Lật tẩy nguồn gốc hóa đơn “rởm” và những chiêu trò bẫy khách

Hóa đơn GTGT của công ty "ma" và hóa đơn bán hàng "rởm"
Hóa đơn GTGT của công ty "ma" và hóa đơn bán hàng "rởm"
(PLO) - Bằng những thủ đoạn cho hóa đơn vào phong bì “lén lút” đưa cho khách hàng, bán những hóa đơn của những doanh nghiệp giải thể hoặc hóa đơn của doanh nghiệp “ma”, thậm chí là những hóa đơn, cuống vé tàu, vé máy bay được tẩy xóa, in giả một cách tinh vi, tinh xảo khó phát hiện...nhằm lừa lấy tiền của các “thượng đế”.

Như Báo PLVN đã phản ánh sự việc qua bài: Vào chợ “đen” mua hóa đơn đỏ: Công khai, dễ như mua rau, một cách dễ dàng như vậy thì PV được biết, ngoài những khách hàng ở Hà Nội ra thì cũng không ít khách hàng ngoại tỉnh đến đây mua hóa đơn hoặc cuống vé về thanh toán, thông qua một số người quen mua hộ hoặc gọi điện đặt mua nếu mua nhiều lần và tạo được sự tin tưởng.

Tuy nhiên, nếu khách hàng lần đầu tiên đến đây mua cuống vé hoặc vé máy bay thì “ăn” phải vé “rởm” là chuyện bình thường. Về hóa đơn, nếu khách hàng rất cẩn thận thì sẽ tránh được việc “dính” phải hóa đơn thật nhưng không còn giá trị, hoặc hóa đơn “rởm”, nếu gặp phải hóa đơn tự in thì khách hàng chẳng biết đâu là thật hay giả. Nhiều những khách hàng biết rõ là “rởm” nhưng vẫn cố tình mua, miễn sao về thanh toán là được.

Dễ bị lừa hóa đơn “rởm”

Tìm hiểu một số đối tượng “cò” ở “chợ đen” tại khu vực Ga Hà Nội, PV được biết, một tờ hóa đơn đỏ thông thường (0% VAT) ghi giá trị thanh toán dưới 20 triệu đồng được bán với giá trên 300.000 đồng. Giá bán được nhân lên tùy theo trị giá của hóa đơn và cũng có năm bảy loại giá, giá nào cũng có thể mua được, miễn sao không quá thấp giá. Hóa đơn đỏ được phân ra rất nhiều loại, loại 5% VAT, loại 10% VAT và loại 0% VAT, tùy theo nhu cầu của người mua.

Đối tượng mua hóa đơn thì đa dạng nhưng chủ yếu thường là giới công chức, nhân viên các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp... Khách hàng tìm đến đây để mua hóa đơn đỏ chủ yếu là nhằm mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp chưa mua kịp hóa đơn tại cơ quan thuế trong khi kỳ thanh toán với khách hàng đã đến gần, nên đành phải áp dụng giải pháp tình thế là đi mua bên ngoài.

Nhiều trường hợp khác nhân viên công ty đi công tác bị mất cuống vé tàu xe, không ghi được hóa đơn ăn nghỉ, nên phải tìm mua lại để thanh toán công tác phí với cơ quan. Song cũng có doanh nghiệp mua hóa đơn VAT ngoài nhằm hợp thức hóa một số khoản chi khi giải trình với ngành thuế, để hoàn thuế hoặc giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng.

