Giới trẻ và hành trình kết nối tinh hoa văn hóa

Vở diễn với sự góp mặt của các sinh viên và nghệ sĩ trẻ tài năng đến từ các trường múa chuyên nghiệp tại Việt Nam (Ảnh: Page Tinh Hoa Bắc Bộ - The Quintessence of Tonkin)
Vở diễn với sự góp mặt của các sinh viên và nghệ sĩ trẻ tài năng đến từ các trường múa chuyên nghiệp tại Việt Nam (Ảnh: Page Tinh Hoa Bắc Bộ - The Quintessence of Tonkin)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những giá trị lịch sử và nét đẹp văn hóa dân gian vẫn luôn được coi là hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Đáng tự hào là giới trẻ ngày càng trân trọng và không ngừng sáng tạo để tiếp nối mạch nguồn, làm sống lại những giá trị văn hóa lâu đời ấy.

Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, làm thế nào để giữ hồn văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ biết tới và trân trọng luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở. Liệu các bạn trẻ ngày nay có thực sự chỉ đang chạy theo xu hướng thời đại mà quên đi những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống?

Câu trả lời chắc chắn là không! Thực tế cho thấy thế hệ trẻ vẫn đang không ngừng tìm hiểu, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy. Theo ghi nhận trong vở diễn “ Tinh hoa Bắc Bộ” - một trong những vở diễn thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, đã có tới hơn 100 trên tổng số 250 diễn viên tham dự là các bạn nghệ sĩ và sinh viên trẻ tài năng đến từ Trường Cao đẳng múa Hà Nội và các trường múa chuyên nghiệp khác tại Việt Nam. Với một tình yêu lớn lao dành cho lịch sử và văn hóa dân tộc, họ đã hóa thân thành những người nghệ sĩ thực sự trên sân khấu, thổi một làn gió mới đầy năng động, trẻ trung, nhiệt huyết và đem đến cho khán giả những màn trình diễn mãn nhãn nhất. Cho đi và cống hiến, các bạn trẻ ấy mong muốn góp một phần công sức của mình để những giá trị lịch sử và văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc được lan tỏa và biết tới nhiều hơn nữa.

Ngay từ khi vừa mở cửa, show diễn đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các bạn trẻ đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội. Nhiều bạn trẻ không quản đường xá xa xôi vượt quãng đường hơn 25 cây số để tới thưởng thức vở diễn. “Mỗi khi nhớ đến những phân khúc ánh sáng, âm nhạc và con người hòa vào nhau đêm thứ 7 ấy, mình lại cảm thấy tuổi thơ ùa về, yêu mẹ yêu cha, yêu quê hương xóm làng, yêu đất nước và con người Việt Nam mình hơn”, bạn Nguyễn Bảo Linh, sinh viên năm hai trường Đại học Ngoại thương chia sẻ.

Nhiều người nói rằng giới trẻ đang dần xa rời và lãng quên đi lịch sử nước nhà nhưng thực chất không phải vậy, giới trẻ chỉ đang chưa tìm được phương thức phù hợp để tiếp cận với lịch sử mà thôi. “Với mình, việc tìm hiểu về lịch sử thông qua những buổi biểu diễn nghệ thuật như này có hiệu quả hơn nhiều so với việc đọc đi đọc lại những kiến thức khô khan trên sách vở. Mình tin rằng Tinh hoa Bắc bộ sẽ là trải nghiệm văn hóa đọng lại cảm xúc sâu đậm trong lòng mỗi người mỗi khi tới đây thưởng thức”, Linh cho biết thêm.

Xu hướng trải nghiệm văn hóa mới của giới trẻ: Tìm về với những giá trị xưa cũ qua hình thức nghệ thuật mới

Ngày nay, các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống chắc hẳn không còn xa lạ đối với giới trẻ nhưng khi nhắc tới biểu diễn nghệ thuật thực cảnh, có lẽ không phải bạn trẻ nào cũng biết. Là show diễn thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, Tinh hoa Bắc bộ được Tổ chức Kỉ lục Guinness Việt Nam trao bằng xác lập 2 kỷ lục là “Vở diễn có sân khấu mặt nước lớn nhất Việt Nam” và “Vở diễn có số lượng diễn viên là nông dân đông nhất Việt Nam”.

Sân khấu thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ”

Sân khấu thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ”

Trong khoảng thời lượng hơn một tiếng, khán giả sẽ được thăng hoa và đắm chìm trong đủ các cung bậc cảm xúc khi thưởng thức trọn vẹn 6 vở diễn: Thi ca, Cõi Phật, Hoài cổ, Nhạc họa, An vui và Ngày hội. Mỗi phần lại thể hiện cho văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của người Việt trong lao động, học vấn, tri thức, hội làng cùng các lĩnh vực nghệ thuật như điêu khắc, kiến trúc. Sức hút của vở diễn đến từ sự tổng hòa của các yếu tố hình ảnh, dàn âm thanh ánh sáng tiên tiến, sân khấu nước hoành tráng cùng phần lớn dàn diễn viên có xuất thân từ nông dân - một điểm đặc biệt mà từ trước tới nay ít vở diễn nào có được bởi theo như cha đẻ của show diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ: “Không ai diễn tả chân thực và sinh động nhất đời sống, văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của một vùng Bắc Bộ bằng chính những người con nơi đó”.

