Lật lại những vụ không tặc chấn động lịch sử (Kỳ 1)

 Đường đi của những máy bay vụ 11/9
Đường đi của những máy bay vụ 11/9
(PLO) - Ngày 11/9/2001, 19 phần tử cực đoan đã cướp 4 chiếc máy bay để phục vụ cho âm mưu thực hiện các vụ tấn công liều chết của chúng trên đất Mỹ. 

Sự kiện ngày 11/9
Hai trong số các máy bay này đã đâm trúng Trung tâm thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York. Chiếc thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc ở bang Virginia còn máy bay thứ 4 rơi xuống một cánh đồng ở Pennsylvania. 
Ngày 11/9/2001 là một ngày khá đẹp trời. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi như vậy, cũng dễ hiễu khi các sân bay đều tấp nập những chuyến bay đến và đi. 7h59, chuyến bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines rời khỏi Sân bay Logan ở Boston để tới Los Angeles với 81 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn. 
15 phút sau, máy bay Boeing 767 mang số hiệu 175 của United Airlines với 56 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn cũng thực hiện lộ trình tương tự. 
Chuỗi sự kiện chấn động
Tuy nhiên, khoảng 8h40 cùng ngày, Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) đã gửi thông báo khẩn tới bộ phận phụ trách phòng không khu vực Đông Bắc (NEADS) thuộc Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) về việc chuyến bay số 11 của American Airlines có thể đã bị không tặc. 
3 phút sau, lúc 8h43, một thông báo tương tự lại được FAA gửi tới NORAD nhưng lần này là cảnh báo về chuyến bay 175 của United Airlines.
Ngay sau khi nhận được thông tin, NEADS đã điều 2 máy bay chiến đấu xuất phát từ Căn cứ phòng không Otis tại Cape Cod để xác định vị trí và đuổi theo máy bay số 11. Nhưng, khi các máy bay chiến đấu này vẫn chưa đạt được độ cao ổn định thì chiếc máy bay 11 của American Airlines đã đâm vào mặt tiền phía Bắc của Tòa tháp phía Bắc thuộc WTC. Khi đó là 8h46 phút. 
Chỉ ít giây sau, cảnh sát và cứu hỏa New York đã được điều đến hiện trường, bắt đầu sơ tán những người sống sót ở tòa nhà bị tấn công. 9h02, cảnh sát Mỹ phát lệnh sơ tán những người có mặt ở cả 2 Tòa tháp phía Bắc và phía Nam của WTC. 
Nhưng, chỉ 1 phút sau đó, chuyến bay mang số hiệu 175 của hãng United Airlines đã lao thẳng vào khu vực tầng từ 75 tới 85 của Tòa tháp phía Nam của WTC.
9h08, FAA phát đi lệnh cấm cất cánh đối với tất cả những chuyến  bay tới hoặc bay qua không phận New York. Đến 9h21, giới chức thành phố phát thêm lệnh đóng cửa tất cả những cây cầu và đường hầm ở khu vực.
3 phút sau, FAA lại gửi thông báo nghi ngờ không tặc trên chuyến bay số 77 của American Airlines tới NEADS. Máy bay Boeing 757 này cất cánh lúc 8h20, từ Sân bay Dulles ở Washington tới Los Angeles với 58 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn. Trước những nguy cơ có thể xảy đến, vào lúc 9h26, FAA cấm tất cả các chuyến bay dân sự ở nước này cất cánh.

Nhưng, chuỗi thảm kịch kinh hoàng không vì thế mà dừng lại. 9h37 phút, chiếc máy bay 77 đã đâm vào mặt phía Tây của Lầu Năm Góc, khiến toàn bộ những người có mặt trên máy bay và 125 người có mặt tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ thiệt mạng. 

Sự việc này xảy ra ít phút sau khi Tổng thống George W. Bush tuyên bố các sự kiện xảy ra ở thành phố New York “dường như là 1 vụ tấn công khủng bố”. 9h42, lần đầu tiên trong lịch sử, FAA yêu cầu tất cả các chyến bay tới hoặc đi qua không phận nước Mỹ hạ cánh xuống sân bay gần nhất. Khoảng 4.500 chuyến bay đã bị ảnh hưởng bởi yêu này. 

