Kỳ Ngoại hầu Cường Để - Một đời lưu lạc (Kỳ 4): Lênh đênh góc bể chân trời

Sài Gòn đầu thế kỷ XX
Sài Gòn đầu thế kỷ XX
(PLO) -Ý định viện Trung bất thành, năm Nhâm Tý (1912), Việt Nam quang phục hội được lập nơi đất Quảng Châu, tổ chức ra cả Việt Nam quang phục quân. Về phần Kỳ ngoại hầu Cường Để, sau 6 năm xuất dương vọng ngoại vẫn chưa thành sự nghiệp, bèn quyết định quay về cố quốc một phen. 

Lúc bấy giờ, Cường Để đã là một đối tượng nguy hiểm không chỉ trong mắt người Pháp mà cả Nam triều, nhưng ông vẫn quyết ý mạo hiểm cả tính mệnh để về nước. Vì sao vị hoàng thân lại sẵn sàng đánh đổi cả tính mệnh mình như vậy? 

Thì đây, bởi mục đích cao cả đấy. Ấy là mong muốn quyên được một số tiền kha khá để thực thi kế hoạch mới, là thiết lập cơ sở ở Tàu, Xiêm; đồng thời tổ chức một đoàn khảo sát du Âu, Mỹ để tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nhất là của Pháp, hòng khi hiểu rõ đại cuộc,

thì “mưu sự đối phó với địch nhân cho dễ và có hiệu lực”. Còn trong “Người hùng nước Việt” thì cho biết, việc lẻn về nước của ông, là để hâm nóng lòng dân đang có chiều hướng nguội lạnh bất lợi. 

Về cố quốc

Nghĩ là làm, theo khái quát nơi “Người hùng nước Việt”, thì tháng hai năm Quý Sửu (1913), Kỳ ngoại hầu Cường Để rời Hương Cảng đi Tân Gia Ba, tức Singapore ngày nay, rồi đáp chiếc tàu buôn Pháp mang tên “Hải phòng” để bí mật về nước. Chuyến đi ấy, cũng sóng gió lắm chứ không thuận buồm đâu.

Nhờ ăn mặc như một tay cu li, lại được người bồi tàu che giấu, giúp đỡ, vị hoàng thân mới thoát được lên bờ. Bởi trên tàu khi ấy, có 19 tên bồi thì chia làm hai phe đối địch nhau. Người bên phe đối địch với người bên phe giấu Kỳ ngoại hầu định báo cảnh sát khi tàu cập bến Sài Gòn để trả thù phe kia.

May sao khi trên tàu, Kỳ ngoại hầu thốt lên mấy câu thơ cảm khái, mà họ đoán là chí sĩ yêu nước nên không nỡ hại để báo thù riêng. Không thì thân họ Nguyễn đã vào Khám Lớn rồi cũng nên.

Đáp tàu về đến Sài Gòn, nhờ có Phan Tâm từng xuất ngoại theo mình, và sự ủng hộ, che chở của cô Năm Long dù vợ Tây nhưng có lòng với nước, Kỳ ngoại hầu ẩn được tung tích. Nhưng rồi không lâu sau, tin vị hoàng thân về nước cũng đến tai mật thám Pháp. Khắp nơi bủa lưới tìm Kỳ ngoại hầu.

Đường sắt Sài Gòn-Mỹ Tho đầu thế kỷ XX
Đường sắt Sài Gòn-Mỹ Tho đầu thế kỷ XX

Lưu trú ở Sài Gòn chỉ dăm hôm, Kỳ ngoại hầu xuôi về Mỹ Tho, trọ tại Nam Kỳ lữ điếm, gặp gỡ anh em, đồng chí, nhiều cai đội, lính tập yêu nước nghe tin ông có mặt ở Mỹ Tho, cũng đến yết kiến. Lưu lại ít lâu nơi Chợ Mới, nhà yêu nước lại đi Vĩnh Long.

Từ đây về sau, như ghi chép trong “Cuộc đời cách mạng của Kỳ ngoại hầu Cường Để”, thì ông thông qua Huỳnh Quang Thành, từng là lưu học sinh Nhật Bản, làm kênh liên lạc chính trong thời gian ở đây. 

Biết tin vị hoàng thân yêu nước nhà Nguyễn về nước, trai tráng, những người yêu nước nhiệt thành khắp nơi tìm đến. Tấm lòng của dân chúng với Kỳ ngoại hầu đáng cảm động. Nhưng cũng thành mối lo khi dễ làm cho chính quyền để ý, làm cho ông rơi vào cảnh “Họ vốn có ý hoan nghênh bỉ nhân, mà thành ra hoan tống”.

Thế là, từ ấy về sau, Kỳ ngoại hầu nay thuyền này, mai thuyền khác mà mai danh, ẩn tích, phải nhờ Huỳnh Quang Thành như con thoi lo việc liên lạc, gặp gỡ các phú hộ có lòng với nước, mong muốn lạc quyên giúp đỡ tài chính.

Đương lúc ấy, ở đất Bắc Kỳ liên tiếp xảy ra hai vụ ném bom giết chết Tuần phủ Nguyễn Duy Hàn của Thái Bình, vụ khác giết chết viên quan tư của Pháp ở Hanoi Hotel. Người Pháp tăng cường hơn nữa việc bố ráp, bắt bơ.  

Đất Hong Kong thọ nạn

Biết ở lại trong nước thì nguy hiểm rình rập, tính mạng khó mà bảo toàn. Kỳ ngoại hầu đành lòng lại phải xuất dương. Ghi chép nơi “Người hùng nước Việt”, thì trung tuần tháng 5 năm Quý Sửu (1913), ông rời đất Hậu Giang trở lại Sài Gòn, rồi đáp tàu của Công ty Thái Cổ mà dong sang đất Hong Kong.

