Lâm Hào – Từ thợ điện trở thành “vua” chế tạo guitar điện của Việt Nam

"Thợ đàn" Lâm Hào thời trẻ (ảnh tư liệu).
"Thợ đàn" Lâm Hào thời trẻ (ảnh tư liệu).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước năm 1975 tại Sài Gòn, để sở hữu được cây guitar điện chính hãng như Fender, Gibson sẽ rất khó, vì phải nhập hàng từ Mỹ và giá khá đắt đỏ. Đúng lúc ấy Lâm Hào - một nhân tài sản xuất guitar điện xuất hiện. Mọi nhu cầu của nhạc công, nhạc sĩ chuyên nghiệp thời ấy gần như được ông đáp ứng từ đầu tới cuối.

“Thợ điện” chuyển sang là “thợ đàn”

Trước những năm 1960, có thể nói ở Việt Nam chưa có khái niệm nhạc trẻ, dù đã có những thanh niên, thường là giới khá giả, tập họp nhau lại để chơi nhạc giải trí, hoặc tự chơi cho các party gia đình, vì giai đoạn này, vũ trường đang bị cấm. Nhạc trẻ miền Nam chính thức hoạt động công khai sau ngày đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm (1/11/1963), bởi ngay sau đó, lệnh cấm khiêu vũ và vũ trường bị bãi bỏ. 

Từ đầu thập niên 1960, làn sóng rock‘n’roll (với đại diện là Elvis Presley) và “sự xâm lược của làng nhạc Anh” (đại diện là The Beatles) với thành phần gồm ba guitar điện cộng dàn trống, vừa đàn vừa hát đã làm lu mờ phong cách biểu diễn cũ gồm dàn nhạc kèn trống đệm cho một ca sĩ hát, một làn sóng trên khắp thế giới, lan đến cả Sài Gòn. Chính trong giai đoạn sôi động này, nhu cầu đàn guitar điện và nhạc cụ điện tử leo thang, trong khi việc nhập khẩu rất hạn chế, lại đắt đỏ, Lâm Hào đã xuất hiện đúng lúc và gặt hái thành công. 

Là người Việt gốc Hoa, xuất thân ở Chợ Lớn, tính tình dễ thương, sống uy tín, Lâm Hào có tiệm đàn ở số 142 đường Triệu Quang Phục.… Theo bút tích của Hoàng Hựu Tân đề tặng phía sau các bức ảnh chụp từ năm 1962, Lâm Hào còn có tên hiệu là Lâm Nãi Hào. Theo bản sao thẻ căn cước cấp lần hai ngày 17/9/1970, Lâm Hào có tên Lâm Lục Đê, sinh năm 1933 tại Chợ Lớn, cha tên Lâm Kinh, mẹ tên Tô Mai. Lúc làm căn cước, ông cao 181cm, nặng 61kg. 

Vốn là một thợ điện tự học về điện tử, ông đã bỏ tiền ra mua cây Fender Telecaster (giá tương đương một năm lương công chức) “giải phẫu” để nghiên cứu nguyên lý và cấu tạo từng chi tiết. Rất nhanh chóng, chỉ chừng một năm sau là ông đã chế tạo thành công cây guitar điện đầu tiên, nền tảng kỹ thuật và âm thanh là cây Fender Telecaster; thân đàn và cần đàn Lâm Hào giao cho Anh Tiếp, một nghệ nhân làm mộc ở xóm đờn Tôn Đản quận 4 đóng.

“Vua nhạc trẻ” Trường Kỳ cũng kể rằng: “Một ngày nọ, một người Mỹ xách cây đàn guitar Fender và ampli chính hiệu đến một tiệm đàn tuốt trong Chợ Lớn để nhờ sửa. Nhân cơ hội bằng vàng này, người chủ tiệm đàn ghi lại tất cả sơ đồ cấu tạo của cây đàn và ampli để nghiên cứu. Một thời gian sau, anh thợ sửa đàn mang tên Lâm Hào đã tung ra thị trường cây đàn guitar điện đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam, rập theo cây đàn hiệu Fender. Từ đó tiệm của anh trở thành nơi cung cấp đàn guitar điện và ampli cho những ban nhạc chuyên nghiệp cũng như tài tử vì giá cây đàn tại tiệm này chỉ bằng 1/3 đàn hiệu Fender, Hofner hay Gibson”.

Năm 1965 – 1966, Lâm Hào phải làm việc ngày đêm mới đủ thỏa mãn nhu cầu của giới chơi nhạc trẻ. Theo nhiều nhạc sĩ, những đại nhạc hội lớn Ban tổ chức thường mời Lâm Hào thiết kế âm thanh, mà gần như phần lớn guitar điện và nhiều nhạc cụ khác như ampli, echo là do chính ông chế tạo, tiếng đàn guitar của Lâm Hào sản xuất nghe rất hay, độ ngân dài, tiếng treble tinh tế.

