Không tiền chữa bệnh, một nông dân tự cưa chân

Zheng mô tả lại ca phẫu thuật kinh khủng mà anh đã tự thực hiện trên chân mình
Zheng mô tả lại ca phẫu thuật kinh khủng mà anh đã tự thực hiện trên chân mình
(PLO) - Năm 2012, anh nông dân Trung Quốc Zheng Yanliang đã gây chú ý khi phải tự cưa chân vì không có đủ tiền trả phí điều trị bệnh. Lần đầu tiên trong thời gian qua, anh đã chia sẻ câu chuyện của mình, qua đó cho thấy những vấn đề lớn vẫn còn tồn tại trong hệ thống chăm sóc y tế của Trung Quốc. 
"Tôi thấy xương lộ ra ở chân phải"
Zheng Yanliang, 47 tuổi, người tỉnh Hà Bắc, đã bị nhiễm trùng chân trong năm 2012 và hệ thống máu nuôi dưỡng chân bắt đầu bị hỏng. Không có tiền đi khám bệnh, Zheng ở nhà cho tới khi cái chân bắt đầu bị hoại tử, gây đau đớn không thể chịu nổi. 
Vào thời điểm Zheng tìm tới bác sĩ, anh nhận được tin dữ: Buộc phải tiến hành phẫu thuật và sẽ bị cắt mất chân. Đó là khi Zheng nhận ra anh đang ở trong một rắc rối lớn hơn. "Tôi hỏi các bác sĩ rằng ca phẫu thuật sẽ tốn kém bao nhiêu tiền" - anh kể - "Viên bác sĩ trả lời rằng chi phí khoảng hơn 300.000 NDT (49.000 USD) cho một chân và hơn 1 triệu NDT cho cả hai chân. Tôi không có tiền. Cả gia tài của tôi chỉ có khoảng 20.000 NDT". 
Không có tiền để điều trị hoặc phẫu thuật, Zheng cảm thấy mình chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc trở lại quê nhà ở Dongzang, quận Qingyuan, nơi anh có 6 tháng chịu đau đớn vô cùng. "Tôi nằm liệt giường hơn 3 tháng trời. Chân tôi chuyển sang màu đen. Da và thịt đều biến thành màu đen" - anh kể - "Có những con dòi xuất hiện trong thịt. Tôi thậm chí còn thấy xương lộ ra ở chân bên phải. Tôi cảm thấy bệnh khi chứng kiến cảnh đó". 
Cuối cùng Zheng không thể chịu nổi đau đớn. Anh quyết định phải hành động dứt khoát. "Tôi nói với vợ mình rằng sẽ cưa chân. Cô ấy không vui. Chúng tôi đã cãi nhau và cô ấy bỏ đi. Tôi tìm thấy một cái cưa dưới giường và một con dao nhỏ. Vậy là tôi cầm lấy và cưa chân. Chuyện mất khoảng 20 phút. Tôi đã đổ mồ hôi như mưa" - Zhang kể. 
Câu hỏi chính đáng
Màn phẫu thuật tự làm này của Zheng được thực hiện trong tháng 4/2012. Tuy nhiên nó mới chỉ được báo chí chính thống đưa tin gần đây. 
Trường hợp của Zheng dù cá biệt, đã cho thấy khiếm khuyết còn tồn tại trong hệ thống chăm sóc y tế của Trung Quốc, đặc biệt là với những người sống ở nông thôn. Zheng được chăm sóc y tế theo một số chương trình bảo hiểm y tế của chính quyền. Nhưng anh phải trả chi phí trước và cũng chỉ được nhận lại một phần chi phí. 
Tin tức về sự kiện đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi lớn về tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống chăm sóc y tế Trung Quốc, đặc biệt là với các gia đình có thu nhập thấp. Rất nhiều người đã cảm động bởi chuyện của Zheng, tới mức họ quyên tặng hơn 300.000 NDT ủng hộ anh. Anh còn được đề nghị chăm sóc y tế miễn phí, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhưng Zheng tỏ ra rất lo lắng về tương lai của mình. 
"Tôi không có thu nhập. Tôi hy vọng chính quyền hoặc bệnh viện chăm sóc mình. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị ốm?" - anh hỏi. Đây là câu hỏi chính đáng. Giống Zheng, gần như một nửa trong số 1,3 tỷ dân Trung Quốc sống ở vùng nông thôn. Bất chấp việc chính quyền đã có tiến triển trong hoạt động cải cách lĩnh vực chăm sóc y tế, khoảng 80% dịch vụ chăm sóc y tế và khám chữa bệnh vẫn tập trung quanh các đô thị. 
Trung bình chi phí y tế trên đầu người ở khu vực đô thị vẫn cao hơn nhiều khu vực nông thôn. Theo giáo sư John Cai, giám đốc Trung tâm quản lý và chính sách chăm sóc y tế tại Trường kinh doanh quốc tế châu Âu Trung Quốc, những người ở nông thôn Trung Quốc gặp bất lợi rất lớn về mặt y tế. 
"Chúng ta vẫn còn thiếu một lượng lớn các bác sĩ đạt chuẩn, vì thế các bác sĩ giỏi đều tập trung ở nhiều thành phố lớn, trong các biện viện lớn" - ông nói - "Thực tế này đã thêm rất nhiều gánh nặng cho người nông dân này, nếu anh ấy không thể có được sự chăm sóc y tế tốt ở nơi sinh sống. Anh ấy sẽ phải tới các thành phố lớn và việc này sẽ làm tăng thêm chi phí vận tải, khách sạn. Tình hình rõ ràng sẽ tồi tệ hơn". 
Bài toán khó cho Trung Quốc
Kể từ sau khi lên báo, Zheng đã phẫu thuật nốt chiếc chân còn lại ở vùng trên gối, sau khi nó cũng bị nhiễm trùng. Ca phẫu thuật được tiến hành ở một bệnh viện cấp tỉnh tại Baoding. Nhưng anh biết mình sẽ cần điều trị thêm và không rõ sẽ kiếm tiền đâu ra để chi trả chi phí. 
Chính quyền Trung Quốc biết rõ các vấn đề mà những người như Zheng đang đối mặt. Chính quyền đã cam kết sẽ khiến hệ thống chăm sóc y tế trở nên dễ tiếp cận và có chi phí vừa phải. Chính quyền muốn các bệnh viện cắt giảm chi phí, giảm sử dụng thuốc đắt tiền, giảm chi phí chẩn đoán và chữa trị bệnh, vốn có thể khiến các gia đình nghèo phá sản. 
Bắc Kinh đặt mục tiêu cung cấp chăm sóc y tế rộng rãi, miễn phí cho toàn bộ người dân Trung Quốc vào năm 2020. Nhưng đạt được mục tiêu này sẽ vô cùng tốn kém. Chi tiêu chăm sóc y tế ở Trung Quốc được dự báo sẽ tăng gấp 3 vào năm 2020, lên mức 1.000 tỷ USD. Và Trung Quốc sẽ phải tìm nguồn chi trả cho khoản phí khổng lồ đó, vốn không phải chuyện dễ dàng, nhưng là yêu cầu bắt buộc để giúp không tái xuất hiện các trường hợp đầy bi kịch như Zheng.

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh Thu Hằng)

Mỗi doanh nhân phải luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật

(PLVN) - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).

Đọc thêm

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc với Cục Quân y

Đại tướng Phan Văn Giang đến thăm và làm việc với Cục Quân y.
(PLVN) - Chiều 9/5, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm và làm việc với Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần). Dự buổi làm việc có Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần và đại diện các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: