Lợi ích và pháp luật, nhìn từ dự án mở rộng cầu cảng của PTSC Đình Vũ

PTSC Đình Vũ thi công phần mở rộng cảng (ảnh chụp T2/2016)
PTSC Đình Vũ thi công phần mở rộng cảng (ảnh chụp T2/2016)
(PLO) - Dự án mở rộng cầu cảng PTSC Đình Vũ (Hải Phòng) không đảm bảo khoảng cách an toàn với công trình dầu khí liền kề được một số cơ quan có trách nhiệm đề nghị cho thực hiện bất chấp thực tế dự án không đáp ứng yêu cầu của pháp luật, đang làm lo ngại về tình trạng pháp luật bị giải thích theo hướng có lợi cho một “nhóm lợi ích”.

Báo Pháp luật Việt Nam đã có một số bài phản ánh về việc Công ty cổ phần cảng dịch vụ dầu khí Đình Vũ (PTSC Đình Vũ) triển khai dự án gây tranh cãi nhất Hải Phòng từ đầu năm 2016 đến nay. Hơn một năm qua, dự án này vẫn dậm chân tại chỗ, không thể thực hiện được vì gặp sự phản đối của chủ sở hữu công trình dầu khí liền kề mặc dù Công ty PTSC Đình Vũ đã được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía Bộ GTVT.

Đầu năm 2017, những tranh cãi liên quan đến dự án này lại bùng lên khi Bộ GTVT có văn bản trả lời Công ty cổ phần 19.9 với nội dung có lợi cho Công ty PTSC. Bên cạnh đó, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng có ý kiến gửi Thủ tướng Chính phủ, phản đối việc triển khai dự án này vì uy hiếp an toàn đối với công trình dầu khí của Công ty cổ phần 19.9 khiến cho việc triển khai dự án tiếp tục trở thành vấn đề cần bàn tính. Dự án này lẽ ra không phải là một dự án gây tranh cãi nếu không có sự bất nhất từ phía một số cơ quan chức năng.

Đầu tiên phải nói đến mục đích chính việc mở rộng cảng PTSC Đình Vũ là để phát triển cảng tổng hợp đang tồn tại (cảng dịch vụ container và bốc xếp hàng hóa) của Công ty PTSC Đình Vũ. Giấy phép đầu tư dự án mở rộng cầu cảng đã được Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp cũng thể hiện nội dung này.

Mọi thứ sẽ theo đúng “quy trình” xây dựng cảng nếu không gặp phải sự phản đối từ phía Công ty cổ phần 19.9, đơn vị sở hữu kho xăng dầu và cầu cảng tiếp nhận xăng dầu, sản phẩm dầu mỏ chỉ cách phần mở rộng cảng của PTSC Đình Vũ hơn 54m về phía hạ lưu. Công ty 19.9 căn cứ Nghị định số 13/2011/NĐ-CP, quy định về khoảng cách an toàn của các công trình dầu khí trên đất liền đã phản đối việc thực hiện dự án mở rộng cầu cảng của PTSC Đình Vũ vì không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 150m giữa hai công trình, đe dọa an toàn của công trình dầu khí của Công ty 19.9 (khoảng cách thực tế giữa hai công trình là hơn 54m).

Quan điểm này của Công ty 19.9 cũng đã được Bộ Công thương và một số cơ quan đồng tình. Ngày 29/5/2015, UBND Thành phố Hải Phòng đã có văn bản số 3519/UBND-CT khẳng định, vì cảng mở rộng của PTSC Đình Vũ là cảng tổng hợp nên khoảng cách với đối tượng tiếp giáp là mép cảng của Công ty 19/9 không đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu; gây nguy cơ mất an toàn đối với việc xuất nhập khẩu dầu khí của Công ty 19/9 nên không đồng ý cho PTSC Đình Vũ tiếp tục thực hiện dự án. Lẽ ra, dự án phải dừng lại ở đây vì không đủ điều kiện để thực hiện.