Về nước hơn 3 tháng, nhưng những dự định không thu được bao nhiêu thành tựu như mong muốn. Số tiền quyên góp được là hai vạn bạc để xây dựng cơ sở. 

Nhưng có đâu ngờ, “cảng thơm” lại là nơi anh hùng phải ngồi nhà lao. Số là lúc này ở Hong Kong, một số anh em đồng chí vì mua tạc đạn để chuyển về nước nhưng bị lộ, rồi bị bắt vào nhà lao. Nhưng Huỳnh Hưng nhận tội hết, tất cả được tha ra.

Kỳ ngoại hầu tìm đến Sở Cảnh sát Trung ương ở Hong Kong để hỏi tin tức, thì suýt chút nữa bị bắt khi cảnh sát Hong Kong mời tên Nhung là mật thám của Pháp ở Hong Kong đến nhận diện. May sao vì vận động tâm lý trước, tên Nhung làm ngơ mà thoát được. 

Hiềm nỗi, tránh vỏ dưa, lại đạp ngay vỏ dừa. Cứ theo lời thuật của chính Kỳ ngoại hầu thì tuy không bị bắt, nhưng cảnh sát Hong Kong cho một cảnh sát Anh đi kèm với ông về khách sạn để khám hành lý. Tay cảnh sát này lấy mấy phong thư và sổ tay của Cường Để.

Ngặt nghèo làm sao, trong sổ lại ghi danh sách của mấy chục cai đội, lính tập mà ông liên lạc được ở trong nước. Ông bèn đi theo để chờ khi kiểm tra xong, sẽ lấy sổ mà về, tránh để giấy tờ ấy rơi vào tay người Pháp. Nhưng việc ấy, có khác gì chui đầu vào rọ.

Là bởi, trong số những thư cảnh sát kiểm duyệt, thì có bức thư của cụ Phan Bội Châu gửi cho nói về việc mua tạc đạn, vậy là “nhận là tình tiết khả nghi, liền khấu lưu bỉ nhân, bỏ vào một gian buồng liền ngay nhà giấy”. Anh hùng một phút sa cơ, nhưng giam nhà yêu nước đất Việt 4 ngày (lệ ở Hong Kong chỉ tạm giam 24 tiếng rồi thả) thì Kỳ ngoại hầu được thả.

Song vừa ra khỏi cửa Sở Cảnh sát, thì lại bị bắt giam ngay lập tức lần hai, rồi phải bảo lãnh bằng hai nghìn bạc ký quỹ thì mới thoát ra khỏi nhà lao, chính quyền Hong Kong lệnh trục xuất nhà yêu nước. Không muốn rơi vào tay người Pháp, Kỳ ngoại hầu cùng đồng chí liền bí mật đáp tàu đi Hạ Môn, thoát khỏi nguy cơ rơi vào tay người Pháp. 

Tây du

Rời đất Hong Kong, nhà yêu nước liền sang Xiêm, rồi sau đó tiến sang Âu châu. Chuyến đi ấy, như lời chính ông cho hay, muốn đi khảo sát, nhưng thực ra chỉ là một cuộc đi du lịch mà thôi. Bởi lực lượng cũng như tài chính, đều thiếu thốn cả. Đi cùng với Kỳ ngoại hầu lúc ấy, có Trương Duy Toàn, Lâm Tỷ đều là những du học sinh. 

Tàu đến cảng Marseille của Pháp, anh em đồng chí lưu lại vài hôm, rồi đáp xe lửa đi Berlin. Lưu lại nơi này hai tháng, Kỳ ngoại hầu lại tiếp tục cuộc di chuyển khi đi tiếp sang đất Anh. Giữa lúc ấy, hành tung của ông đã được điều tra, trên báo Pháp ngữ đã có tin việc Cường Để có mặt tại Berlin rồi. Rõ là mỗi bước chân của nhà yêu nước, đều được kẻ thù theo dõi rất chặt chẽ. 

Toàn quyền Pháp Albert Sarraut
Toàn quyền Pháp Albert Sarraut

Ở thủ đô London, vị hoàng thân tìm cách liên lạc với nhà yêu nước Phan Châu Trinh, lúc này đang bị an trí ở Paris. Trương Duy Toàn được phái đi liên lạc. Nhưng rồi, cụ Phan nghi Toàn là người của Pháp đưa đến để do thám, nên không tin tưởng mà giao thiệp.

Trương Duy Toàn bị rơi vào tay người Pháp. Thông qua Toàn, Toàn quyền Albert Sarraut bảo Toàn viết thư cho ông, đại ý khuyên rằng, dân trí Annam còn thấp, cần để nước Pháp khai hóa, và mời “điện hạ” Cường Để hợp tác với người Pháp, ngược bằng không đồng ý, thì cứ việc đi ngoại quốc.

Không tin lời dụ dỗ ngon ngọt của thực dân, Kỳ ngoại hầu vạch rõ chính sách ngu dân của người Pháp đang thi hành ở nước Việt, và yêu cầu “bỏ hết chính sách cũ đi mà dùng chính sách mới”… “phải để cho người Việt Nam được tham dự chính trị, phải cải cách giáo dục…”.

Người Pháp tìm mọi cách để đem lợi danh mà lôi kéo. Nhưng tất thảy đều thất bại. Nghĩ nước Pháp và Anh thân thiên với nhau, không khéo thân mình lại bị nước Anh giao cho Pháp thì hỏng cả tiền đồ. Vậy là vị hoàng thân họ Nguyễn, bèn quyết ý một bước đi khác...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.