Khi mang số hóa đơn mua được ở chợ “đen” này về, PV mở phong bì ra xem thì không phải là hóa đơn GTGT mà chỉ là hóa đơn bán hàng do Cục thuế Hà Nội phát hành. Gọi lại cho người đàn ông bán hóa đơn cho PV theo số điện thoại mà “cò” này cho trước đó nói về việc mình muốn mua 1 hóa đơn GTGT chứ không phải là hóa đơn bán hàng thì nhận được câu trả lời: ‘Nếu muốn mua hóa đơn GTGT thì phải thêm 350 nghìn nữa”…
Hóa đơn bán hàng do Cục thuế Hà Nội phát hành được in giả một cách tinh vi
Hóa đơn bán hàng do Cục thuế Hà Nội phát hành được in giả một cách tinh vi 
Như vậy, không khó khăn gì để PV mua được một hóa đơn bán hàng do Cục thuế Hà Nội phát hành và một hóa đơn đỏ đủ 3 liên tại đây. Cầm trong tay các hóa đơn trên, các doanh nghiệp cung cấp hóa đơn đều là các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nhưng không biết đâu là thật đâu là giả, PV tiến hành xác minh, tìm hiểu nguồn gốc số hóa đơn trên.

PV lần theo địa chỉ ghi trên hóa đơn bán hàng trắng chưa ghi nội dung do Cục thuế Hà Nội phát hành là một cửa hàng kinh doanh vật liệu trên đường Hàm Tử Quan, quận Hoàn Kiếm. Tại đây, cửa hàng này vẫn hoạt động, ông chủ của hàng giới thiệu về thủ tục mua bán hàng có hóa đơn, thông thường của hàng bán hàng thì xuất hóa đơn bán lẻ thông thường, nếu khách hàng có nhu cầu lấy hóa đơn bán hàng do Cục thuế phát hành thì sẽ ghi.

So sánh tờ hóa đơn của PV với quyển hóa đơn của cửa hàng hoàn toàn trùng khớp, từ địa chỉ cho đến mã số thuế, trong khi đó quyển hóa đơn của của hàng chỉ còn 1/3. Ông chủ cửa hàng cho biết đây là loại hóa đơn bán hàng trực tiếp loại 5% không được hoàn thuế, nếu mua hàng thì ghi vào liên 2 tăng lên bao nhiêu tiền cũng được. Trong khi đó, cán bộ nghiệp vụ của đội cảnh sát kinh tế, công an quận Hoàn Kiếm khẳng định đó là tờ hóa đơn giả được in một cách tinh vi, nhìn khó có thể phát hiện được.

Để xác minh 3 liên hóa đơn GTGT tự in của doanh nghiệp mà PV có trong tay, đến địa chỉ doanh nghiệp ghi trên hóa đơn trên địa bàn Tây Hồ, đó là một ngôi nhà 3 tầng khang trang nằm trên đường Âu Cơ, cửa khóa im lìm, không có treo biển công ty như in trong hóa đơn, hiện tại là một biển “Cho thuê văn phòng”. PV tiếp tục vào Chi cục thuế quận Tây Hồ tìm hiểu thì được biết, doanh nghiệp ghi trên hóa đơn đúng là nằm trên địa bàn quản lý của Chi cục thuế Tây Hồ, doanh nghiệp này được thành lập ngày 21/3/2014 nhưng chưa hề kê khai thuế cũng như không thông báo phát hành hóa đơn. Hiện tại, cơ quan thuế đang ra thông báo doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh đối với doanh nghiệp này.
Trụ sở doanh nghiệp ghi trong hóa đơn GTGT, hiện tại chỉ là ngôi nhà trống và đang treo biển cho thuê văn phòng.
Trụ sở doanh nghiệp ghi trong hóa đơn GTGT, hiện tại chỉ là ngôi nhà trống và đang treo biển cho thuê văn phòng. 

Cũng theo quy định tại thông tư 219 của Bộ Tài chính. Theo đó, các DN mới thành lập từ năm 2014 phải có tài sản cố định từ 1 tỉ đồng trở lên (trừ ôtô dưới chín chỗ) mới được kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Những DN mới thành lập không đủ điều kiện buộc phải kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp. Trong khi doanh nghiệp này thành lập từ cuối tháng 3/2014, vậy trong suốt hơn 3 tháng (tính đến thời điểm PV mua hóa đơn là đầu tháng 7/2014) doanh nghiệp này tồn tại và tự in hóa đơn rồi bán bao nhiêu quyển hóa một cách công khai mà không một cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện? Phải chăng quá dễ để thành lập một doanh nghiệp “mua bán” hóa đơn?

