Không tặc Dan Cooper và cú nhảy “lịch sử”

 Mô tả nhận dạng Dan Cooper,
Mô tả nhận dạng Dan Cooper,
(PLO) - Hơn 40 năm qua, bất chấp những nỗ lực tìm kiếm, giới chức Mỹ vẫn chưa thể xác định được tung tích thủ phạm trong vụ cướp máy bay đòi tiền chuộc chấn động dịp Lễ Tạ ơn năm 1971. 

Mẩu giấy trong túi nữ tiếp viên hàng không

Khoảng 16h00 ngày 24/11/1971, một người đàn ông trung niên trong trang phục lịch lãm với đồ đen và cà vạt tiến tới quầy bán vé tại Sân bay quốc tế Portland ở bang Oregon, Mỹ. 

Người này xưng tên Dan Cooper, đề nghị được mua một vé máy bay một chiều tới Sân bay Seattle-Tacoma ở Washington với mức giá 20 USD. 

Yêu cầu của người đàn ông được đáp ứng khá nhanh gọn. Ông ta được xếp cho chỗ ngồi số 18C ở gần ngay lối đi trên chuyến bay của hãng hàng không Northwest Orient Airlines, xuất phát lúc 16h35 cùng ngày. 

Trên chuyến bay có tổng cộng 36 hành khách, không tính Cơ trưởng William Scott, các cơ phó Bob Rataczak, 2 H.E. Anderson và 2 tiếp viên tên Tina Mucklow và Florence Schaffner. 

14h50 phút, máy bay cất cánh. Theo lịch trình, chiếc Boeing 727-100 mang số hiệu 305 đó sẽ mất khoảng 30 phút để bay từ Oregon tới Washington. 

Khi máy bay vừa cất cánh được ít phút, Cooper liền ngoắc tay gọi tiếp viên Florence Schaffner đến gần và nhét một mẩu giấy vào túi áo của cô. Vào những năm 1960 và 1970, những người đàn ông khi đi máy bay một mình vẫn thường cố tình chuyển thông tin số điện thoại hay số phòng của họ cho các tiếp viên hàng không để trêu ghẹo nên Schaffner cũng không mấy lưu tâm. 

Nhưng khi nữ tiếp viên đi qua hàng ghế của vị khách nam lần thứ 2, hắn liền ra hiệu cho cô ghé sát lại và thì thầm: “Cô nên mở tờ giấy ra đọc. Tôi có bom đấy”. 

Ngay sau đó, Schaffner vội vã đi về phía bếp chuẩn bị đồ ăn để lấy mảnh giấy ra đọc. Mẩu giấy được in sẵn, với nội dung: “Tôi có bom trong vali. Tôi sẽ sử dụng nó khi cần thiết. Tôi muốn cô ngồi xuống cạnh tôi. Mọi người đã bị bắt cóc”. 

Khi Schaffner trở ra, Cooper đã chuyển sang ghế phía trong để nhường ghế cho cô. Hắn cũng mở chiếc vali màu đen của mình để cô nhìn thấy 8 xi lanh có gắn những sợi dây điện và một cục pin lớn. 

Đóng vali lại, hắn bắt đầu nói yêu cầu của mình: 200.000 USD, 2 chiếc dù, một chiếc xe chở nhiên liệu ở sẵn tại Seattle để tiếp nhiên liệu cho máy bay ngay khi máy bay đến. Schaffner vội vã vào buồng lái để đưa mảnh giấy cho viên phi công. 

Nhận được thông tin, Cơ trưởng Scott đã ngay lập tức liên lạc với trạm kiểm soát không lưu. Thông tin về vụ việc tiếp tục được truyền từ trạm kiểm soát không lưu tới cảnh sát Seattle và sau đó là FBI. 

Trở lại các diễn biến trên máy bay, Cooper sau đó yêu cầu Cơ trưởng cho máy bay lượn lờ trên không cho đến khi tiền và dù được chuẩn bị xong. Để tránh gây hoang mang cho các hành khách, Cơ trưởng Scott đã thông báo rằng vì vấn đề kỹ thuật nên máy bay sẽ bay lượn vòng trước khi cất cánh. Cũng chính vì vậy nên tất cả những người có mặt trên máy bay đều không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra. 

