An ninh châu Âu 2016 và ám ảnh “kịch bản 11/9”

Cảnh sát kiểm tra hộ chiếu của hành khách trên xe buýt tại  Lernacken, phía cầu liên hầm Oresund ở Thụy Điển. (Ảnh: REUTERS)
Cảnh sát kiểm tra hộ chiếu của hành khách trên xe buýt tại Lernacken, phía cầu liên hầm Oresund ở Thụy Điển. (Ảnh: REUTERS)
(PLO) - Chỉ một tuần trước thời điểm năm mới 2016, Pháp đã bị đe dọa bởi âm mưu tấn công vào một sở cảnh sát. Tuy vậy, các quan chức phụ trách chống khủng bố còn có nỗi lo sợ lớn hơn về tình hình an ninh châu Âu năm 2016.
Các vụ tấn công hồi tháng 11/2015 ở Paris, mà ở đó 130 người đã bị các phần tử thánh chiến của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) giết hại, cho thấy chỉ một nhóm thủ phạm sử dụng súng Kalashnikov cũng có thể là nguyên nhân gây ra thảm kịch. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại rằng đó có thể chỉ là sự khởi đầu.
Nỗi ám ảnh
Phát biểu với hãng tin AFP, một quan chức phụ trách chống khủng bố, yêu cầu giấu tên, nói: “Đáng tiếc là đối với tôi, năm 2015 vẫn “chưa là gì cả”. Chúng ta đang tiến tới đối mặt với một sự kiện kiểu 11/9/2001 ở châu Âu: Đó là các cuộc tấn công đồng thời xảy ra vào cùng một ngày ở nhiều nước và nhiều nơi khác nhau. Đó sẽ là một hành động phối hợp. Chúng tôi biết rằng các kẻ khủng bố đang xem xét tiến hành việc đó”.
Ông cho biết IS đang tuyển mộ và huấn luyện các công dân châu Âu “với mục tiêu điều động các phần tử này trở về quê hương và tiến hành tấn công”.
Quan chức này nói: “Chúng có đủ các giấy tờ tùy thân giả mạo cần thiết, thành thạo ngôn ngữ, vũ khí và biết rõ về các địa điểm. Chúng tôi đã ngăn chặn được nhiều trong số đó, song phải công nhận rằng chúng tôi đang bị quá sức. Một vài phần tử sẽ lẩn trốn trót lọt - thậm chí đã có vài trường hợp như vậy”.
Ông cho biết các cuộc bắt giữ các phần tử thánh chiến trở về từ Syria và Iraq đã làm gia tăng quan ngại này. Ông nói: “Tình hình đang thay đổi. Chúng ta đang chứng kiến các phần tử cực kỳ cực đoan đang trở lại, những kẻ dày dạn kinh nghiệm chiến đấu và lẽ ra chúng nên ở bên ngoài châu Âu. Chúng là những phần tử trung thành tuyệt đối với con đường đã chọn”.
Đứng trước một kẻ thù vốn cảm thấy “hạnh phúc” khi được chết và cố tình gây ra các vụ thảm sát lớn nhằm vào dân thường, thách thức đối với lực lượng an ninh Pháp đó là phải rút ngắn thời gian phản ứng. 
Đại tá Hubert Bonneau - người đứng đầu lực lượng cảnh sát đặc nhiệm GIGN (Pháp) - nói: “Các lực lượng can thiệp vẫn thường khá chậm trễ, bởi vậy chúng ta phải giảm thiểu thời gian đó càng sớm càng tốt”.
Ám chỉ vụ tấn công vào nhà hát ở Paris hôm 13/11/2015, ông nói: “Tại Bataclan, vụ thảm sát 90 người diễn ra trong 20 phút. Chúng chỉ ngừng lại khi có sự phản ứng của lực lượng an ninh”.
Cảnh sát đã mất đến 2,5 giờ đồng hồ để bao vây nhà hát bởi họ phải cố gắng thu thập thông tin về cấu trúc tòa nhà và vị trí của các phần tử thánh chiến. Ông Bonneau cho rằng loại hình đe dọa mới này đồng nghĩa rằng hiện không còn những tình huống bắt giam con tin kiểu truyền thống như trước đây. 
Ông nhấn mạnh: “Bắt giữ con tin chỉ là bước đệm để làm chậm quá trình phản ứng của lực lượng an ninh. Nếu chúng ta không can thiệp càng nhanh càng tốt, thì sẽ có thêm nhiều nạn nhân nữa. Đó là bài học rút ra từ các cuộc tấn công hôm 13/11/2015 mà sẽ làm thay đổi cách thức can thiệp của chúng ta. Chúng ta phải có hành động “mổ xẻ kỹ càng”, mạnh mẽ và càng nhanh càng tốt”.
Bị động với “kịch bản cũ”
Yves Trotignon - từng là chuyên gia phân tích của cơ quan tình báo Pháp DGSE - cho rằng một loạt kịch bản khủng bố khắp châu Âu là không hề mới chút nào và các âm mưu này đã bị phá vỡ trong một vài trường hợp, như vụ việc hồi cuối tháng 8/2010. 
