Lão nông lặng lẽ làm việc thiện, dặn người thân 'hiến xác, hiến tạng'

Ông Phùng Văn Hinh – người đàn ông suốt một đời lặng lẽ làm việc thiện
Ông Phùng Văn Hinh – người đàn ông suốt một đời lặng lẽ làm việc thiện
(PLVN) - Trước khi trút hơi thở cuối cùng, lão nông Phùng Văn Hinh (69 tuổi, quê Đồng Nai) dặn dò người thân nhất định phải thực hiện di nguyện hiến xác, hiến tạng của ông. Sự ra đi của ông Hinh khiến nhiều người xót thương bởi ở Đồng Nai không ai còn lạ lẫm với một lão nông đôn hậu, suốt cả cuộc đời gắn liền với công việc làm thiện nguyện. 

Viết thư dán khắp nhà về ước mơ hiến tạng

Đã hơn 1 năm kể từ ngày ông Hinh ra đi, bà Lê Thị Không (vợ ông) vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau vì sự ra đi đột ngột của chồng. Hướng đôi mắt đượm buồn nhìn lên bàn thờ của ông Hinh, bà nói: “Điều khiến tôi buồn và hối tiếc nhất là việc ông ấy ra đi quá đột ngột. Hôm đấy là vào chiều ngày 23/5/2018, ông ấy đang ngồi ở nhà xem tivi với tôi thì bảo qua nhà bạn chơi rồi bàn chút việc. Thế rồi ông ấy bất ngờ bị đột quỵ vậy là ông ấy đi luôn chẳng về với mẹ con tôi nữa”.

Nói về ý nguyện hiến tạng, hiến xác cứu người của chồng mình, bà Không nói rằng, đó là mong muốn đã có từ rất lâu của ông. Từ cách đây 10 năm ông Hinh đã làm đơn hiến xác, còn việc đăng kí hiến tạng được ông thực hiện chỉ vài tháng trước khi mất. Để thực hiện được ý nguyện mong muốn hiến tạng cứu người ông Hinh đã phải trải qua một quãng thời gian dài thuyết phục vợ và 7 người con của ông. 

Trước khi rơi vào hôn mê và ra đi câu nói cuối cùng của ông với vợ mình cũng là: “Bà và các con hãy thực hiện ước nguyện hiến xác cho tôi nhé”. Thậm chí, khi còn sống ông còn viết giấy và dán quanh nhà vì sợ vợ con quên. 

Bà Không cho biết, ngay khi được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh), các bác sĩ chẩn đoán ông Hinh sẽ đi trong vòng 24 giờ tới. Nhận được thông báo, bà cùng các con nén nỗi đau thông báo với bệnh viện về ý nguyện hiến xác và hiến tạng của ông. Khi này, ông đã 68 tuổi, vượt quá hạn tuổi so với quy định về người hiến tạng tại Việt Nam. Quy định chỉ được nhận người hiến tối đa 60 tuổi. 

Sau khi Bệnh viện Chợ Rẫy kiểm tra xác nhận thông tin ông có đăng ký hiến tạng, ngày 25/5/2018, các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật nhận tạng từ ông Phùng Văn Hinh. Bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật tiếp nhận những bộ phận hiến từ cơ thể ông gồm: 1 giác mạc phải, 1 quả tim và 2 quả thận. 

Giáo sư Trần Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Niệu Thận học TP.HCM, cố vấn cho ca ghép thận này cho biết, đây là trường hợp thứ 3 ghép thận từ người cho tim ngừng đập tại BV Chợ Rẫy nói riêng và Việt Nam nói chung. So với ghép thận từ người cho chết não, ghép ở người cho tim ngừng đập khó khăn và phức tạp hơn vì không có thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, nhờ có nhiều kinh nghiệm nên ở trường hợp của ông Hinh, ông là trường hợp thứ 3 tại Việt Nam hiến nội tạng khi tim ngừng đập, kể từ lần đầu tiên vào năm 2015.

Nhờ nguồn tạng của ông Hinh nhiều cuộc đời đã được hồi sinh
Nhờ nguồn tạng của ông Hinh nhiều cuộc đời đã được hồi sinh

Các bác sĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy chỉ mất 17 phút để kịp phẫu thuật cứu 2 quả thận của ông. Lúc này, từ chết não, ông Hinh rơi vào tình trạng tim ngừng đập; không còn kịp để làm bất cứ các xét nghiệm cần thiết để thuận tiện trong việc tìm người nhận phù hợp như những ca trước đây.

Nhưng may mắn 2 quả thận của ông Hưng đã ghép thành công cho 2 người bị suy thận mãn. Còn về ý nguyện hiến xác cho y học, bộ phận tiếp nhận xác hiến của Bệnh viện Chợ Rẫy trân trọng cảm ơn gia đình và cho biết hiện bệnh viện không thể tiếp nhận xác hiến của ông vì không còn chỗ.

