Vị Tiến sĩ có quan điểm 'ngược dòng' về nhiệt điện

Một nhà máy nhiệt điện tại châu Âu
Một nhà máy nhiệt điện tại châu Âu
(PLO) - “Có nhiều người hiểu chưa rõ về nhiệt điện than, mượn lời ở các nước nói chưa đúng về nhiệt điện than khiến nhiều địa phương lo ngại phát triển nhiệt điện than. Hay nói cách khác chúng ta hiểu chưa rõ về nhiệt điện”, PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội khoa học kĩ thuật Nhiệt Việt Nam, Trưởng ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia về nối hơi và bình áp lực; Về khí đốt và bình chứa khí, trình bày quan điểm.

"Ví dụ như xỉ và tro bay không phải chất thải mà là nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng Gạch không nung có kích thước chuẩn nên khi xây tạo bề mặt phẳng, tốn ít chất kết dính, giá thành ước tính chưa tới 400 đồng/viên trong khi một viên gạch nung có giá trên 1 ngàn đồng". 

Cân nhắc lợi – hại

Nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực, ông có quan điểm gì về nhiệt điện trong bối cảnh hiện nay?

Việt Nam có thể phát triển nhiều loại hình nhà máy điện như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, dầu, khí) và điện hạt nhân. Điện hạt nhân về cơ bản giống nhiệt điện, chỉ khác ở chỗ thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu hạt nhân. Và nhiên liệu được đốt trong lò đặc biệt.

Các nguồn thủy năng chủ yếu tập trung ở miền Bắc, trong đó lớn nhất là sông Đà. Trên con sông này chúng ta đã hình thành 3 bậc thang thủy điện gồm nhà máy Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và xem như đã khai thác hết. Các nguồn thủy năng khác không đáng kể.

Tương tự ở miền Trung có ít nguồn thủy năng, các sông ngòi ở đây có độ dốc lớn, không thể đầu tư xây dựng các hồ chứa nước lớn (tốn rất nhiều đất). Ở miền Nam cũng vậy, ngoài hai nhà máy thủy điện Yaly, Trị An, không có nguồn thủy năng lớn nào nữa. 

Còn trên dòng Mê Kông, các nước thượng nguồn cũng đã khai thác thủy điện dày đặc. Như vậy nguồn thủy năng gần như đã được khai thác triệt để, không thể phát triển nữa. Bên cạnh đó chúng ta chưa có điều kiện đầu tư phát triển điện khí, điện gió, điện năng lượng mặt trời. Trong khi tổng sản lượng điện ngày càng tăng đòi hỏi cần nguồn bổ sung. 

Theo tôi nguồn bổ sung tốt nhất là nhiệt điện than xét trên tổng thể các yếu tố như: Chi phí đầu tư không cao, nguồn than cung cấp đảm bảo giá thành (nhiệt điện than có giá thấp nhất sau thủy điện).

Vì sao không chọn các loại hình điện năng khác như khí, gió, ánh nắng?

Việt Nam là nước ven biển nhưng không phải là quốc gia có nhiều nắng, gió. Về hiệu quả, một cột phát điện bằng năng lượng gió, ánh nắng ở ngoài khơi có công suất 1,5MW, trong khi một tổ máy nhiệt điện đã có công suất 600MW, gấp tới 400 lần.

Nó cho thấy các nguồn điện khác quá nhỏ bé so với nhiệt điện than, nhất là trong khi chúng ta cần năng lượng phát triển. Ở các nước trên thế giới vẫn phát triển nhiệt điện than, chẳng hạn ở Mỹ nguồn điện năng này chiếm tới 41% sản lượng.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng nhiệt điện than sử dụng rất nhiều nhiên liệu than, tạo ra nhiều xỉ và khói, lo ngại ô nhiễm môi trường?

Nói nhiệt điện than sử dụng khối lượng than lớn, tạo ra chất thải lớn là đúng vì tiêu thụ hàng triệu tấn than, thải ra hàng triệu tấn tro xỉ, khói. 

