Làng hoa Nhật Tân kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ chụp ảnh Tết

Bên cạnh các bạn trẻ cũng có nhiều gia đình tới chụp ảnh.
Bên cạnh các bạn trẻ cũng có nhiều gia đình tới chụp ảnh.
(PLO) - Những ngày đầu năm mới này, làng hoa đào Nhật Tân (Tây Hồ – Hà Nội) thu hút hàng nghìn người tới chụp ảnh, du xuân.

Năm nay do thời tiết ấm áp, đào tại vườn hoa Nhật Tân nở khá sớm khiến người trồng không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, bù lại, nhờ sắc hoa ngập tràn rực rỡ, dịch vụ chụp ảnh Tết phát triển mạnh. 

Dịch vụ này được các chủ vườn phục vụ từ A đến Z gồm nhiều công đoạn để đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của người dân. Đa số khách tới chụp ảnh là người trẻ. Ngoài ra còn có các gia đình, cặp đôi… 

Làng đào Nhật Tân thu hút hàng nghìn người tới chụp ảnh đón Tết.
Làng đào Nhật Tân thu hút hàng nghìn người tới chụp ảnh đón Tết.

Những chủ vườn nơi đây như Phương Linh, Bách Nhật Hiệp Vụ đã đầu tư, quy hoạch những vườn hoa cúc, hoa bướm, violet, thược dược, đào… cùng các phụ kiện trang trí trong vườn như: xích đu, bàn ghế, khung trái tim, cối xay gió và cả những cây đào, hoa anh đào giả nhiều màu sắc tạo thành địa điểm chụp ảnh hấp dẫn.

Vé vào cổng có sự chênh lệch giữa các vườn đào tùy vào diện tích vườn, số lượng hoa đã nở, có bao nhiêu loại hoa… dao động từ khoảng 50.000 đồng/người tới 80.000 đồng/người. Khách chụp ảnh không chỉ được tạo dáng bên hoa đào mà còn được chụp với khá nhiều các loại hoa khác như cúc họa mi, cẩm tú cầu… Sâu bên trong còn là phim trường với nhiều hoạt cảnh khác như nhà thờ, đài phun nước…

Dịch vụ chụp ảnh Tết với các gói dịch vụ bao gồm: trang điểm, làm tóc, trang phục…
Dịch vụ chụp ảnh Tết với các gói dịch vụ bao gồm: trang điểm, làm tóc, trang phục…

Tại một số vườn còn có thêm các gói dịch vụ bao gồm: thuê thợ chụp ảnh, trang điểm, làm tóc, trang phục… có giá dao động từ khoảng 390.000/đồng tới hàng triệu đồng tùy theo chất lượng từ thấp đến cao. Nếu chỉ thuê trang phục, giá mỗi bộ áo dài truyền thống Việt hoặc áo truyền thống của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc có giá từ khoảng 100.000 đồng/bộ tới 180.000 đồng/bộ. 

Đa dạng các loại áo dài để khách lựa chọn.
Đa dạng các loại áo dài để khách lựa chọn.

Bên cạnh đó các chủ vườn còn tận dụng bán thêm cả đồ ăn và đồ uống, giá cả khá đắt đỏ, gấp đôi so với hàng quán ở ngoài. Các vườn đào đang được ưa chuộng là Hiệp Vụ, Phương Linh…

Chị T.H (vườn đào Hiệp Vụ) cho biết: “Người ta tới chụp ảnh đông lắm, mỗi ngày nhà chúng tôi phải có đến hàng trăm người. Đào nở sớm quá may mà còn có thể kinh doanh được việc chụp ảnh này”.

Người đến chụp ảnh hầu hết là giới trẻ với những bộ áo dài Việt truyền thống.
Người đến chụp ảnh hầu hết là giới trẻ với những bộ áo dài Việt truyền thống.

Thu nhập ổn định, không quá vất vả nên ngày càng nhiều hộ trồng hoa chuyển sang đầu tư dịch vụ cho thuê địa điểm chụp ảnh. Trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay thì hướng đi mới cho một làng hoa như Nhật Tân, Quảng Bá rất đáng khuyến khích, mở rộng.

Tuy nhiên, nếu người người, nhà nhà đua nhau nở rộ dịch vụ này một cách tự phát thì làng hoa đào Nhật Tân, Quảng Bá e rằng khó giữ được nét đẹp của làng hoa xưa... Chính vì thế, cần có sự định hướng, quy hoạch để vừa bảo tồn nghề trồng đào nổi tiếng vừa tạo điều kiện để các hộ dân phát triển kinh doanh làm lợi kinh tế cho bản thân và địa phương.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.