Những yêu cầu tinh quái

Cooper yêu cầu nhận được 20.000 USD tiền mệnh giá 20 USD. Theo các nhà phân tích về sau, đây là tính toán rất chính xác của hắn. Bởi, lượng tiền này sẽ nặng khoảng 9,5kg. Nếu lấy tiền có mệnh giá nhỏ hơn, trọng lượng của khối tiền sẽ tăng thêm, khiến việc nhảy dù tự do trở nên nguy hiểm hơn. Còn tiền có mệnh giá lớn hơn thì việc tiêu thụ cũng khó khăn hơn. 

Ngoài ra, hắn cũng yêu cầu những tờ tiền nhận được có số seri ngẫu nhiên chứ không liên tiếp. Trên thực tế, các điệp viên FBI đã chuẩn bị những tờ tiền có số seri ngẫu nhiên nhưng đều bắt đầu bằng chữ L.

Việc chuẩn bị dù theo yêu cầu của Cooper thậm chí còn khó hơn so với việc chuẩn bị tiền. Căn cứ không quân McChord ở Tacoma đề nghị cung cấp dù nhưng bị tên này từ chối. Hắn muốn những chiếc dù dân sự với phần dây dù do người dùng điều khiển chứ không phải những chiếc dù của quân đội.

 Cuối cùng, cảnh sát Seattle đã liên lạc với một trường dạy nhảy dù để mua được 4 chiếc dù theo yêu cầu của tên cướp. 

Mẩu giấy đe dọa của Cooper không nói rõ hắn dự định sẽ nhảy dù từ máy bay nhưng các yêu cầu của hắn đã khiến cảnh sát và FBI đưa ra giả định này. Do vậy, khi hắn yêu cầu được cấp 2 chiếc dù, họ cho rằng hắn định mang theo một thành viên phi hành đoàn hay một hành khách nhảy dù cùng làm con tin. 

Ban đầu, họ đã nghĩ đến việc sẽ trao dù giả cho Cooper nhưng sau đó đã từ bỏ ý định này vì không thể mạo hiểm tính mạng của một công dân. 

17h24 phút, Cơ trưởng Scott nhận được tin nhóm mặt đất đã chuẩn bị đủ tiền và dù nên cho máy bay tiếp đất. Sau khi máy bay hạ cánh, Cooper yêu cầu Cơ trưởng lái máy bay tới một khu vực sáng đèn ở xa nhà ga, được bật đèn sáng trong khi đèn trên cabin phải được tắt đi phòng khả năng bị đánh lén. 

Một nhân viên của hãng hàng không Northwest đã lái xe của công ty tới gần máy bay. Để nhận đồ, Cooper yêu cầu tiếp viên Tina Mucklow hạ cầu thang phía sau để cô đến nhận tiền ở cầu thang. Khi yêu cầu đã được đáp ứng, Cooper đã thả 36 hành khách và nữ tiếp viên ra Florence Schaffner. 

Song, hắn không thả Tina Mucklow và 3 người trong buồng lái mà yêu cầu tổ lái cất cánh ngay khi việc tiếp nhiên liệu được tiến hành xong. Khi đó là 19h46.

Khi máy bay đã quay trở lại bầu trời, Cooper yêu cầu phi công duy trì độ cao không quá 3.048m và tốc độ dưới 277km/h để tới thành phố Mexico. Hắn cũng buộc nữ tiếp viên và tổ lái ở nguyên trong buồng lái. 

Tại thời điểm đó, trên cửa buồng lái không có lỗ nhỏ nào và cũng không có hệ thống camera điều khiển từ xa nên phi hành đoàn không hề hay biết Cooper đã làm gì trong khoang hành khách. 

Đến khoảng 20h00, đèn đỏ sáng lên, báo hiệu cầu thang phía sau đã được kích hoạt. Qua bộ đàm, Cơ trưởng Scott đề nghị hỗ trợ Cooper nhưng hắn chỉ đáp lại bằng giọng đầy giận dữ: “Không”.

 Đó cũng là lời cuối cùng mà người ta được nghe từ Dan Cooper. Liền sau đó, áp suất không khí trong buồng lái cũng thay đổi đột ngột, cho thấy cửa máy bay đã được mở ra. 

22h15 phút cùng ngày, máy bay hạ cánh xuống Reno, Nevada. Cooper được cho là đã nhảy ra khỏi máy bay khi nhiệt độ ngoài trời vào khoảng -7 độ C, với khối tiền gắn chặt vào ngực.