Lão nông cả đời làm thiện nguyện

Nhiều người trong xã, trong huyện biết đến ông Hinh, bởi khi còn sống lão nông chân chất này bởi khi còn sống ông luôn hết mình với công tác từ thiện. Dù cho kinh tế gia đình ông không khá giả nhưng ông vẫn luôn lặng lẽ làm việc thiện mỗi khi có thể. 

Căn nhà nhỏ của ông Phùng Văn Hinh ở quốc lộ 20, đoạn qua ấp 4, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, Đồng Nai, hơn chục năm nay luôn treo tấm biển “Điểm hỗ trợ quan tài cho hộ nghèo & hoàn cảnh khó khăn. Chương trình Mổ mắt từ thiện. Tình nguyện hiến máu cứu người”. Đây là nơi mà ông Hinh dùng để làm việc thiện nguyện. 

Nhà thơ Phùng Hiệu (con trai cả ông Hinh) chia sẻ, từ cách đây 35 năm cha anh bắt đã đầu làm việc thiện. Ông thường xuyên hỗ trợ mua quan tài, đất chôn cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người thân cô thế cô. Đặc biệt, những trường hợp bị tai nạn giao thông, chết đường ông cũng không ngần ngại cứu giúp.

Công việc thiện nguyện của ông Hinh bắt đầu từ năm 1983, hỗ trợ những người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu. Người nhẹ ông giúp băng bó, ai nặng ông dùng xe đưa tới trung tâm y tế huyện Định Quán. Đến nỗi tất cả các y bác sĩ ở đây đã quen mặt ông Hinh.

Tấm biển đăng Thông tin điểm giúp đỡ của ông Phùng Văn Hinh
Tấm biển đăng Thông tin điểm giúp đỡ của ông Phùng Văn Hinh 

Thường xuyên lui tới trạm y tế, bệnh viện, chứng kiến cảnh y bác sĩ cứu chữa người bị nạn, phải thường xuyên đối mặt với việc thiếu máu truyền cho người bệnh, ông Hinh nghĩ ngay tới việc hiến máu nhân đạo. Suốt nhiều năm sau đó, ông Hinh đã 50 lần tham gia hiến máu.

Ông từng là gương điển hình về hiến máu cứu người được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vinh danh. Nhưng khi ông 60 tuổi, vì độ tuổi không cho phép được hiến máu, ông lại đi vận động những người trẻ tham gia hiến máu. Rất nhiều người đã được cứu sống bởi từ những giọt máu nhân đạo đó.

Công việc thiện nguyện của ông đều bắt đầu từ những câu chuyện thương tâm mà ông Hinh gặp trong đời. Theo lời anh Hiệu, cách đây nhiều năm, trong một lần đi trên sông La Ngà, cha anh nghe tiếng khóc của cô gái trẻ. Sau đó ông xuống hỏi thăm thì mới biết gia đình họ chỉ có hai mẹ con, người mẹ già qua đời nhưng không đủ tiền mua quan tài, không có đất chôn.

Lúc đó, chẳng ngần ngại ông Hinh về tìm vợ, đề cập chuyện giúp đỡ gia đình cô gái và được vợ đồng ý. Nhưng do không đủ tiền, hai vợ chồng ông Hinh đã bán đi chỗ hạt tiêu vừa thu, cùng chiếc ti vi – tài sản quý nhất trong nhà lúc đó. Sau đó, ông bà mua giúp cho mẹ cô gái chiếc quan tài cùng miếng đất để cô chôn cất mẹ.

Từ câu chuyện của hai mẹ con cô gái đó, ông Hinh biết những gia đình sống trên thuyền ở sông La Ngà thường không có đất chôn, không có tiền mua quan tài, nên mỗi khi họ có người mất, ông lại tìm tới các trại hòm đặt vấn đề giảm 1 nửa số tiền, nửa còn lại ông và mọi người sẽ giúp.

“Cuộc đời cha tôi sinh ra là để là từ thiện, mà những việc thiện không giống ai. Ông dùng toàn bộ số tiền buôn bán, tích góp, con cái cho để giúp đỡ người khác”, anh Phùng Hiệu chia sẻ.

Ngày ông mất có rất nhiều người lạ từ khắp nơi về thăm viếng. Hầu hết họ là những người đã từng được ông Hinh cứu giúp, cũng có người vì nghe tiếng ông mà ghé tới hỏi thăm. Sau khi cha mất, anh Hiệu và người em quyết định hiến tạng cứu người như việc thiện mà cha anh đã làm.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.