Không chỉ quảng bá và thúc đẩy du lịch tại địa phương, show diễn còn tạo việc làm có thu nhập cho bà con xã Sài Sơn với mục tiêu phát triển đồng đều và toàn diện. Chị Nguyễn Thị Hà (37 tuổi), một người nông dân xã Sài Sơn tham gia vở diễn cho biết số lượng các bạn trẻ đến xem các vở diễn đang ngày một nhiều lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi nhiều người lo sợ rằng thế hệ trẻ ngày nay đang dần trở nên lãng quên lịch sử, chúng mải mê chạy theo những xu hướng mới của thời đại mà vô tình quên đi cội nguồn quê hương, đánh mất cái hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Với chị Hà, những tràng pháo tay không ngớt và ánh mắt tự hào của lớp trẻ ấy đã trở thành sự cổ vũ, động lực cho chị cùng các diễn viên ngày một tự tin, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đến với vở diễn với niềm đam mê và niềm vui lan tỏa văn hóa cộng đồng.

Tinh hoa Bắc Bộ có thể được ví như cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, bước qua cây cầu ấy, các bạn trẻ như được “xuyên không” trở về với thời đại của cha ông ta ngày trước, thấu hiểu những khó khăn, gian khổ mà họ đã từng phải chịu đựng, qua đó càng thêm biết ơn và trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại. Qua việc đưa lớp trẻ trải nghiệm những đặc sắc trong nét văn hóa của vùng Bắc Bộ Việt Nam, show diễn đã khơi gợi tinh thần tự tôn dân tộc, lòng tự hào và yêu mến văn hóa dân gian. Lịch sử là sự thật, quá khứ đã khép lại nhưng chúng ta không bao giờ được phép lãng quên đi lịch sử. Và nhiệm vụ của lớp trẻ ngày nay là làm sao để có thể giữ gìn, bảo tồn và lan tỏa những dấu tích lịch sử và văn hóa dân gian để chúng trở thành những giá trị trường tồn và sống mãi với thời gian.

Vì sự phát triển bền vững

Người ta vẫn thường nói “Tre già măng mọc”, chỉ khi những lớp thế hệ sau kế thừa được nét đẹp văn hóa của thế hệ trước thì những giá trị văn hóa ấy mới có thể tồn tại mãi theo thời gian. Việc người trẻ tham gia khám phá show diễn Tinh hoa Bắc Bộ giúp họ có cơ hội tiếp xúc và hiểu thêm về những nét đẹp của văn hóa dân gian cùng những truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Đây là những di sản văn hóa quý giá mà không phải ai cũng biết và có thể trải nghiệm được trong cuộc sống hiện đại.

Nhiều người trẻ yêu thích show diễn Tinh Hoa Bắc Bộ và đã có những bài viết lan tỏa đến mọi người (Nguồn: Facebook)

Nhiều người trẻ yêu thích show diễn Tinh Hoa Bắc Bộ và đã có những bài viết lan tỏa đến mọi người (Nguồn: Facebook)

Bên cạnh đó, đây cũng là một hình thức để bộ phận giới trẻ củng cố niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, từ đó có thêm động lực, tinh thần trong việc đóng góp, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của Việt Nam.

Tinh Hoa Bắc Bộ được các bạn trẻ thêm vào danh sách tour du lịch đêm đặc sắc (Nguồn: Facebook)

Tinh Hoa Bắc Bộ được các bạn trẻ thêm vào danh sách tour du lịch đêm đặc sắc (Nguồn: Facebook)

Bằng cách ủng hộ, quan tâm và chia sẻ về show diễn, nhiều bạn trẻ đã góp phần lan tỏa Tinh Hoa Bắc Bộ đến sâu rộng trong cộng đồng, thu hút nhiều khán giả trong và ngoài nước, nâng cao uy tín và hình ảnh của nền văn hóa Việt Nam trên thế giới.

Một nhóm các bạn trẻ tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền đã làm catalogue gửi tặng show diễn Tinh Hoa Bắc Bộ (Nguồn: Page Tinh Hoa Bắc Bộ)

Một nhóm các bạn trẻ tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền đã làm catalogue gửi tặng show diễn Tinh Hoa Bắc Bộ (Nguồn: Page Tinh Hoa Bắc Bộ)

Ngày nay, giới trẻ ngày càng có nhiều hình thức để tiếp tục sáng tạo, tiếp cận lịch sử và văn hóa dân gian như truyền thông, văn nghệ, phim ảnh, hội họa…. Các hoạt động này không chỉ giúp giới trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng, tình yêu và tôn trọng đối với lịch sử và văn hóa dân gian, mà còn giúp họ truyền bá, lan tỏa những giá trị này đến sâu rộng trong cộng đồng, xã hội. Chính là một thế hệ sống trong thời đại số, mỗi một người trẻ hãy coi đây là cơ hội để đem những giá trị văn hóa dân gian tới rộng rãi hơn với công chúng trong nước và quốc tế, để những bản sắc ấy không bị lãng quên, suy thoái theo thời gian mà sẽ được bảo tồn, phát huy đến cả những thế hệ sau này.

Tin cùng chuyên mục

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Đọc thêm

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen
(PLVN) -  UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa - Nâng tầm hội nhập”. Hội thảo dự kiến tổ chức ngày 17/5/2024 trong chuỗi sự kiện Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với quy mô cấp quốc tế.

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.