Không có chuyện rút kiểm lâm ra khỏi rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trước thông tin quy định trong dự thảo Nghị định về Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách mà Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ ban hành rút kiểm lâm ra khỏi rừng đặc dụng ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng, trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp (TCLN) Nguyễn Quốc Trị khẳng định, dự thảo Nghị định không quy định rút lực lượng kiểm lâm ra khỏi rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. 

Chuyển đổi để thực thi pháp luật

Thưa ông, dự thảo Nghị định về Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách mà Bộ NN&PTNT xây dựng trình Chính phủ thông qua vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn liên quan tới quy định  lực lượng kiểm lâm không thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của các Ban Quản lý rừng đặc dụng. Là cơ quan chủ trì soạn thảo, đề nghị ông cho biết cơ sở pháp lý để TCLN xây dựng quy định như vậy? 

-  Việc xây dựng Nghị định quy định về Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách phải quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước tại các nghị quyết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nhằm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời bảo đảm thống nhất và phù hợp với Luật Lâm nghiệp và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. 

Cụ thể, căn cứ vào khoản 3 Điều 105 Luật Lâm nghiệp đã quy định: “Kiểm lâm trong vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển thuộc Kiểm lâm ở T.Ư hoặc ở cấp tỉnh được tổ chức trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng”. Do đó, có thể khẳng định việc quy định lực lượng kiểm lâm có thuộc các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hay không là phụ thuộc vào tình hình thực tế của công tác bảo vệ rừng tại địa phương và do Bộ NN&PTNT quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc T.Ư quản lý; UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý.

Thưa ông, vì sao không tiếp tục duy trì quy định Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng chịu sự quản lý nghiệp vụ, trang, thiết bị chuyên ngành của Cục Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh như hiện nay?

- Việc quy định giữ nguyên mô hình tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng như hiện nay là không phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 105 Luật Lâm nghiệp như nói trên. Do vậy việc xây dựng Nghị định cũng nhằm mục tiêu đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng, giải quyết những bất cập của lực lượng kiểm lâm hiện nay là rất cần thiết. 

 Theo quy định, kiểm lâm là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, có chức năng bảo đảm chấp hành pháp luật, có thẩm quyền điều tra, khởi tố, xử lý nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Trong khi hiện nay về cơ bản tại các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng thì lực lượng này là viên chức, trực thuộc quyền quản lý của chủ rừng (đơn vị sự nghiệp) nên không  thực hiện được thẩm quyền theo quy định. Do vậy, cần thiết phải quy định về tổ chức kiểm lâm rừng đặc dụng, phòng hộ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và quy định hiện hành để lực lượng này có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của chủ rừng, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ rừng của chủ rừng theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn cũng đã chứng minh nhiều mô hình ban quản lý rừng có lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (không có kiểm lâm) nhưng vẫn làm tốt công tác bảo vệ rừng, do phối hợp tốt với cơ quan Kiểm lâm và chính quyền sở tại. Qua đó cũng nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, xã hội hóa công tác bảo vệ rừng.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị

Tổ chức lực lượng phù hợp để bảo vệ rừng hiệu quả hơn

Nhiều ý kiến cho rằng, theo Luật Lâm nghiệp (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019), Ban Quản lý rừng đặc dụng là chủ rừng (khoản 1 Điều 8) và chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ rừng (Điều 74 và Điều 75). Nhưng nếu triển khai Nghị định mới, hạt kiểm lâm - lực lượng chủ yếu, quan trọng để bảo vệ rừng - sẽ trực thuộc Cục Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh thì các ban quản lý rừng đặc dụng (có Hạt Kiểm lâm) sẽ chỉ đạo, điều hành lực lượng nào bảo vệ rừng? 

- Phạm vi điều chỉnh dự thảo Nghị định này quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Nhưng có độc giả có ý kiến như  trên là do họ chỉ đọc  khoản 1 của Điều 11 của dự thảo Nghị định quy định. Còn tại khoản 3 Điều 11 dự thảo Nghị định quy định: “Căn cứ tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, Bộ NN&PTNT quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc T.Ư quản lý; UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý”. 

Như vậy, việc có tổ chức Kiểm lâm hay tổ chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng  là phụ thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng của các chủ rừng do cơ quan có thẩm quyền quyết định.  

Nhiều ban quản lý rừng cho rằng, một khi quy định này ban hành sẽ có một cuộc chuyển giao lớn về quyền quản lý trực tiếp đối với kiểm lâm ở các ban quản lý rừng có hạt kiểm lâm và hậu quả là việc quản lý sẽ không sát sao và rất dễ mất rừng. Ý kiến của ông về lo ngại này?

- Như đã phân tích ở trên, Nghị định này không quy định rút lực lượng bảo vệ rừng  ra khỏi khu rừng đặc dụng, phòng hộ, mà căn cứ vào tiêu chí và yêu cầu, nhiệm vụ về bảo vệ rừng, cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức Kiểm lâm hay lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng  để việc thực thi pháp luật theo đúng quy định và việc bảo vệ rừng có hiệu quả hơn.

Trường hợp không thành lập tổ chức Kiểm lâm thì các chủ rừng thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 41 Luật Lâm nghiệp; viên chức kiểm lâm của chủ rừng hiện có thì chuyển sang lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và được hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Nghị định hiện đã trình Chính phủ, dự kiến Nghị định sẽ được Chính phủ ban hành trong năm nay.   

Xin cám ơn ông!

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?