Ông nói: “Ở thời điểm đó (kẻ chủ mưu) vẫn là Al-Qaeda. Các kẻ khủng bố dự định sẽ tới Tây Âu, khôi phục các vũ khí như súng ngắn và súng trường. Âm mưu này đã bị Mỹ phá vỡ bởi nước này đã tiến hành một loạt cuộc tấn công phòng ngừa bằng máy bay không người lái ở Afghanistan và Pakistan để chống lại các phần tử được cho là sẽ thực hiện chiến dịch này. 
Loại hình tấn công vào nhiều địa điểm này là một phần trong các kịch bản tồi tệ nhất của năm 2016. Tôi biết rằng tại thủ đô các nước châu Âu, đặc biệt là London, các lực lượng đặc nhiệm đang nghiên cứu về giả thuyết này”.
Các chuyên gia cho biết lực lượng cảnh sát, quân đội và tình báo đang liên tục thích ứng với mối đe dọa đang biến đổi này, song kẻ thù cũng như vậy và chúng thường hành động nhanh và hiệu quả hơn. Ông Trotignon nói: “Không chỉ chúng ta rút ra được bài học mà IS cũng vậy”. 
Theo ông Trotignon, bài học chính là phải tránh xa khỏi điện thoại - vốn thường là thiết bị quan trọng để giám sát các kẻ tình nghi tiến hành tấn công.
Ông Trotignon nói thêm: “Chúng rút ra các bài học từ các cuộc điều tra viết trên báo, chúng đã đọc mọi bài báo. Chúng biết được rằng cảnh sát đã mất 2,5 giờ đồng hồ để tiến hành bao vây ở Bataclan. Chúng cũng nhận ra rằng việc sử dụng chất nổ là không hiệu quả và phải được thay đổi bởi các kẻ tấn công đã để lại quá nhiều dấu vết.
Nếu khả năng của các kẻ tấn công được nâng cao, chúng ta sẽ gặp vấn đề lớn. Các chuyên gia an ninh hiện tỏ ra “vô cùng bi quan” về năm 2016. Có thể nói rằng, năm 2015 mới chỉ là “cuộc diễn tập”.
Chính Tổng thống Pháp F.Hollande khi thừa nhận sự thất bại của tình báo Pháp trong ngăn chặn các vụ khủng bố cũng có nghĩa là gián tiếp thừa nhận những kẻ khủng bố đã chủ động, nhanh chóng hơn nhiều các lực lượng an ninh. 
Ngày 7/1, tròn một năm kể từ ngày xảy ra vụ thảm sát đẫm máu tại tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo làm 12 người thiệt mạng, Tổng thống Hollande đã ám chỉ về sự thất bại của cơ quan tình báo Pháp khi để các vụ tấn công khủng bố kinh hoàng xảy ra trong thời gian qua, trong đó có loạt vụ tấn công xảy ra tại thủ đô Paris (Pháp) hồi tháng 11/2015 làm 130 người chết.  
Ông đề cập một thực tế đáng buồn, khi một số thủ phạm gây ra các vụ tấn công khủng bố nói trên từng nằm trong danh sách theo dõi của các cơ quan tình báo Pháp, chúng từng ra nước ngoài tham chiến trong hàng ngũ khủng bố hoặc từng bị bắt khi có ý định này. 
Ông Hollande nhấn mạnh, để đối phó hiệu quả với những kẻ khủng bố nguy hiểm này, mỗi cơ quan bao gồm cảnh sát, lực lượng hiến binh, tình báo và quân đội Pháp phải phối hợp trong sự hài hòa tuyệt đối, sự minh bạch lớn nhất và cùng sẵn sàng chia sẻ tất cả thông tin thu thập được.
Một nghi phạm trong vụ gây rối ở Cologne bị bắt giữ. (Ảnh: Getty)
Một nghi phạm trong vụ gây rối ở Cologne bị bắt giữ. (Ảnh: Getty)
Quan ngại mới
Với nỗi ám ảnh sâu đậm và đứng trước làn sóng người di cư dồn dập đổ về, ngày 4/1 Thụy Điển bắt đầu siết chặt kiểm soát nhập cảnh ở biên giới với Đan Mạch. 
Chỉ vài giờ sau khi quyết định của Thụy Điển về kiểm soát thị thực ở khu vực cầu Oresund kết nối với Đan Mạch có hiệu lực, Chính phủ Đan Mạch tuyên bố cũng sẽ tổ chức các điểm kiểm soát thị thực ở biên giới với Đức do lo ngại dòng người tị nạn sẽ đổ dồn vào nước này. 
