Lang Biang- Khu bảo tồn sinh quyển tuyệt vời của thế giới

Dưới chân núi Lang Biang
Dưới chân núi Lang Biang
(PLO) - Sau khi Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO họp ở Paris công nhận Lang Biang là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới, tháng 6/2015 chúng tôi quyết định trở lại thăm vùng núi rừng hùng vĩ và kỳ thú bậc nhất khu vực Tây Nguyên này…
Một vùng non nước hữu tình
Với diện tích 275.439ha, Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang bao gồm vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với lõi là Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông (Lâm Đồng), cách thành phố Đà Lạt chừng 50km. 
Đây là 1 trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam, giá trị của nó mang tính toàn cầu. Các nhà khoa học đã ghi nhận khu vực này có 153 loài động thực vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 154 loài có tên trong Danh Lục Đỏ IUCN. 
Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) xác định đây là khu vực ưu tiên bảo tồn số 1 (Khu vực SA3) trong Chương trình bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn của Việt Nam.
Vượt hàng chục cây số, chiếc xe U oát chở chúng tôi vào Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup- Núi Bà. Một khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, hoang dã với những tán rừng cây, tầng tầng, lớp lớp, ẩn trong sương khói; tiếng chim hót líu lo quyện thành vòng, thành chuổi hòa với tiếng gió ngàn réo rắc, tiếng thác đổ, khiến chúng tôi tưởng như mình đang lạc vào thế giới bồng lai, tiên cảnh. 
Khu sinh quyển Lang Biang
Khu sinh quyển Lang Biang
VGQ Bidoup Núi Bà được thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ với  diện tích 64.800 ha; trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:  28.731 ha; phân khu phục hồi sinh thái: 36.059 ha; phân khu dịch vụ, hành chính: 10 ha. 
Vườn được giao nhiệm vụ bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và và các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm gắn kết với các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên kế cận, để tạo thành một vùng thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây nguyên và vùng Nam Trung bộ; phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa nước ở hạ lưu nhằm phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng, vùng Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải cực Nam Trung bộ; bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên.
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 9 chương trình hoạt động của VQG Bidoup- Núi Bà gồm: Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; Chương trình phục hồi sinh thái rừng; Chương trình phòng cháy chữa cháy rừng; Chương trình nghiên cứu khoa học; Chương trình phát triển du lịch sinh thái; Chương trình tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn vùng đệm; Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật; Chương trình hợp tác quốc tế. Hiện nay Vườn có 66 cán bộ công nhân viên, trong đó có 41 kiểm lâm viên.
Du khách đến với VQG Bidoup Núi Bà
Du khách đến với VQG Bidoup Núi Bà
Tâm sự của người 
trong cuộc
Trò chuyện với chúng tôi, Giám đốc VQG Bidoup – Núi Bà vui vẻ cho biết: Đây là một trong 28 VQG nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới. Hiện nay Vườn có chủ yếu là rừng nguyên sinh với 1.468 loài thực vật khác nhau có mặt ở đây; trong đó có 62 loài thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam năm 2000. 
Về động vật thì có 52 loài (chiếm 25% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong danh mục các loài động vật quý hiếm như: Cu li nhỏ, voọc vá chân đen, vượn đen má hung, gấu chó, gấu ngựa, báo lửa, voi, sói lửa, bò tót, trâu rừng, sơn dương, hổ… cần được bảo vệ  nghiêm ngặt theo Nghị định số 48/2000/NĐ-CP của Chính phủ và Quy ước của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN). VQG Bidoup- Núi Bà còn là “vương quốc” của các loài lan rừng với trên 250 loài phong lan quý hiếm đang hiện hữu.
Mẹ con vượn trong VQG Bidoup Núi Bà
Mẹ con vượn trong VQG Bidoup Núi Bà
Trao đổi với báo chí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng- Phạm S kể: Tại kỳ họp lần thứ 27 Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO được tổ chức ở Paris (Cộng hòa Pháp) để xem xét, công nhận các Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQTG) diễn ra từ ngày 8/6 đến 12/6/2015 có 250 đại biểu đến từ 120 nước, gồm 24 nước thành viên, các nước quan sát viên (trong đó có Việt Nam) và các tổ chức quốc tế. 
Tổng số hồ sơ đề cử để xét KDTSQ năm 2015 là 25 bộ. Kết thúc phần giới thiệu hồ sơ KDTSQ Lang Biang, chủ trì Hội nghị hỏi toàn thể các đại biểu tham dự ai có ý kiến phản đối, tất cả đều không có ý kiến nào. Ngài Chủ tịch Sergio Guevara đã gõ búa công nhận KDTSQTG Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng của Việt Nam. Lúc này là 16 giờ 15 phút giờ Paris, tức 21 giờ 15 phút giờ Hà Nội, ngày 9/6. Tiếng búa gõ vừa dứt, đoàn Việt Nam đã vỗ tay vui mừng hô vang: Lang Biang! Lang Biang!..và căng quốc kỳ Việt Nam giữa không gian trang trọng, thiêng liêng của Hội nghị. 
Đại diện đoàn Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng- TS Phạm S đã phát biểu ý kiến cảm ơn, đồng thời đưa ra kế hoạch cơ bản thể hiện cam kết phát triển bền vững của địa phương, theo phương châm “Bảo tồn cho phát triển, phát triển để bảo tồn”. 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vấn đề mà địa phương quan tâm nhất hiện nay là cần đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh KDTSQTG Lang Biang nhằm hướng đến những hoạt động tích cực và khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch, dịch vụ. Chính quyền địa phương sẽ sớm cho thành lập Ban quản lý KDTSQ với sự tham gia của các bên liên quan và hoạt động theo hướng dẫn của Ủy ban Con người và Sinh quyển Việt Nam. 
Đồng thời, sẽ xây dựng kế hoạch quản lý, điều hành theo hướng tiếp cận đa ngành. Tiếp nữa là thiết lập và duy trì diễn đàn quản lý nhằm quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến bảo tồn và phát triển KDTSQ. 
Năm 2015, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản đã được chấp thuận, giúp UBND tỉnh Lâm Đồng trong việc thiết lập cơ chế quản lý KDTSQ. Nhân dịp Festval hoa vào cuối năm nay, tỉnh sẽ tổ chức lễ công bố và hội thảo khoa học quốc tế về KDTSQTG Lang Biang.
Thiết nghĩ,với những nỗ lực vượt bậc của chính quyền và nhân dân Lâm Đồng trong việc  giữ gìn núi rừng Lang Biang thời gian qua và hiện nay, cùng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, KDTSQTG Lang Biang chắc chắn sẽ được bảo tồn và phát triển, nhằm giữ mãi màu xanh cho Tây Nguyên và nguồn gen quý hiếm cho thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.