Chuyện cảm động sau món quà Bác Hồ tặng gia đình luật sư Loseby

Tranh Chùa Một Cột tặng luật sư Loseby
Tranh Chùa Một Cột tặng luật sư Loseby
(PLO) - Bao năm tháng đã trôi qua nhưng bức tranh thêu "Chùa Một Cột" vẫn được giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu như minh chứng cho tình bạn cao đẹp và thủy chung giữa Bác Hồ và luật sư F.Loseby, ân nhân đã giúp Bác tìm lại được tự do sau vụ án "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công" kéo dài từ tháng 6/1931 đến đầu năm 1933.

Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông

Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị hợp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ tiếp tục ở lại Hồng Kông, hoạt động cách mạng. Người ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Kung, Cửu Long - Hương Cảng, và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác.

Kể từ khi thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp ký tên vào bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi hội nghị Vec xay - Pháp, cho đến khi sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một nhân vật quan trọng trong kế hoạch lùng bắt của thực dân Pháp.

Cuộc mặc cả giữa mật thám Pháp ở Đông Dương và mật thám Anh ở Hồng Kông, kèm theo những điều kiện có lợi cho cả hai bên đã dẫn đến cuộc vây ráp, bắt lén Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ ở số nhà 186 Tam Kung - Hương Cảng (6/6/1931)

Biết tin Nguyễn Ái Quốc bị bắt, Hồ Tùng Mậu, qua Liên đoàn Quốc tế cứu tế đỏ đã đến gặp luật sư  Loseby - một luật sư tiến bộ người Anh ở Hồng Kông nhờ giúp đỡ. Việc bắt lén người trái pháp luật đã bị bại lộ, Sở cảnh sát Hồng Kông buộc phải đồng ý để luật sư vào gặp Tống Văn Sơ (24/6/1931).

Trước một người thanh niên Việt Nam gầy, xanh, song vẻ cương nghị, sự thông minh trong từng câu nói bằng tiếng Anh và đôi mắt sáng đã làm luật sư xúc động. Luật sư chân tình nói: “Tôi nhận giúp vì danh dự chứ không phải vì tiền”.

Thời gian Tống Văn Sơ bị giam giữ cũng đồng thời là khoảng thời gian nước rút của cuộc đua giữa một bên là gia đình luật sư và những người bảo vệ Tống Văn Sơ, một bên khác là sự cấu kết, có điều kiện của mật thám Anh và mật thám Pháp muốn hãm hại Tống Văn Sơ. Dưới sức ép của dư luận, của những phương tiện thông tin báo chí, luật sư Loseby đã đưa vụ án Tống Văn Sơ ra xử trước Pháp viện tối cao.

Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, Toà án tối cao phải xét xử một bản án chính trị. Tính chất đặc biệt của vụ án, sự giúp đỡ cùng tài trí của luật sư và người cộng sự, sự thông minh và nhất quán trong từng câu trả lời của Tống Văn Sơ đã buộc toà án phải xét xử một cách công khai.

Tống Văn Sơ phải trải qua ba cuộc thẩm vấn của Thư ký Trung Hoa vụ Hồng Kông và 9 phiên toà xét xử tại Hồng Kông (ngày 31/7/1931 là phiên thứ nhất, diễn ra trong không khí căng thẳng, quyết liệt và phiên cuối cùng kết thúc vào ngày 12/9/1931). Đòi trả tự do cho Tống Văn Sơ không được giải quyết dứt điểm, luật sư cùng người cộng sự đã quyết định chống án lên Viện cơ mật Hoàng Gia Anh.

Tiền án phí và những thủ tục bắt buộc đã được luật sư lo liệu đầy đủ…  Kết quả của cuộc thoả thuận được trình và Toà án Viện Cơ mật Hoàng Gia Anh đã đồng ý trả tự do cho Tống Văn Sơ, bằng cách cho Người được tự do lựa chọn nơi mình đến. Ngày 28/12/1932, Tống Văn Sơ được tự do, song khi đi đến Xinhgapo, Tống Văn Sơ lại bị buộc quay trở lại Hồng Kông và ngày 19/1/1933, Người lại bị bắt giam.

Ngay khi ấy, Người đã kịp thời viết thư báo tin cho luật sư Loseby và nhờ ông giúp đỡ. Luật sư đã đề nghị Thống đốc Hồng Kông can thiệp, và Thống đốc đã buộc phải ra lệnh thả Tống Văn Sơ và hạn trong ba ngày Tống Văn Sơ phải rời khỏi Hồng Kông. Một lần nữa gia đình luật sư Loseby lại bênh vực và cứu Tống Văn Sơ ra khỏi nhà tù.

Ngày 22/1/1933, Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ đã cải trang thành một thương gia Trung Quốc giàu có, và với một viên thư ký tháp tùng (thư ký của luật sư), Người đi xuồng ra khơi, rồi lên tàu bí mật rời Hồng Kông. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với Quốc tế Cộng sản và trở về Liên Xô an toàn sau đó.