Công nghệ của nhà máy nhiệt điện gồm công nghệ sản xuất điện và công nghệ xử lý môi trường. Về công nghệ sản xuất điện thì chúng ta đều nhập khẩu đảm bảo tiêu chuẩn thế giới. Chưa kể khi chào thầu luôn có các chỉ tiêu về khoa học kĩ thuật khắt khe. Ví dụ như Nhật Bản cam kết cho chúng ta vay vốn ODA phát triển nhiệt điện than với điều kiện phải sử dụng công nghệ siêu tới hạn.

Về công nghệ xử lý môi trường: Nhà máy nhiệt điện than tạo ra chất thải lớn gồm xỉ ở đáy và bụi bay ra theo khói (tro bay). Với khối lượng xỉ, tro bay rất lớn khi nhà máy hoạt động nên nếu chúng ta không xử lý, người dân xung quanh, vùng phụ cận sẽ cảm nhận được ngay. Vấn đề khói bụi này, hiện đã có công nghệ lọc bụi tĩnh điện, khử khí So2, cộng với việc cải tiến ống khói xây cao làm cho bán kính lan tỏa rộng nên nồng độ khói, các khí trong không khí không đáng kể.  

Nếu nói nhà máy điện gây tác hại đến môi trường cần phân tích, đánh giá xem các chất tác động như thế nào. Bản thân tôi đã có kiến nghị các cơ quan chuyên môn đánh giá tác động của nhà máy nhiệt điện tới môi trường nhưng chưa thấy cá nhân, đơn vị nào công bố.

Ở các nước tiên tiến người ta xử lý chất thải của nhà máy nhiệt điện thế nào, thưa ông?

Nhà máy nhiệt điện thải ra xỉ than ở đáy lò và tro bay theo khói. Cả hai đều được dùng làm chất phụ gia sản xuất xi măng. Xỉ than chúng ta đã khai thác tận dụng được, tro bay ở nhà máy Phả Lại đã thu gom được. Còn tận dụng xỉ, tro bay ở mức nào tùy vào công nghệ chúng ta đang ứng dụng. Nếu lựa chọn công nghệ chưa đúng phải thay đổi. 

Ví dụ ở Trung Quốc, người ta dùng tro đó sản xuất gạch không nung vừa bền lại có giá thành rẻ hoặc dùng làm bê tông đầm lăn ứng dụng xây dựng các đập lớn.  

Vậy nỗi lo ngại làm tăng hiệu ứng nhà kính, ông đánh giá thế nào?

Như tôi đã chia sẻ tại nhiều hội thảo, Mỹ, Trung Quốc “đóng góp” tới 50% khí hiệu ứng nhà kính nhưng họ chưa chịu giảm. Tôi có nhận được báo cáo của Mỹ, Châu Âu kêu gọi hạn chế nhiệt điện than. Hạn chế là đúng vì các nước này phát triển quá nhiều nhiệt điện than, trong khi Việt Nam mình điều kiện khác.

Về khía cạnh khoa học, tôi cho rằng trong các yếu tố gây hiệu ứng nhà kính, ngoài khí CO2 còn nhiều chất khác. CO2 không tồn tại lâu, khi gặp nước nhanh chống hòa tan, quá trình tích lũy không kéo dài. 

PGS.TS Trương Duy Nghĩa
PGS.TS Trương Duy Nghĩa  

Có nên phát triển nhiệt điện?

Nguồn than của Việt Nam có thể đảm bảo cho phát triển nhiệt điện ở mức nào, thưa ông?

Việt Nam không phải nước nhiều than, trữ lượng có thể khai thác đã được phân tích khoảng 2,2 tỷ tấn; giới hạn tối đa khai thác trên dưới 65 triệu tấn/năm. Với trữ lượng trên, chúng ta chỉ có thể đảm bảo khai thác trong 30 năm. Hơn nữa sản lượng than khai thác được dành một nửa cho các ngành công nghiệp khác, nên bắt buộc tính tới chuyện nhập khẩu than phục vụ nhiệt điện.