Dự án gây tranh cãi đã được Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh
Dự án gây tranh cãi đã được Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh

Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến của các Bộ và UBND TP Hải Phòng, Bộ GTVT đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó xác định việc thực hiện dự án mở rộng cảng PTSC Đình Vũ với mục tiêu làm cảng tổng hợp là không phù hợp. Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng cho phép Công ty PTSC Đình Vũ thực hiện mở rộng cảng phục vụ hoạt động khảo sát, thăm dò dầu khí (không làm cảng hàng hóa như dự án đã vẽ ra). 

Với lý do “chuyển đổi mục đích” của phần mở rộng cảng PTSC Đình Vũ, chỉ thực hiện mục đích là cảng dầu khí như giải trình của Bộ GTVT nên ngày 8/10/2015, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến đồng ý cho Công ty PTSC Đình Vũ thực hiện dự án. Tuy nhiên, trong văn bản gửi Bộ GTVT năm 2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng nhấn mạnh, việc thực hiện đầu tư mở rộng cầu cảng và quản lý, khai thác sử dụng cầu cảng phù hợp với  quy định về khoảng cách an toàn và các quy định khác có liên quan.

Sau đó, trong nhiều cuộc gặp với lãnh đạo UBND TP Hải Phòng, PTSC Đình Vũ đều khẳng định Thủ tướng cho phép thực hiện dự án và cho rằng, UBND TP Hải Phòng đã gây khó dễ cho doanh nghiệp. Có lẽ vì lý do này nên ngày 1/11/2016, UBND TP Hải Phòng đã ra thông báo cho doanh nghiệp thực hiện dự án với điều kiện phải đảm bảo an toàn cháy nổ. Nhưng chính việc UBND TP Hải Phòng trước không đồng ý, sau lại cho phép thực hiện dự án càng làm cho dự án trở nên gây tranh cãi hơn. 

Mặc dù ý kiến của các cơ quan chức năng có thay đổi nhưng có một thứ không hề thay đổi đó là khoảng cách từ phần mở rộng cảng của PTSC Đình Vũ với cảng nhập khẩu dầu khí của Công ty 19.9 là (hơn 54m) và quy định bắt buộc về khoảng cách giữa hai công trình là 150m vẫn giữ nguyên. Do đó, việc PTSC Đình Vũ thuyết phục được chính quyền địa phương nhưng vẫn không thể thay đổi được thực tế là phần mở rộng cảng của Công ty không đáp ứng yêu cầu bắt buộc về khoảng cách an toàn giữa các công trình dầu khí trên đất liên theo quy định tại Nghị định 13/2011/NĐ-CP nên tiếp tục bị “hàng xóm” phản đối.

Theo Luật sư Lê Văn Kiên, ĐLS Hà Nội, đã có sự giải thích không đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đối với việc triển khai dự án. Theo đó, trong văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng đã nêu rõ 2 ý. Thứ nhất, cho phép chuyển đổi từ cảng tổng hợp thành cảng dầu khí như đề xuất của Bộ GTVT. Thứ hai, dự án được triển khai và phải thực hiện các quy định về khoảng cách an toàn và các quy định có liên quan trong quá trình. Theo quy định tại Nghị định 13/2011/NĐ-CP thì khoảng cách an toàn với công trình của Công ty 19.1 tối thiểu là 150m. Như vậy, dự án của PTSC Đình Vũ vẫn không đảm bảo về khoảng cách này và việc thực hiện dự án này sẽ là trái pháp luật.

Hiện nay, cũng không ít ý kiến ủng hộ việc thực hiện dự án của PTSC Đình Vũ như ý kiến của Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng trong buổi làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và VOV, cho rằng chỉ cần PTSC áp dụng một số biện pháp bổ sung để bảo đảm an toàn cháy nổ là triển khai được. Một số ý kiến còn cho rằng, quy định về khoảng cách an toàn đã quá lạc hậu nên cần phải xem xét lại và đề nghị tiếp tục cho PTSC Đình Vũ triển khai dự án. Với các ý kiến này và nếu Công ty PTSC tiếp tục được thực hiện dự án này thì có lẽ, pháp luật đã bị giải thích theo hướng bảo vệ cho một doanh nghiệp, một “nhóm lợi ích” chứ không phải bảo vệ sự công bằng.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.