Khủng hoảng ở Vùng Vịnh nguy cơ gia tăng

Doha cho rằng những yêu cầu mà các nước Arab đưa ra là phi thực tế.
Doha cho rằng những yêu cầu mà các nước Arab đưa ra là phi thực tế.
(PLO) - Qatar cho rằng những yêu cầu màcác nước Arab đưa ra cho nước này là không thể đáp ứng, dấy lên lo ngại cuộc khủng hoảng ngoại giao ở khu vực hiện nay có thể sẽ gia tăng. 

Theo AFP, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Doha, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani nói rằng danh sách những điều kiện mà các nước Arab đã đưa ra cho Qatar để khôi phục quan hệ ngoại giao “là phi thực thế và không thể thực hiện”.

“Những yêu sách đso không phải liên quan đến chủ nghĩa khủng bố mà là để ngăn chặn tự do ngôn luận”, ông Al-Thani nói.

Sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa không phận, đường bộ, đường biển với Qatar với cáo buộc chính quyền Doha tài trợ khủng bố, 4 nước Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập hôm 22/6 đã chuyển tới Qatar bản danh sách 13 yêu cầu của họ để đổi lấy việc chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao ở Vùng Vịnh.

Các yêu cầu này bao gồm Doha chấm dứt tài trợ cho nhóm Anh em Hồi giáo, đóng cửa đài truyền hình al-Jazeera, hạ mức quan hệ ngoại giao với Iran và đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở vương quốc này...

Đến ngày 2/7, các nước trên đã gia hạn thêm 48 giờ để Doha đáp ứng yêu cầu của họ sau khi hạn chót ban đầu kết thúc. 

Phản hồi chính thức của Doha với các yêu cầu của 4 nước Arab đã được ông Sheikh Mohammed bàn giao cho Kuwait – nước đóng vai trò trung gian hòa giải cho tranh cãi hiện nay – nhưng các nội dung cụ thể trong phản hồi này chưa được công bố. 

Các thông tin trên được đưa ra trước khi Ngoại trưởng Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập hôm nay dự kiến nhóm họp tại Cairo để thảo luận về cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất ở khu vực trong nhiều năm trở lại đây.

Ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al-Nahyan hôm 4/7 cho biết, cuộc thảo luận dự kiến sẽ bàn về những động thái của 4 nước nhằm vào Qatar.

Trước đó, 4 nước nói trên tuyên bố có thể sẽ áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt nếu Doha không chấp thuận những yêu cầu của họ.

Theo một số quan chức, nếu Qatar không hợp tác, Saudi Arabia và các đồng minh có thể sẽ yêu cầu các công ty nước ngoài phải lựa chọn giữa việc làm ăn với họ hay với Doha.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.