Nhiều ý kiến nói rằng việc nhập khẩu  than có thể tác động tới an ninh năng lượng Quốc gia? 

Nhận xét trên có thể đúng với một số loại nguyên liệu khoáng chất, còn với than không hẳn đúng. Lý do bởi than ở những nước khai thác như Indonesia rất lớn, phần lớn để xuất khẩu. Than không phải khoáng chất quý hiếm, khai thác ra không thể dự trữ lâu vì vấn đề kho bãi, nên sau khai thác xong cần phải bán.

Mặt khác trên thế giới không nhiều nước nhập khẩu than, lượng than giao dịch trên thị trường thế giới mỗi năm chưa tới 1 tỷ tấn. Hơn nữa, nếu giá than tăng thì giá bán điện cũng tăng theo. Nếu lựa chọn các nguồn nhiên liệu khác (khí, dầu), cũng chịu ảnh hưởng của quy luật này.

Than ở Việt Nam bị đánh giá có độ cháy không cao, theo ông có thể khắc phục bằng giải pháp nào?

Than nhập khẩu như của Indonesia có độ cháy rất cao, rất dễ cháy, lên tới 50%. Trong khi “chất bốc” của than nội địa chỉ khoảng 6%. Do đó giải pháp trộn than rất hiệu quả. Chúng tôi đã thử trộn và thấy than cháy rất nhạy. Điều này làm các chất khí tồn dư trong xỉ không đáng kể, giảm được dầu mồi, xỉ và tro bay, sau khi thải ra có thể chuyển ngay tới các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng tái tạo.

Theo ông, chúng ta nên có chiến lược về nguồn nhiên liệu thế nào? 

Chúng ta cần có chiến lược về thu gom than, vận chuyển, dự trữ nhằm đảm bảo nguồn cung. 

Về lâu dài theo tôi chiến lược này cần sự vào cuộc đồng bộ của các ban ngành. Ví dụ như khai thông luồng lạch, bến bãi trộn than, tàu vận chuyển, cảng nước sâu, trạm trung chuyển, cần sự phối hợp của ngành giao thông. Chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ tới chuyện đầu tư mỏ ở các nước xuất khẩu than.  

Như những gì ông nói, có vẻ ông không phản đối nhiệt điện?

Nhiệt điện than thực sự phát triển mạnh ở nước ta từ năm 2010, trước đó nhiệt điện chiếm chưa tới 20% sản lượng điện. Người ta dự báo tới năm 2020 tỷ lệ trên tăng lên 35% và tới năm 2030 đạt 50%. Có nhiều người hiểu chưa rõ về nhiệt điện than, mượn lời ở các nước nói chưa đúng về nhiệt điện than khiến nhiều địa phương lo ngại phát triển nhiệt điện than.

Hay nói cách khác chúng ta hiểu chưa rõ về nhiệt điện. Ví dụ như xỉ và tro bay không phải chất thải mà là nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng. Gạch không nung có kích thước chuẩn nên khi xây tạo bề mặt phẳng, tốn ít chất kết dính, giá thành ước tính chưa tới 400 đồng/viên trong khi một viên gạch nung có giá trên 1 ngàn đồng

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Trả lời câu hỏi Việt Nam vừa tạm dừng dự án điện hạt nhân, theo PGS có nên dừng hẳn hay chỉ tạm thời?, ông Nghĩa cho rằng: “Điện hạt nhân vừa qua xảy ra hai sự cố lớn ở Ukraina và Nhật Bản làm người ta nghĩ tới nếu nó xảy ra sự cố thì thiệt hại quá khủng khiếp. Mặt khác chi phí đầu tư rất lớn để đảm bảo độ an toàn gần như tuyệt đối. Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn như hiện nay rõ ràng chúng ta chưa thể đầu tư được. Theo tôi tới khi nào chúng ta thấy cần thiết, đủ tiềm lực có thể khởi động lại. Và trong thời gian này chỉ có nhiệt điện mới đảm bảo thay thế”.

Đọc thêm

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.