Đến lượt mình, Đức - nước cùng với Thụy Điển đang phải gánh chịu số lượng kỷ lục những người di cư tới - đã cảnh báo rằng khu vực đi lại tự do Schengen “đang bị đe dọa”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức Martin Schaefer nói: “Tự do đi lại là một nguyên tắc quan trọng - một trong những thành tựu lớn nhất (của Liên minh Châu Âu - EU) trong những năm qua. Khu vực Schengen rất quan trọng, song nó đang bị đe dọa”. 
Hai nước Thụy Điển và Đan Mạch có lý do của mình. Bộ trưởng Tư pháp và Di cư Thụy Điển Morgan Johansson cho rằng, biện pháp này nhằm “ngăn chặn tình hình nguy cấp khi chúng ta không thể tiếp tục đáp ứng thích đáng những người tìm kiếm quy chế tị nạn được nữa”.
Theo đó, người di chuyển giữa các nước lân cận với nhau phải trình thẻ căn cước để kiểm tra. Đây là lần đầu tiên việc kiểm tra căn cước được tiến hành kể từ cuối năm 1950, khi một hiệp định về đi lại không cần hộ chiếu được áp dụng trước khi có Hiệp ước Schengen cách đây 20 năm. 
Còn Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen nói: “Chúng tôi đơn thuần là phải phản ứng trước quyết định của phía Thụy Điển… Chuyện này chẳng có gì vui vẻ cả”. Ông Rasmussen cảnh báo, quyết định kiểm soát biên giới của Thụy Điển có thể gây ra hiệu ứng đôminô đối với Đan Mạch, nước đã nhận được 21.000 đơn xin tị nạn trong năm 2015 so với 163.000 đơn của Thụy Điển.
“Rõ ràng là EU không thể bảo vệ đường biên giới bên ngoài và các nước khác sẽ buộc phải đưa ra những lệnh kiểm soát biên giới. Các lãnh đạo châu Âu phải có phản ứng trước điều đó”. 
Được biết, ngay trong ngày 4/1, lực lượng an ninh bổ sung cũng có mặt ở đầu cầu Oresund phía bên Đan Mạch, điểm nhập cảnh chính cho những người mong muốn bắt đầu một cuộc sống mới ở Thụy Điển.
Mỗi ngày có hàng chục ngàn người qua lại trên chiếc cầu này, trong đó có khoảng 8.600 người đi làm hàng ngày giữa Copenhagen (Đan Mạch) và thành phố Malmo ở phía Nam của Thụy Điển. 
Theo quy định mới, tất cả hành khách đi tàu đều phải rời khỏi tàu tại ga Kastrup ở Copenhagen và thực hiện kiểm tra trước khi lên lại tàu. Một công ty an ninh tư nhân tại nhà ga sẽ kiểm tra và chụp lại thẻ căn cước của hành khách trước khi cho họ lên tàu. Các nhân viên thuộc cơ quan vận hành tàu DSB của Đan Mạch khẳng định có một lượng nhỏ hành khách phải quay trở về, song không xác định họ là người di cư hay chỉ là người đi làm bị thiếu thẻ căn cước. 
Phát ngôn viên của DSB Tony Bispeskov cho biết: “Nếu họ không có căn cước photo thì chúng tôi đành phải nói rằng chúng tôi không thể cho họ lên tàu”. Hàng rào tạm cũng được dựng lên tại ga Kastrup nhằm ngăn chặn nhiều người cố tìm cách lẻn lên các tàu tới Thụy Điển. 
Michael Randropp, phát ngôn viên của hiệp hội những người đi làm Kystbanen nói: “Cứ như là chúng tôi dựng Bức tường Berlin ở đây vậy. Chúng ta đang đi lùi lại về mặt thời gian”. Các biện pháp mới được đưa ra do Thụy Điển - nước có tỷ lệ người tị nạn so với dân số cao hơn bất kỳ nước nào ở châu Âu - cho biết nước này không thể đáp ứng được thêm dòng người di cư không kiểm soát. 
Với hơn một triệu người di cư tới châu Âu năm 2015, phần lớn là người tị nạn chạy trốn chiến tranh và bạo lực ở Syria, Afghanistan và Iraq, châu Âu đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Một số nước tham gia Hiệp ước Schengen, gồm Đức, Áo và Pháp, đã phải tái áp đặt việc kiểm soát biên giới hồi năm ngoái. 
Đặc biệt tại Đức, theo thông báo mới nhất từ cảnh sát nước này, số vụ tấn công, cướp và quấy rối phụ nữ trong đêm giao thừa vừa qua tại thành phố Cologne đã tăng lên 516 trường hợp, trong đó 40% vụ việc liên quan đến các vụ tấn công tình dục.
Con số này tăng mạnh so với 379 trường hợp được công bố trước đó. Các kẻ tình nghi liên quan đến loạt vụ việc đa phần là người xin tị nạn và người di cư bất hợp pháp.
Nỗi ám ảnh một “kịch bản 11/9” trong năm mới 2016 cũng như những mặt trái của làn sóng người tị nạn đã và đang khiến châu Âu đau đầu, loay hoay đi tìm lời giải…

Đọc thêm

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.