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm và ra mắt sách “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.