Loại trừ những hành vi tội phạm còn “ẩn nấp”

Ảnh minh họa: KT
Ảnh minh họa: KT
(PLO) - Thực tiễn đã chứng minh “không thể thực hành quyền công tố tốt nếu như không  tiến hành điều tra và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay” nên nhiều ý kiến đã tán đồng với việc Dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) - sửa đổi vừa được trình tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII qui định về thẩm quyền và tổ chức cơ quan điều tra trong VKSNDTC.
Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong 3 năm qua, từ năm 2010 tới năm 2013, số người phạm tội trong các cơ quan tư pháp, tức là người của cơ quan tư pháp thực hiện chiếm đến 10% tổng số tội phạm trong phạm vi cả nước. 
Còn theo thống kê của VKSNDTC, từ năm 2010 đến nay, Cơ quan điều tra VKSNDTC đã khởi tố 169 vụ với 206 bị can là người của các cơ quan tư pháp phạm tội trong hoạt động tư pháp, số lượng vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp được điều tra, khởi tố bằng 10% số án của cả nước.
Trao “cây gậy” điều tra để VKS làm tốt quyền công tố
Từ thực tiễn tội phạm trong hoạt động tư pháp ngày càng phức tạp và nghiêm trọng như vậy, nhiều chuyên gia đánh giá, quy định thẩm quyền và tổ chức cơ quan điều tra trong VKSNDTC sẽ tạo thêm điều kiện cho VKSND thực hiện được toàn diện, có hiệu quả vai trò công tố, đặc biệt vai trò kiểm sát các hoạt động tư pháp trong các khâu điều tra, nhất là để cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC trực tiếp điều tra các tội phạm trong hoạt động tư pháp do người của các cơ quan tư pháp thực hiện, góp phần nâng cao tính khách quan và hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm trong hoạt động tư pháp nói riêng. 
Hoàn toàn tán thành việc dành cho VKSND quyền điều tra, ông Trần Ngọc Vinh - Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng - cho rằng, qui định như vậy sẽ tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho Cơ quan điều tra của VKSNDTC thực sự phát huy được sức mạnh, là công cụ phục vụ hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND; đồng thời phục vụ đắc lực trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp. 
Từ những nhận thức thực tiễn trong hoạt động tư pháp, “có oan sai thì có “bóng dáng” của tội phạm tham nhũng”, ông Đỗ Văn Đương (Ủy ban Tư pháp của Quốc hội) thấy rằng: “Tiếp tục phải quy định cơ quan điều tra và chỉ tổ chức ở VKSNDTC thì mới đảm bảo hiệu quả trong công tác thực hành công tố và kiểm sát tư pháp”, vì “nếu VKS không có quyền điều tra mà chỉ phát hiện và kiến nghị xử lý những hoạt động vi phạm bề nổi thì sẽ không loại trừ được những hành vi tội phạm “ẩn nấp” đằng sau vi phạm đó”. 
Qua tổng kết trong hai năm rưỡi, số lượng vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp được điều tra, khởi tố bằng 10% số án của cả nước, ông Hà Công Long - Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội -  khẳng định, hoạt động điều tra của VKSND là một công cụ quan trọng trong việc đấu tranh chống tham nhũng cho hoạt động tư pháp nên “tiếp tục quy định như trong Dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) là hết sức cần thiết, không cản trở gì với vấn đề thu gọn đầu mối cơ quan điều tra, không ảnh hưởng gì đến các hoạt động điều tra khác. Không thể thực hành quyền công tố tốt nếu như không tiến hành điều tra và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay”.
“Lấp” những “khoảng trống” trong hoạt động điều tra
Không chỉ đồng tình với việc trao quyền điều tra cho VKS, ông Nguyễn Doãn Khánh - Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương - còn đề nghị nghiên cứu mở rộng thêm thẩm quyền cho Cơ quan điều tra VKSNDTC trực tiếp điều tra đối với trường hợp VKS thực hiện có dấu hiệu của sự bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc có dấu hiệu oan sai và yêu cầu điều tra bổ sung nhưng cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu của VKS, trong trường hợp này cần có sự  đồng ý của VKS. 
Trường hợp thứ hai là khi VKS có đầy đủ căn cứ để khẳng định nếu giao cho cơ quan điều tra khác thực hiện điều tra thì sẽ không đảm bảo tính khách quan, minh bạch, tính nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt người phạm tội là người thuộc cơ quan điều tra.
Ngược lại, cũng có một số ý kiến cho rằng không nên mở rộng nhiệm vụ điều tra của cơ quan điều tra VKSND, thậm chí không quy định chức năng điều tra cho VKSND vì như ý kiến của ông Chu Sơn Hà - Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội: “Nếu giao cho VKSND điều tra thực hành sẽ khó khách quan, sẽ xảy ra tình trạng vừa điều tra, vừa giữ quyền công tố”. 
Còn theo ông Phạm Hồng Phong - Phó Chánh án TAND tỉnh Hậu Giang: “Hiến pháp 2013 cũng không quy định chức năng điều tra cho VKS nên việc điều tra vụ án chỉ giao cho cơ quan công an thực hiện để phân biệt rành mạch ba giai đoạn tố tụng là điều tra, truy tố và xét xử”. 
Từ góc độ cơ quan điều tra, ông Phạm Trường Dân - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - nhận thấy: “VKSND có thẩm quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra” thì không bảo đảm nguyên tắc tố tụng hình sự và sự chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp, nên đề nghị “quy định cho rõ VKS có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra nào, không nên quy định chung chung như Dự thảo, sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng sau này khi Dự án Luật có hiệu lực thi hành”.
Việc VKSND có được quyền điều tra hay không sẽ còn phải chờ đến cuối năm nay Quốc hội biểu quyết. Tuy nhiên, phân tích sự cần thiết phải mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC, ông Nguyễn Bá Thuyền (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) nhấn mạnh, hoạt động điều tra của cơ quan điều tra cũng là để phục vụ cho chức năng công tố, giúp cho cơ quan thực hành quyền công tố đưa vụ án ra Tòa và buộc tội người phạm tội trước Tòa án. Xuất phát từ chức năng hiến định của VKS trong hoạt động tư pháp thì giao thẩm quyền điều tra cho VKS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là hoàn toàn đúng đắn. 
Bên cạnh đó, thực trạng nền tư pháp nước ta vẫn còn một số mặt hạn chế, tồn tại nên việc duy trì Cơ quan điều tra của VKS với tư cách là một cơ quan điều tra chuyên trách, độc lập để phát hiện, điều tra, xử lý khách quan và phòng ngừa có hiệu quả đối với các tội phạm này là cần thiết.

Đọc thêm

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.