Một số hình ảnh về vụ tấn công.
 Một số hình ảnh về vụ tấn công.
Nhưng, chuỗi các vụ tấn công tàn khốc nhằm vào nước Mỹ vẫn chưa dừng lại ở đó. 10h07, thêm một chuyến bay nữa gặp nạn. Lần này là chuyến bay mang số hiệu 93 của hãng United Airlines. Chiếc Boeing 757 này rời sân bay ở Newark tới San Francisco lúc 8h42 với 37 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Máy bay này bị rơi ở một cánh đồng thuộc hạt Somerset, bang Pennsylvania. 

9h59 phút, sau 56 phút bốc cháy, Tòa tháp phía Nam của WTC đổ sập. Đến 10h28 phút, Tòa tháp phía Bắc cũng chịu số phận tương tự sau 102 phút cháy dữ dội. 

Một số tòa nhà khác trong khu phức hợp WTC cũng đã sụp đổ sau đó. Hơn 3.000 người, bao gồm tất cả những người có mặt trên các chuyến bay nói trên và những người có mặt ở các khu vực bị tấn công cùng hàng trăm lính cứu hỏa của Mỹ, đã thiệt mạng trong chuỗi vụ việc chấn động này. 

Âm mưu được tính kỹ

Theo kết quả của cuộc điều tra sau đó của giới chức Mỹ, các vụ tấn công vào những cơ sở được cho là biểu tượng của sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự nói trên của Mỹ do 19 phần tử cực đoan có quan hệ với nhóm khủng bố al-Qaeda tiến hành. 15 trong số những tên này là công dân của Saudi Arabia. 

Những tên còn lại đến từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ai Cập và Lebanon. Chúng thực hiện vụ tấn công theo chỉ đạo của tên Osama bin Laden - thủ lĩnh Al-Qaeda và một phần tử khủng bố khác tên Khalid Shaikh Mohammed.

19 tên nói trên đã lần lượt đến Mỹ trong thời gian từ tháng 1/2000 cho đến khi xảy ra vụ tấn công. Ngày 11/9/2001, những kẻ tấn công được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm do một tên không tặc được đào tạo bay thành thục dẫn đầu và 3 đến 4 “tên không tặc cơ bắp” khác đi kèm để giúp khống chế các phi công, hành khách và thành viên phi hành đoàn. Trong đó, trên các chuyến bay số 11, 175 và 77 có 5 tên không tặc, chỉ có chuyến bay 93 có 4 tên. Buổi sáng 11/9/2001, chúng làm thủ tục lên máy bay mà không vấp phải trở ngại nào.
Theo báo cáo của Ủy ban điều tra, những kẻ tấn công đã học lái máy bay và được huấn luyện nhiều kỹ năng khác nhưng lại không biết vận hành hệ thống phát thanh và liên lạc của máy bay. Do vậy, trong quá trình cướp máy bay, chúng đã vô tình chuyển các thông điệp vốn định gửi tới các hành khách trên những chiếc máy bay bị cướp cho những nhân viên ở các trạm kiểm soát không lưu. Cũng nhờ các thông tin này mà các sự việc đã xảy ra trên những chuyến bay xấu số đã sớm được làm sáng tỏ. 
Chuyện gì đã xảy ra?

Theo đó, chuyến bay số 11 liên lạc lần cuối bình thường với trạm kiểm soát không lưu vào lúc 8h14. Đây được cho là thời khắc cuối cùng trước khi máy bay rơi vào tầm kiểm soát của những tên không tặc. Vào lúc 8h24 phút, một nhân viên kiểm soát không lưu ở Boston nghe được tin nhắn, về sau được xác định là của một trong những tên không tặc: 

“Chúng tao có vài chiếc máy bay. Yên lặng thì chúng mày sẽ ổn. Chúng ta sẽ quay trở lại sân bay”. Lúc 8h19 phút, nữ tiếp viên Betty Ong đã dùng điện thoại trên máy bay để gọi về trung tâm điều hành của American Airlines, thông báo: “Buồng lái không trả lời điện thoại. Ai đó đã bị đâm tại khoang thương gia. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã bị không tặc”. 

