'Mạnh tay' mới loại bỏ được bết bát trong nông lâm nghiệp

Một số doanh nghiệp khai thác, chế biến cao su cần sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động
Một số doanh nghiệp khai thác, chế biến cao su cần sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động
(PLO) - Một nguồn tin có thẩm quyền cho hay, đến cuối 2015, bình quân lợi nhuận trước thuế trong 3 năm gần đây (2012-2014) của các Cty nông, lâm nghiệp là 2.797 tỷ đồng. Trong khi tổng số lỗ lũy kế được xác định là 1.071 tỷ đồng.

Trước thực tế, làm ăn bết bát của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này, Chính phủ đã yêu cầu đến năm 2017 phải hoàn thành sắp xếp, đổi mới các Cty nông, lâm nghiệp. Thế nhưng, đến giữa năm 2016 vẫn còn nhiều địa phương thờ ơ không thực hiện.  

Nhiều tỉnh, thành chưa xong phương án

Bộ NN&PTNT cho biết, tính đến ngày 30/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 37 phương án tổng thể của các tỉnh, TP, tập đoàn, tổng Cty nằm trong diện phải có phương án đổi mới, sắp xếp.  

Trong tổng số 41 phương án buộc phải trình lên Bộ NN&PTNT thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện vẫn còn 2 phương án chưa được duyệt là Sơn La và TP HCM, 1 phương án của TP Cần Thơ đã tổ chức thẩm định nhưng phải xây dựng lại do vướng vấn đề tài chính của Nông trường Sông Hậu, 2 địa phương phải bổ sung phương án tổng thể là Nghệ An và Thanh Hóa. Và duy nhất còn TP Hà Nội là vẫn chưa xây dựng phương án tổng thể để trình theo quy định. 

Trao đổi với PLVN, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho hay, việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn vì liên quan đến giải quyết đất đai, lao động và tài sản trên đất, nhất là đối với diện tích khoán đất, khoán rừng và vườn cây ổn định. Do quá trình xây dựng đề án cần phải thống nhất với địa phương nên đòi hỏi vừa cần có thời gian để thực hiện vừa phải đảm bảo chất lượng của đề án, phương án. 

Cục Quản lý doanh nghiệp (Bộ NN&PTNT) xác nhận, tổng số Cty nông, lâm nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp đổi mới theo Nghị định 118/2014-NĐ-CP là 254 Cty, trong đó 120 Cty nông nghiệp, số còn lại 134 là Cty lâm nghiệp. Đến 30/6/2016, Bộ NN&PTNT đã tổ chức thẩm định mô hình sắp xếp, đổi mới của 251 Cty trình lên và Thủ tướng đã phê duyệt được 243 Cty. 

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, việc sắp xếp, đổi mới các Cty nông, lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn vì liên quan đến giải quyết đất đai, lao động và tài sản trên đất, nhất là đối với diện tích khoán đất, khoán rừng và vườn cây ổn định. Do quá trình xây dựng đề án cần phải thống nhất với địa phương nên đòi hỏi vừa cần có thời gian để thực hiện vừa phải đảm bảo chất lượng của đề án, phương án.

“Ngoài ra, nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc lựa chọn mô hình sắp xếp, đổi mới, nhất là về tiêu chí để lựa chọn đối tác trong mô hình Cty TNHH hai thành viên trở lên và khó khăn đối với các Cty nông, lâm nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa bàn chiến lược, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh…”- ông Tuấn nói. 

“Cục nợ” hơn 6.000 tỷ

Theo tìm hiểu của PLVN, tính đến 25/12/2015, giá trị tài sản theo sổ sách của các Cty nông, lâm nghiệp được xác định là 40.517 tỷ đồng, bình quân lợi nhuận trước thuế  3 năm 2012-2013-2014 là 2.797 tỷ đồng. Trong khi tổng số lỗ lũy kế cũng được xác định là 1.071 tỷ đồng, chiếm 4% vốn chủ sở hữu. 

Đáng chú ý, số lỗ lũy kế này tập trung phần lớn tại các Cty kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp. Một số Cty lỗ lũy kế trên 20 tỷ đồng được điểm mặt chỉ tên như: Cty TNHH MTV cà phê Ia Châm (52 tỷ đồng), Cty TNHH MTV cà phê  Ea Tul (40 tỷ đồng), Cty TNHH MTV cà phê Chư Quynh (33 tỷ đồng), Cty TNHH MTV cao su Mang Yang (39 tỷ đồng), Cty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh (56 tỷ đồng), Tổng Cty 15 - Bộ Quốc phòng (334 tỷ đồng). 

Những Cty có số lỗ lũy kế vượt quá  3/4 vốn chủ sở hữu đều được thực hiện giải thể. Theo một báo cáo được Cục Quản lý doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT phát đi hồi cuối năm 2015 cho thấy đã có 29 doanh nghiệp (15 Cty lâm nghiệp, 14 nông nghiệp) đã được lên danh sách cho giải thể đợt này.

Tuy nhiên, số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy tình hình nợ nần tại các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp cũng hết sức đáng lưu ý. Theo cơ quan này, nợ vay của các Cty nông - lâm nghiệp được cập nhật đến thời điểm 31/3/2016, đã có 96 Cty có phát sinh vay vốn tại các tổ chức tín dụng  - với dư nợ gần 6.455 tỷ đồng, trong đó dự nợ cho vay trung, dài hạn chiếm trên 66%. 

Cơ quan ngân hàng cho biết thêm, nợ xấu của các Cty nông, lâm nghiệp đến 31/3/2016 là khoảng 38,33 tỷ đồng, chiếm 0,6%. Về tình hình nợ ngoại bảng (hiểu nôm na là các cam kết thanh toán, trả nợ, cấp tín dụng… hay các hợp đồng phái sinh tỷ giá của ngân hàng với khách hàng trong tương lai- PV), các tổ chức tín dụng đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và hạch toán ngoại bảng đối với các khoản dư nợ gần 340 tỷ đồng của 23 Cty nông, lâm nghiệp.

Theo đánh giá của cơ quan này, việc thu nợ của các Cty này gặp nhiều khó khăn và hầu như không thu được do các Cty chỉ hoạt động cầm chừng, tình hình tài chính mất cân đối và không có nguồn trả nợ ngân hàng. 

Tổng Cty 15 (Bộ Quốc phòng) lỗ hàng trăm tỷ đồng

Theo thống kê, một số Cty nông, lâm nghiệp có số lỗ lũy kế trên 20 tỷ đồng như: Cty TNHH MTV cà phê Là Châm (52 tỷ đồng), Cty TNHH MTV cà phê  Ea Tul (40 tỷ đồng), Cty TNHH MTV cà phê Chư Quynh (33 tỷ đồng), Cty TNHH MTV cao su Mang Yang (39 tỷ đồng), Cty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh (56 tỷ đồng), Tổng Cty 15 - Bộ Quốc phòng (334 tỷ đồng).

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.