Làm sao để nông sản Việt tiến sâu vào thị trường Trung Quốc?

Dư địa xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc vẫn còn lớn.
(Ảnh minh họa)
Dư địa xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc vẫn còn lớn. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng, nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa tìm ra phương cách để chiếm lĩnh thị trường rộng lớn này. 

Cán cân thương mại bị lệch khá lớn 

Theo Bộ Công Thương, hiện Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán cũng như vị trí địa lý thuận lợi, thị trường Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với Việt Nam.

Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh như: hàng nông lâm sản gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, chè, rau quả nhiệt đới; hàng thủy sản tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá da trơn đông lạnh và cá da trơn phi lê đông lạnh…

Thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2015, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 66,6 tỷ USD, nhưng xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 17,1 tỷ USD, trong khi nhập khẩu lên tới con số 49,5 tỷ USD, cán cân thương mại bị lệch khá lớn. 

Theo Bộ quản lý về thương mại, Trung Quốc đang tỏ ra tận dụng khá tốt thị trường của Việt Nam trong khi các nhà xuất khẩu Việt Nam lại chưa tìm ra phương cách hữu hiệu để chiếm lĩnh thị trường to lớn này. Chính sách thuế quan, quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch của nước bạn và sự thiếu hiểu biết của các nhà sản xuất, xuất khẩu trong nước đang được cho là nguyên nhân cản trở các nhà xuất khẩu Việt Nam xâm nhập sâu thị trường này. 

Đấu pháp nào “sân khách”?

Theo ông Đào Việt Anh, Trưởng Đại diện Văn phòng Xúc Tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương tại Trùng Khánh, đặc trưng quan hệ thương mại Việt - Trung là có vị trí địa lý thuận lợi với đường biên giới trên bộ dài 1406 km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây nên vận tải hàng hóa tiện lợi, tiết giảm được nhiều chi phí. 

Ngoài ra, tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu kinh tế rất rõ như: Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng nông thủy sản nhiệt đới của Việt Nam và xuất khẩu các sản phẩm máy móc công nghiệp phù hợp với nhu cầu và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam. 

Theo vị này, đặc trưng của thị trường Trung Quốc là văn hóa tiêu dùng và nhu cầu đối với các sản phẩm nông thủy sản rất đa dạng. 32 tỉnh,thành của nước bạn đều có nhu cầu khác nhau đói với từng loại sản phẩm cụ thể nên muốn thâm nhập sâu thị trường này thì cần phải có những định hướng chiến lược cho từng ngành hàng đối với từng vùng miền của nước bạn. 

Cụ thể, với mặt hàng gạo nên quan tâm tới thị trường của các tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Chiết Giang vì các tỉnh này có nhu cầu lớn đối với cả gạo cao cấp và gạo phổ thông dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.

Với sắn và các sản phẩm sắn cần tập trung khai thác, nâng cao thị phần tại Quảng Tây, Vân Nam nhằm tận dụng ưu thế vị trí địa lý, chi phí vận chuyển và sự linh hoạt của phương thức thương mại biên giới. Bên cạnh đó, cần tập trung thâm nhập, khai thác thị trường khu vực miền Đông, trong đó có tỉnh Giang Tô với cửa khẩu Trấn Giang, nơi thông quan mặt hàng sắn lát khô nhiều nhất Trung Quốc. 

Cũng theo đại diện Văn phòng xúc tiến thương mại tại Trung Quốc, khu vực Tây Nam bảo gồm cả Quảng Tây và Vân Nam và miền Trung, Trung Quốc là các địa phương không có ngành sản xuất giày dép thông thường và yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm không quá cao, do vậy các sản phẩm giày dép Việt sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường khi được tập trung thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực các thị trường này. 

Đối với mặt hàng thủy sản, ông Anh cho biết, hiện mặt hàng này được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường khu vực miền Đông như: Thượng Hải (đường hàng không), Chiết Giang (đường biển) và Quảng Tây (đường bộ). Do vậy đây cũng là các thị trường chúng ta cần duy trì thị phần. Ngoài ra, Vân Nam cũng là địa phương có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thủy sản lớn. Tuy nhiên, do khó khăn về khâu vận chuyển và thời gian thông quan nên Việt Nam chưa khai thác được hiệu quả thị trường này. 

Để khai thác thị trường Trung Quốc hiệu quả, ông Đào Việt Anh lưu ý các DN cần thông qua hệ thống Thương vụ, chi nhánh Thương vụ và Văn phòng xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương đặt tại Trung Quốc cũng như cơ quan thương vụ của Trung Quốc đặt tại Việt Nam để tìm kiếm các đối tác phù hợp và có uy tín tại Trung Quốc. 

Ngoài ra, cần xác minh thực lực và uy tín của các DN Trung Quốc nhất là các đối tác được tìm kiếm qua hình thức internet. Mọi giao dịch đều phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo thông lệ thương mại quốc tế với các điều khoản về giao dịch và giải quyết tranh chấp được thống nhất chặt chẽ và có tính ràng buộc cao. 

“Nên có sự tìm hiểu về các quy định xuất nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc đối với các hàng hóa mà DN có kế hoạch hợp tác, giao dịch với đối tác Trung Quốc nhất là những sản phẩm như thực phẩm, nông sản, thủy sản vì đây là những sản phẩm chịu sự kiểm soát ngặt nghèo về vấn đề kiểm dịch”, ông Anh khuyến cáo.  

Cán cân thương mại tiếp tục mất cân bằng

Trong năm nay, thống kê của Hải quan Trung Quốc, tính đến hết tháng 7, tổng kim ngạch thương mại song phương 2 nước đã đạt 52,26 tỷ USD, trong đó Trung Quốc tiếp tục ở thế “thượng phong” khi xuất khẩu sang Việt Nam đạt 33,52 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam chỉ đạt 18,74 tỷ USD, xuất siêu của Trung Quốc lên tới 14,78 tỷ USD. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.