Trong suốt cuộc điện thoại kéo dài 25 phút, Ong đã bình tĩnh kể lại toàn bộ những việc mà cô nhìn thấy. Theo lời của cô này và một tiếp viên khác tên Madeline “Amy” Sweeney, những tên không tặc đã đâm 1 hành khách và 2 tiếp viên rồi bằng cách nào đó vào được buồng lái, khống chế phi công và giành quyền điều khiển máy bay. Chúng cũng dùng hơi cay để xua hành khách và phi hành đoàn xuống phía cuối máy bay. 
Trong cuộc hội thoại với mặt đất, Ong đã cung cấp cả số ghế của những kẻ tấn công, giúp giới chức Mỹ về sau xác định được danh tính của những kẻ tấn công. Những liên lạc cuối cùng trên máy bay này được phát đi lúc 8h44, là lời Sweeney: “Tôi thấy nước. Tôi thấy những tòa nhà. Chúng tôi đang bay rất thấp. Lạy Chúa, chúng tôi đang bay quá thấp. Lạy Chúa”!
Tương tự, dựa vào những liên lạc giữa các hành khách và phi hành đoàn, các điều tra viên của Mỹ xác định những tên không tặc trên chuyến bay 175 của United Airlines đã dùng dao và hơi cay tấn công, giết chết cả cơ trưởng và cơ phó. Chúng cũng tuyên bố có bom để đe dọa hành khách. Máy bay bị cướp trong khoảng thời gian từ 8h42 đến 8h46. 
Trên chuyến bay số 77 của American Airlines, các thành viên trong tổ lái cũng đã bị sát hại. Máy bay bị cướp chỉ 3 phút sau liên lạc bình thường với mặt đất lúc 8h51. Máy bay bị khống chế cho đến khi đâm vào Lầu Năm Góc lúc 9h37.

Đáng chú ý nhất là chuyến bay số 93. Máy bay này khởi hành trễ 42 phút so với lịch trình nên các hành khách đều nhận được thông tin về các vụ tấn công ở New York. 9h24 phút, buồng lái máy bay nhận được thông tin về 2 vụ tấn công nhằm vào WTC cùng cảnh báo cảnh giác về việc buồng lái bị đột nhập. 

Tuy nhiên, 9h28 phút, buồng lái máy bay vẫn bị tấn công. Lúc 9h32, những kẻ khủng bố đã giành được quyền kiểm soát máy bay. Chúng chuyển hướng máy bay và cài chế độ tự động để hướng tới Washington. 

Trong suốt 30 phút sau đó, các hành khách sau khi biết rằng máy bay của họ cũng đã bị tấn công đã vội vã liên lạc với gia đình. Tuy nhiên, đến 9h57, một số hành khách quyết định “làm điều gì đó”. Theo thông tin từ thiết bị ghi âm buồng lái trên máy bay, trong suốt 6 phút sau đó, một nhóm hành khách đã lao tới, tìm cách đập cửa buồng lái để giành lại quyền kiểm soát máy bay. 

Nao núng trước tình thế này, kẻ khủng bố điều khiển máy bay tên Ziad Jarrah đã điều khiển máy bay lắc giật và nghiêng mạnh. Lúc 10h01, hắn hỏi kẻ tấn công bên cạnh: “Chúng ta sẽ lao xuống chứ?” rồi lao máy bay thẳng xuống phía dưới sau khi nhận được sự đồng tình của tên kia. 

Máy bay này rơi khi còn cách Washington khoảng 20 phút, trở thành chiếc duy nhất trong 4 chiếc máy bay đã bị cướp không đâm trúng mục tiêu, có thể là Đồi Capitol, khiến cho thiệt hại trong vụ tấn công liên hoàn ngày 11/9 giảm nhẹ được phần nào./.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.