Về nhạc cụ Lâm Hào, nhạc sĩ Trần Thạnh phân tích: Cần gạt của cây đàn Fender Stratocaster cho ra 5 âm sắc, còn Fender Telecaster cho 3 âm sắc, trong khi đàn Lâm Hào cho ra 7 âm sắc, là một sự pha trộn tuyệt vời; đặc biệt chỉ 3 nút gạt nhưng cho ra nhiều âm sắc mạnh mẽ, cao thấp linh hoạt, tiếng trong veo như pha lê. Thùng đàn mỏng hơn, thân gọn, phù hợp với vóc dáng người Á châu. Ampli cũng chẳng thua kém, phần lớn linh kiện chính là tự chế tại nhà, một số phụ kiện phải nhập… nhưng nếu đánh với loa tốt của Anh thì số dzách, càng chơi lâu càng sắc cạnh. Dân chơi rock 'n' roll thời bấy giờ mà có cặp đàn và ampli của Lâm Hào là tha hồ tung hành.

Tên tuổi xứng đáng được lưu danh

Gần như đáp ứng 100% nhu cầu của nhạc công và nhạc sĩ chuyên nghiệp tại Sài Gòn trước 1975 vì đàn do ông chế tạo có chất lượng, nhưng giá thành khá rẻ, chỉ bằng khoảng một phần mười giá của đàn nhập nên có thể nói, những đóng góp của Lâm Hào cho “nhạc trẻ Việt Nam” thật khó phủ nhận.

Có thể kể một ban nhạc tiền phong của nhạc trẻ Việt Nam là Hợp ca Thời Đại của anh em Dương Quang Định, Dương Quang Minh, Châu Nhi và tay trống Phùng Trọng, họ khá gắn bó với nhạc cụ của Lâm Hào. Những tên tuổi nổi tiếng thời bấy giờ (1963-1965) như Văn Trò, Jacques, Đức Huy, Văn Thái, Liêm “râu”, Thúy Ái, Hùng Tàu, Tiến Chỉnh, Nhơn “Bass”, Ngọc Tùng (ban The Black Caps)… cũng thành danh với nhạc cụ Lâm Hào. Sau này, một số người đã thành nhà nghề, đã đủ tài chính thì mới bắt đầu mua các nhạc cụ ngoại quốc để sử dụng, khi ấy các loại đàn “đình đám” như Hofner, Fender, Gibson, Gretsch… mới hiện diện phổ biến hơn.

Theo nhạc sĩ Trần Thạnh, trước 1975 tại Sài Gòn chỉ có 3 loại guitar điện nổi tiếng về chất lượng âm thanh, đầu tiên là đàn của Mỹ, thứ đến là đàn Lâm Hào và sau cùng là đàn của Nhật. Lớp của Lý Được, Đạt “Da Vàng”, Linh “xù”… (thế hệ thứ ba, thứ tư của rock’n’roll Việt Nam) cũng không xa lạ với guitar Lâm Hào. Với một thời gian dài cầm đàn, nhạc sĩ Bảo Thạch nói rằng tiếng của cây đàn Lâm Hào có một thanh âm rất riêng, nghe rất hấp lực, khó diễn tả cụ thể, ai từng chơi đều sẽ cảm được.

Tay bass Tiến Chỉnh khẳng định thế hệ nhạc công và nhạc sĩ chuyên nghiệp ở Sài Gòn thập niên 1960, 1970 ai cũng từng sở hữu ít nhất một cây đàn của Lâm Hào, vì đây là nhạc cụ để lập nghiệp. Theo nhạc sĩ Thanh Châu, sau năm 1975, vì tiếng đàn của Lâm Hào quá hay, độ ngân dài, tiếng chép tinh tế nên nhiều nhạc sĩ cổ nhạc đã tìm mua đàn cũ về thay cần phím lõm để chơi nhạc vọng cổ, cải lương. Mãi tới thập niên 1990, guitar điện của Lâm Hào mới vắng bóng trên thị trường, bởi hết nguồn cung cấp, chứ không phải hết nhu cầu.

Có người nói rằng, ca sĩ Michel Polnareff (sinh 1944) người Pháp, sau khi nổi danh với ca khúc L’Amour Avec Toi (và ca khúc tiếng Anh tương tự: Love Me, Please Love Me)...  vào năm 1966 trên truyền hình Pháp, đã được mời sang Sài Gòn lưu diễn.

Khi lên sân khấu chơi, bị quyến rũ bởi phong thái và tiếng đàn của guitar điện Lâm Hào, Michel đã đặt mua 5 cây đem về Pháp chơi và làm sưu tập. Có lẽ tư gia của ca sĩ này là địa chỉ hiếm hoi để có thể chiêm ngưỡng đàn Lâm Hào. Bởi sau khi hỏi han rất nhiều nhạc công từng chơi đàn Lâm Hào, ngay cả người thích sưu tập đàn, cũng chẳng ai còn giữ một cây, họ chỉ toàn lưu giữ đàn hiệu quốc tế.

Một giai thoại kể thêm, sau khi sang Mỹ định cư, Lâm Hào đã tìm đến Hãng đàn Fender để xin việc, họ chẳng biết kiểm tra tay nghề của ông thế nào, đành để ông làm thử một cây đàn tại chỗ xem sao. Sau khi ông làm xong tại xưởng, với niềm khâm phục, họ đã nhận ông vào làm việc ở bộ phận sản xuất đàn bằng tay và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, ông gắn bó suốt phần đời còn lại với hãng này, gần như không có chế độ nghỉ hưu. Tuy nhiên, sau này ông chia sẻ với báo chí rằng ông quyết định bỏ nghề làm đàn ngay khi đến Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.