Cuộc điều tra bế tắc

Kể từ đó cho đến nay, Dan Cooper, do nhầm lẫn của giới truyền thông đã nổi tiếng với danh D.B. Cooper, bặt vô âm tín. Tất cả những cuộc điều tra do giới chức Mỹ tiến hành đều không thể chứng minh được rằng hắn còn sống hay đã chết sau cú nhảy định mệnh năm 1971.

Trong suốt quá trình xảy ra vụ cướp máy bay, cảnh sát đã cố theo dấu của chiếc máy bay Boeing bị khống chế và chờ người nhảy ra từ chiếc máy bay này nhưng do những chiếc máy bay chiến đấu F-106 được điều theo được thiết kế với tốc độ đến hơn 2.400km/h nên việc đuổi theo chiếc máy bay chở khách với vận tốc thấp hơn nhiều đã trở nên vô dụng. 

Chiếc cà vạt và những đồng tiền rách mà cậu bé 8 tuổi nhặt được.
Chiếc cà vạt và những đồng tiền rách mà cậu bé 8 tuổi nhặt được.

Cảnh sát sau đó đã điều máy bay Lockheed T-33 thay thế nhưng chiếc khi chiếc máy bay này bắt kịp máy bay bị đánh cắp thì Cooper đã nhảy xuống. 

Thời tiết khắc nghiệt vào buổi tối xảy ra vụ việc cũng đã khiến cảnh sát phải đến ngày hôm sau mới có thể bắt đầu việc tìm kiếm trên mặt đất. Trong suốt dịp Lễ Tạ ơn đó và nhiều tuần sau đó, cảnh sát đã tiến hành một cuộc tìm kiếm quy mô lớn ở khắp khu vực mà Cooper được cho là đã nhảy xuống nhưng vẫn không tìm được bất cứ dấu vết nào. 

Cảnh sát cũng đã lục tìm cái tên Dan Cooper trong hồ sơ các đối tượng phạm tội với hy vọng mong manh thủ phạm đã dùng tên thật khi mua vé máy bay nhưng đều ôm thất vọng.

Ngày 10/2/1980, một bé trai 8 tuổi đã tìm thấy ở bờ sông Colombia một số tờ tiền mệnh giá 20 USD với số seri trùng với những tờ tiền mà Cooper đã lấy đi. Một số người cho rằng bằng chứng này đã củng cố giả thuyết rằng tên cướp đã không thể sống sót sau cú nhảy từ trên cao trong điều kiện khắc nghiệt như vậy. 

Họ cho rằng Cooper đã chết đuối trên sông, chiếc túi gắn vào ngực hắn qua nhiều năm đã bị phân hủy và những bó tiền đã trôi theo dòng nước. Sau phát hiện trên, cảnh sát Mỹ đã mở các cuộc tìm kiếm mới ở quanh khu vực đó. Nhưng, họ vẫn không tìm được thi thể hay chiếc dù mà Cooper đã sử dụng để chứng minh rằng tên cướp đã tử nạn.

Trong suốt nhiều năm qua, cũng đã có nhiều người tự nhận mình là Dan Cooper. FBI cũng đã tiến hành kiểm tra một số trường hợp nhưng tất cả đều vô ích. Cho đến nay, vụ việc đã hết thời hạn khởi tố nhưng giới chức Mỹ vẫn chưa khép lại vụ việc về cáo buộc không tặc nhằm vào tên Dan Cooper…/.

Vụ cướp máy bay nói trên đã chấm dứt việc buông lỏng quản lý hành khách trên các chuyến bay. Vào đầu năm 1973, Cơ quan hàng không lên bang Mỹ (FAA) yêu cầu các hãng hàng không kiểm tra hành khách và hành lý. Sau hàng loạt các vụ bắt chước vụ việc này xảy ra vào năm 1972, FAA cũng yêu cầu các máy bay Boeing 727 phải trang bị một thiết bị được gọi là “van Cooper” để ngăn cầu thang phía sau máy bay được hạ xuống trong suốt chuyến bay. Cầu thang này về sau được loại bỏ hoàn toàn. Bên cạnh đó, các lỗ nhỏ cũng được thiết lập ở cửa buồng lái để các thành viên phi hành đoàn bên trong có thể giám sát được những sự việc xảy ra trong khoang hành khách dù cửa buồng lái vẫn đóng. 

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.