Mùa xuân năm 1941, Người trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước. Và giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh đứng đầu, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mùa thu năm 1945 đã thành công.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, và người thanh niên Việt Nam Tống Văn Sơ được gia đình luật sư cứu giúp năm nào ở Hồng Kông đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…

“Chúng tôi không thể quên đất nước Việt Nam tươi đẹp…”

Sau 27 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh và người ân nhân của mình – luật sư F.Loseby không hề có tin tức của nhau, một ngày gần lễ Giáng sinh năm 1959 vợ chồng luật sư nhận được món quà bức tranh thêu “Chùa Một cột” của người tù năm xưa nay là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi tặng, do ông lãnh sự Việt Nam ở Hồng Công đem lại sau khi ông báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã tìm được địa chỉ của luật sư Loseby.

Cùng với quà tặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư mời gia đình ông bà sang thăm Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán 1960. 

Bác Hồ tiếp gia đình luật sư Loseby (bà Nguyễn Thị Cúc đứng ở phía sau)
Bác Hồ tiếp gia đình luật sư Loseby (bà Nguyễn Thị Cúc đứng ở phía sau)

Kể lại với báo chí về kỷ niệm vinh dự được làm phiên dịch cho những người khách quý của Bác Hồ, bà tên là Nguyễn Thị Cúc, nguyên cán bộ Nhà xuất bản Ngoại văn cho biết, ngày gia đình luật sư  F.Loseby sang vào dịp Tết Nguyên đán 1960, trời mưa lất phất nhưng Bác vẫn cùng mọi người ra tận phòng khách của sân bay Gia Lâm. Những vị khách rất xúc động khi nhận những bó hoa tươi thắm, và đặc biệt hơn nữa là họ lại được chính vị Chủ tịch nước dù bận trăm công nghìn việc vẫn ra tận nơi đón.

Bác và luật sư Loseby ôm hôn nhau thắm thiết, 30 năm mới gặp lại nhau nên ai cũng bồi hồi.  Trong những ngày ở Hà Nội, gia đình luật sư đã đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh của Thủ đô. Bác đến thăm gia đình luật sư khá thường xuyên, nói chuyện với họ rất chân tình. Đặc biệt, khi nói chuyện thân mật với họ, Bác sử dụng tiếng Anh rất thành thạo…

Gia đình luật sư Loseby rời Việt Nam sau một tuần ở thăm. Bác đã tiễn cả gia đình luật sư ra tận sân bay Gia Lâm, chúc mọi người lên đường thuận lợi và nhớ giữ gìn sức khỏe. Bác ôm hôn từng người, dặn dò từng người. Ai cũng rưng rưng nước mắt vì sự quan tâm của Bác.

“Tôi đã vinh dự được gặp Bác nhiều lần nhưng qua những ngày đi cùng với gia đình luật sư Loseby, tôi càng thấy một nhân cách cao quý ở Người. Người đã cảm hóa được không chỉ nhân dân trong nước mà cả những người ở nước ngoài  để họ cùng đứng về phía cách mạng Việt Nam. Rồi dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn nhớ đến những người đã giúp đỡ mình. Nhân cách cao quý đó của Người khiến chúng tôi rất cảm phục” – bà Cúc nói.

Trở về Hồng Kông, ngày 19/2/1960 luật sư F.Loseby đã viết thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ lòng cảm ơn Người và sự hiếu khách của nhân dân Việt Nam đối với gia đình ông trong những ngày thăm Việt Nam.

Ông viết: “Chúng tôi không thể quên đất nước Việt Nam tươi đẹp, những khuôn mặt rạng rỡ nụ cười của con người Việt Nam, và con đường mà tất cả các bạn đã trải qua để dẹp bỏ mọi dấu vết đau thương của quá khứ… và Ngài nói rằng tôi “đã cứu sống ngài”, điều đó có thể đúng, nếu vậy thì đó chính là việc làm tốt nhất mà tôi đã từng làm, và đó mãi mãi là một việc làm sáng suốt; về phần tôi thì tôi thấy mình đã được đền đáp hơn nhiều với những ký ức về những ngày ở Việt Nam và những món quà mà tôi được tặng sẽ luôn là vật kỷ niệm về những ngày tuyệt vời đó”.

7 năm sau đó, luật sư Loseby qua đời. Nhận được tin ấy, không với tư cách Chủ tịch nước, không ở cương vị quốc gia, giữa nồng hậu thân tình gia đình, vòng hoa gửi kính viếng Luật sư của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giản dị với dòng chữ: "Hồ Chí Minh kính viếng".

Hai năm sau đó, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, điện chia buồn của gia đình luật sư gửi Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu - Trung Quốc in đậm dòng chữ: "Được tin Chủ tịch qua đời, xin bày tỏ tình cảm sâu sắc nhất" kèm chữ ký của bà luật sư cùng người con gái…/.

Ngày 22/5/2005, trong buổi lễ trang trọng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, đại diện cho gia đình luật sư Loseby đã trao tặng lại cho Bảo tàng kỷ vật quý báu của gia đình. Đó là bức tranh thêu "Chùa Một Cột" Bác Hồ tặng ông bà luật sư Frank Loseby vào tháng 12/1959 ở Hồng Công. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.