Truy trách nhiệm ngân hàng cho giao dịch 14 ngàn tỉ đồng đánh bạc

Hình minh họa (Internet)
Hình minh họa (Internet)
(PLO) -  Ngày 22/8, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an đã tổ chức tổng kết công tác phòng chống cá độ bóng đá qua mạng mùa World Cup 2014. Thông tin được dư luận rất quan tâm là công an đã phát hiện hơn 14.000 tỷ đồng đánh bạc thanh toán bằng giao dịch qua hệ thống ngân hàng. 
Tuy nhiên, số tiền ngăn chặn và thu giữ được là không đáng kể. Câu hỏi đặt ra: Ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như thế nào? Tại sao hầu hết ngân hàng đều từ chối hợp tác với cảnh sát khi phát hiện những tài khoản có giao dịch bất thường? 
Trách nhiệm phải báo cáo các giao dịch đáng ngờ
Bộ Công an cho hay kẽ hở để tội phạm Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc lợi dụng là một lúc mở hàng chục tài khoản khác nhau, ở nhiều ngân hàng, với lượng tiền chuyển vào, rút ra lên đến hàng trăm tỷ đồng nhưng ngân hàng chưa chủ động phối hợp với cảnh sát để xác minh làm rõ. 
Thậm chí cảnh sát nắm được, có những lần chuyển tiền, dân cá độ ghi rõ chuyển vào tài khoản trang cá độ M88, nhưng ngân hàng vẫn chấp nhận, không có ý kiến hay thông tin trao đổi. Dù theo luật, đó là những biểu hiện của giao dịch đáng ngờ mà ngân hàng hàng phải thực hiện báo cáo.
“Giao dịch đáng ngờ” được Khoản 6 Điều 4 Luật phòng, chống rửa tiền (LPCRT) định nghĩa như sau: “Là giao dịch có dấu hiệu bất thường hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc từ hoạt động tội phạm hoặc liên quan tới rửa tiền”. Khi phát hiện giao dịch đáng ngờ, thì các ngân hàng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 LPCRT.
Cắt nghĩa cụ thể thế nào là các dấu hiệu đáng ngờ? Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng được Khoản 3 Điều 22 LPCRT quy định bao gồm:
“a) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;
b) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo;
c) Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường;
d) Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh;
đ) Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà không có lý do hợp lý; tài khoản của khách hàng không giao dịch đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn;
e) Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;
g) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
h) Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn;
i) Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;
k) Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu;
l) Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc uỷ thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch; 
m) Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch.
Có thể truy cứu trách nhiệm Hình sự?
Trường hợp xác định nhân viên, cán bộ của ngân hàng nào có hành vi che giấu thông tin liên quan đến việc thanh toán tiền cá độ qua hệ thống ngân hàng thì có 2 tội danh có thể bị truy cứu là: “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “tội rửa tiền”. 
Nếu cán bộ, nhân viên ngân hàng được giao nhiệm vụ thực hiện báo cáo các giao dịch đáng ngờ mà không báo cáo và không biết việc chuyển tiền qua tài khoản nhằm mục đích đánh bạc thì cần phải xem xét trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 
Cấu thành cơ bản của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được Khoản 1 Điều 285 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định như sau: “Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. 
Nếu cán bộ, nhân viên ngân hàng được giao nhiệm vụ thực hiện báo cáo các giao dịch đáng ngờ mà không báo cáo và biết việc chuyển tiền qua tài khoản nhằm mục đích đánh bạc thì cần phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền. Tội rửa tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều 125 BLHS có cấu thành cơ bản như sau: “ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó; 
b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
Trường hợp này, cán bộ, nhân viên ngân hàng đã có dấu hiệu vi phạm về các hành vi sau: Thứ nhất, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản là việc thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi gửi tiền và mở tài khoản, chuyển tiền tại ngân hàng nhằm che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản dùng để đánh bạc. Thứ hai, che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó. 
Bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong sự việc để hơn 14 ngàn tỷ đồng đánh bạc được thanh toán qua hệ thống ngân hàng thì các nhà làm luật cũng cần xem xét lại bất cập trong văn bản pháp lý hiện hành. Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012 đã quy định hệ thống ngân hàng phải có trách nhiệm phát hiện những tài khoản có giao dịch bất thường, phối hợp, cung cấp thông tin chặt chẽ với cơ quan điều tra. Tuy nhiên, quy định này đang nằm trên giấy, bởi hầu hết các ngân hàng hiện vẫn viện ra Nghị định 70/2000/NĐ-CP về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng để từ chối hợp tác nếu không có quyết định khởi tố./.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.