Hé mở sự thật của “cò” hóa đơn

Sau nhiều ngày thâm nhập và tìm hiểu hoạt động của chợ “đen” này, Pv lân la với một số “cò” tại đây và được biết rõ về “xuất xứ” của những loại hóa đơn, cuống vé tàu hay vé máy bay, được “xuất khẩu” từ đây.

Thực chất, các đối tượng “cò” ở đây chỉ là một khâu “trung gian” môi giới và bán các loại hóa đơn và cuống vé nói trên. Đối với cuống vé tàu bán ra để về thanh toán thì thật cũng có, giả cũng có. Bởi lẽ, các “cò” ở đây có các đối tượng hàng ngày chuyên “lượn lờ” ở các khu vực ra vào cổng ga và trong ga Hà Nội để “thu mua” các cuống vé của hành khách đi tầu khi không còn sử dụng với giá 5-7 nghìn đồng, hầu như người đi tàu cho không chứ không lấy tiền hoăc vứt đi, các đối tượng ở đây thu nhặt và gom lại sau đó bán lại hoặc chuyển cho các “cò”. Các “cò” ở chợ này bắt đầu phân loại vé ra theo từng ngày, khi có khách mua cuống vé về để thanh toán, nếu khách yêu cầu mua cuống vé đúng ngày đi và về mà các “cò” có trong tay thì là vé thật, còn không đúng ngày thì phải đặt tiền chờ hôm khác đến lấy, tất nhiên là chờ “cò” đặt in vé “rởm” từ nơi khác.

Vé máy bay thì hoàn toàn là vé giả, khách có nhu cầu sẽ phải đặt tiền , ghi lại họ tên, số CMND sau đó hẹn thời gian đến lấy. Những cuống vé tàu và vé máy bay được các “cò” hẹn như vậy, sẽ  được “cò” chuyển đến một “ bộ phận” “ở trên” khác để tẩy xóa và in ra một chiếc vé theo yêu cầu của khách hàng. “Những vé đấy được in ra là “rởm” hết chứ làm sao mà in và mua được từ các cơ quan bán vé tàu hay công ty hàng không, người ta in ra khó mà phát hiện được là “rởm”. Còn hóa đơn tôi sẽ lấy cho cái “xịn” của công ty đàng hoàng nhưng công ty nó còn “sống” hay “chết” hay như thế nào thì không cần biết. Đảm bảo, tra trên mạng là công ty còn sống. Nếu muốn đàng hoàng thì vào cơ quan nhà nước mà mua ”. Một “cò” cho biết.
Hóa đơn GTGT của doanh nghiệp "ma" và hóa đơn bán hàng "rởm"
 Hóa đơn GTGT của doanh nghiệp "ma" và hóa đơn bán hàng "rởm"
Tuy nhiên, một “cò” khác “thổ lộ” bí mật: “Các công ty làm ăn đàng hoàng thì chẳng dám xuất hóa đơn khống như thế, muốn xuất hóa đơn thì phải có hợp đồng giao dịch.. Hóa đơn được in ra theo yêu cầu của khách hàng, thanh toán được là được rồi. Ở đây chẳng có cái hóa đơn nào là “xịn” cả, kể cả những hóa đơn của Cục thuế hay Bộ tài chính đều là “rởm” hết. Các hóa đơn ở đây được in ra chuẩn “nét” thanh toán “ngon lành”. Chuyện “in” và “lo lót” “làm luật” là do các “chủ” ở trên, chứ anh em ở đây chỉ “cò mồi” kiếm dăm ba chục mỗi hóa đơn.”./.
Còn nữa...

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.