Kim sách Triều Nguyễn - di sản vô giá

Kim sách bằng vàng, niên hiệu Gia Long năm thứ 18 (năm 1819) ghi chép việc lên ngôi Hoàng đế của Minh Mệnh. (Ảnh: Bảo Châu)
Kim sách bằng vàng, niên hiệu Gia Long năm thứ 18 (năm 1819) ghi chép việc lên ngôi Hoàng đế của Minh Mệnh. (Ảnh: Bảo Châu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa phối hợp tổ chức Không gian trưng bày “Châu bản Triều Nguyễn - Ký ức một triều đại”. Tại đây, công chúng được chiêm ngưỡng kim sách bằng vàng, niên hiệu Gia Long năm thứ 18 (năm 1819) ghi chép việc lên ngôi Hoàng đế của Vua Minh Mệnh.

Thư tịch cổ đặc biệt

Triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm (1802 - 1945) với 13 triều vua, đã cho đúc số lượng kim sách vô cùng lớn. Sự ra đời, mục đích, nội dung của kim sách hầu hết được ghi chép đầy đủ trong các thư tịch cổ đương thời như “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”, “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ”...

Kim sách Triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt để ghi lại sắc mệnh, chiếu dụ vua ban về các việc chính sự, lễ nghi triều đình. Việc chế tạo kim sách giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện. Lời sách do đích thân các hoàng đế tự biên soạn hoặc sai các danh nho, đại thần đương thời chấp bút.

Lâu nay nhiều người vẫn nghĩ số kim sách này đã bị thất lạc hết hoặc không rõ số phận ra sao. May mắn thay, hiện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đang lưu giữ một sưu tập gồm những kim sách quí nhất, quan trọng nhất và linh thiêng nhất của vương Triều Nguyễn. Đặc biệt, trong sưu tập có nhiều quyển kèm theo kim bảo (ấn vàng, ấn bạc) được ban phong trong cùng thời điểm, cùng sự kiện.

Kim sách Triều Nguyễn thường được làm bằng vàng hoặc bạc mạ vàng, theo khổ chữ nhật đứng, bìa trang trí hình rồng 5 móng và hình phượng, gáy đóng 4 khuyên tròn. Bởi vậy, mỗi quyển kim sách là độc bản, không những chứa đựng các thông tin giá trị về lịch sử, văn hóa của triều đại mà còn là một di sản vô giá.

Thăng trầm kim sách

TS.Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho hay công đoạn chế tạo được tiến hành rất khắt khe ngay từ khâu tuyển chọn nghệ nhân. Những bậc thầy giỏi nhất trên toàn quốc được tuyển chọn về xưởng chế tác của triều đình. Những xưởng này nằm ngay trong Hoàng cung Triều Nguyễn, phía đông của Tử Cấm Thành, ở khu của Phủ Nội vụ - kho tàng lưu trữ những kho báu của triều đại. Do vậy, quy trình chế tác rất kỳ công và được kiểm soát nghiêm ngặt.

Ví dụ, vàng để chế tạo kim sách không phải vàng 10 tuổi mà là vàng non hơn để dễ chế tác, nhưng được tinh luyện và được giám định rất tỉ mỉ. Người thể hiện thư pháp cũng đều là bậc đại bút trong Hàn lâm Viện. Sau đó, thợ thủ công mới khắc chữ đó lên vàng hoặc bạc mạ vàng. Nếu có sai phạm dù chỉ một chút cũng bị phạt nặng. Các tác phẩm khi hoàn thiện gần như đạt mức hoàn hảo vì được chế tác và giám sát công phu. Các kim sách, kim ấn mang tính tượng trưng cao, vì bản thân kim sách và kim ấn được đúc ra để sử dụng như một vật thờ, trưng bày như là một sự tôn vinh.

TS. Phan Thanh Hải chia sẻ, những cuốn kim sách là những bảo vật độc bản, được chế tác rất tinh xảo đạt đến trình độ cao về mặt mỹ thuật và kỹ thuật. Trong suốt 143 năm của Triều đại nhà Nguyễn với chín chúa, mười ba vua và rất nhiều hoàng hậu, hoàng thái tử, hoàng tử, công chúa... chắc chắn số lượng kim sách được làm là vô cùng lớn. Đáng tiếc, những báu vật này đã bị hủy hoại gần hết.

Đặc biệt, năm 1862, sau khi ký hòa ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp, Hoàng đế Tự Đức đã phải thu hồi nhiều kim sách, kim ấn đã ban cho các hoàng thân, công chúa trước đây, nấu thành thỏi để bồi thường chiến phí. Từ đời Vua Đồng Khánh (1885 - 1889) về sau, do tình hình quốc khố nghèo nàn, những kim sách, kim bảo theo lệ cũ làm bằng vàng đều đổi thành bạc mạ vàng.

Sinh thời, Giáo sư Nguyễn Lân từng nhắc lại kỷ niệm thời ông là thành viên Ban điều hành Chương trình Tuần lễ vàng. Theo đó, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Tuần lễ vàng (từ ngày 4/9/1945) nhằm khuyến khích người dân đóng góp cho ngân sách quốc gia để tháo gỡ sự khó khăn tài chính của đất nước. Bấy giờ, có nhiều ý kiến là nên lấy các ấn và cuốn sách bằng vàng của Triều đình nhà Nguyễn để nấu chảy, bổ sung ngân khố quốc gia. Nhưng đề xuất này không được Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý. Người phân tích: “Đây là bằng chứng vật chất còn lại để thế hệ mai sau biết về văn hiến nước nhà, để con cháu còn có bằng chứng mà tự hào với các nước”.

Mỗi quyển kim sách không những chứa đựng những thông tin giá trị về lịch sử, văn hóa triều đại mà còn là một di sản vô giá. Thời gian tới, các nhà nghiên cứu sẽ làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận kim sách là Di sản Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.