Làm cho dân… “hoang mang”, nguyên chủ tịch xã lĩnh án tù

Làm cho dân… “hoang mang”, nguyên chủ tịch xã lĩnh án tù
(PLO) - Bị xác định “gây mất trật tự trị an, gây tâm lý hoang mang cho nhân dân, gây mất lòng tin của dân đối với Đảng và Nhà nước”, Nguyễn Thành Tôn nguyên Chủ tịch UBND xã Vũ Xã (Kim Động, Hưng Yên) đã bị TAND huyện Kim Động tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 

Bị cáo đã “nể nang” như thế nào?
Theo Cáo trạng, năm 2011 bà Phạm Thị Nga mua phần đất ven sông Cửu An từ ông Trần Văn Viễn. Tuy diện tích đất này là đất công, do UBND xã cho ông Viễn “thầu dài hạn” nhưng bị cáo Tôn lúc đó là Chủ tịch xã vẫn chỉ đạo cán bộ địa chính Nguyễn Đức Nhượng làm hồ sơ và ký xác nhận trong giấy mua bán là “đất ONT” (ở nông thôn), đủ điều kiện chuyển nhượng. Sau này, bà Nga bán tiếp diện tích đất này cho một số người khác và cũng được bị cáo Nhượng xác nhận. Một số trường hợp còn được bị cáo xác nhận khi không còn là Chủ tịch UBND xã.
Truy tố bị cáo Tôn và Nhượng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, VKSND huyện Kim Động cho rằng, trong quá trình xác nhận trên thì bị cáo Tôn được bà Nga “bồi dưỡng” 3,5 triệu đồng, bị cáo Nhượng được “bồi dưỡng” 3 triệu đồng. Nhưng qua thẩm vấn tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm đã bác bỏ tình tiết này và khẳng định không có chứng cứ nào về việc bà Nga đưa tiền và bị cáo nhận tiền “bồi dưỡng” như trên.
Tuy không đủ chứng cứ chứng minh bị cáo được hưởng lợi về vật chất nhưng Tòa sơ thẩm lại cho rằng: “Bị cáo xác nhận sai nguồn gốc đất vì nể nang, vì có quan hệ tình cảm cá nhân, quan hệ thân thiết với bà Nga từ trước”. 
Nhận định này vô lý ở chỗ, nếu thân thiết và nể nang bà Nga thì tại sao bị cáo Tôn lại xác nhận sai nguồn gốc đất, gián tiếp đẩy bà Nga vào cảnh mất tiền oan, bị thiệt hại khi mua phải đất thầu của xã? Cả bị cáo Tôn và bà Nga đều khẳng định giữa hai người chỉ có quan hệ xã giao, công việc thông thường chứ không có quan hệ thân thiết, quan hệ cá nhân, tức là bị cáo Tôn đều không có lợi ích vật chất hay phi vật chất nào trong vụ việc này.
Lý giải cho hành động của mình, bị cáo Tôn khai ký xác nhận là đất ở nông thôn vì thấy khu vực xung quanh mọi người đều đã xây nhà, chuyển thành đất ở và xã cũng đã có đề nghị UBND huyện chuyển khu đất này thành đất ở. Hơn nữa, cho dù bị cáo có xác nhận như trên thì cũng không đủ điều kiện để hai bên chuyển nhượng đất vì đây chỉ là thủ tục ban đầu. Hai bên còn cần làm thủ tục ở nhiều cơ quan khác như Thuế, Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện….  
Mơ hồ về thiệt hại phi vật chất
Tại phiên tòa sơ thẩm, một lần nữa Kiểm sát viên bị “hớ” khi HĐXX không chấp nhận quan điểm về “thiệt hại vật chất” của vụ án (có “nhiều công trình xây dựng trên đất đã bị cưỡng chế, đập bỏ” hoặc “gây thiệt hại cho người mua đất khi họ bỏ ra một khoản tiền mà không được sử dụng đất”). Thực tế, trên đất không có công trình xây dựng kiên cố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, xét xử cũng không có một cá nhân nào đưa ra chứng cứ để cho rằng mình bị thiệt hại, yêu cầu bị cáo phải bồi thường.
Tương tự như việc xác định “lợi ích của bị cáo”, HĐXX sơ thẩm cũng đã không thể định lượng rõ thiệt hại của vụ án như thế nào mà chỉ đánh giá về “thiệt hại phi vật chất” để kết án các bị cáo. “Vẽ” ra thiệt hại là “mất trật tự trị an, gây tâm lý hoang mang cho nhân dân, gây mất lòng tin của dân đối với với Đảng và Nhà nước” nhưng HĐXX lại không đưa ra được các chứng cứ cụ thể để chứng minh như: vụ mất trật tự xảy ra ở địa điểm nào, kéo dài bao lâu, ai là người bị hoang mang, ai là người đã mất lòng tin với Đảng, với Nhà nước và nếu có thì việc mất lòng tin này có đúng là do việc xác nhận sai nguồn gốc đất của bị cáo gây ra.
Kết tội bị cáo bằng 2 căn cứ “phi vật chất” như trên liệu có thỏa đáng khi cả hai yếu tố “phi vật chất” này đều là những nhận định “trời ơi”, mơ hồ và đầy sự cảm tính, chủ quan?/.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Tăng cường biện pháp phòng ngừa tội phạm sản xuất ma túy

Cục CSĐTTPMT chủ trì, phối hợp Công an các đơn vị, địa phương khám phá Chuyên án 199T, thu giữ 59kg ketamine và ma túy đá, 25kg ma túy nước vui. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (CSĐTTPMT, Bộ Công an), tình hình sản xuất trái phép chất ma túy hiện tại ở nước ta mới chỉ xảy ra một số vụ với phương pháp giản đơn. Chưa phát hiện tình trạng sản xuất trái phép chất ma túy quy mô lớn, phức tạp đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm và người thực hiện có trình độ cao về hóa dược và khoa học tự nhiên khác.