Không có chuyện ngân sách gặp khó mà tăng thu

Xăng dầu giảm giá khiến ngân sách gặp khó
Xăng dầu giảm giá khiến ngân sách gặp khó
(PLO) - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai vừa được đưa ra cuối tuần qua. Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước quý 1/2016 chỉ tăng 0,3% so với cùng kỳ, trong đó thu từ dầu thô chỉ bằng 45,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Thu nội địa tăng 10%

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 3/2016 ước đạt 70,4 nghìn tỷ đồng; luỹ kế thu quý I/2016 đạt 230,5 nghìn tỷ đồng, bằng 22,7% dự toán, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: Thu nội địa tháng 3 ước đạt 54,7 nghìn tỷ đồng, luỹ kế thu quý I đạt 193,8 nghìn tỷ đồng, bằng 24,7% dự toán, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015 (không kể tiền sử dụng đất thì tăng 9,3%);  thu về dầu thô tháng 3 ước đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, luỹ kế thu quý I/2016 ước đạt 8,9 nghìn tỷ đồng, bằng 16,4% dự toán, bằng 45,9% so với cùng kỳ năm 2015; thu từ xuất nhập khẩu tháng 3 ước đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng 45,8% so với tháng trước; luỹ kế thu quý I đạt 54,6 nghìn tỷ đồng, bằng 20,2% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2015. 

Sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ (27 nghìn tỷ đồng), thu cân đối NSNN từ xuất nhập khẩu tháng 3 ước đạt 12,8 nghìn tỷ đồng, lũy kế quý I ước đạt 27,6 nghìn tỷ đồng, bằng 16% dự toán, bằng 81,3% so cùng kỳ năm 2015.

Trước biến động của giá dầu ảnh hưởng đến thu ngân sách, trả lời câu hỏi liệu có dự định tăng thu khi giá dầu giảm hay không, Phó Vụ trưởng Vụ NSNN Đào Xuân Tuế cho biết, ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách do Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao. Việc dự báo các khoản thu của ngân sách dựa trên cơ sở các luật thuế. Giá dầu thô dựa trên cơ sở sản lượng và giá theo thời điểm hiện tại và tham khảo thông tin từ các tổ chức quốc tế cũng như các chuyên gia kinh tế trong nước để đưa ra giá hợp lý. 

Ông Tuế cũng nhận định, giá dầu từ cuối năm 2014, đầu năm 2015 phức tạp, khó dự báo và diễn biến giá dầu có tác động trực tiếp đến NSNN nên phải có phương án phù hợp. Và Luật Ngân sách cho phép nếu NSNN biến động quá lớn, ảnh hưởng đến dự toán đã được Quốc hội quyết định thì phải điều chỉnh ngân sách (phương án xấu nhất); còn lại phải đưa ra kịch bản giá dầu ở các thời điểm khác nhau. 

“Năm 2016 giá dầu liên tục biến động, tuy nhiên việc điều chỉnh chính sách thu phải theo luật hiện hành chứ không phải vì biến động mà điều chỉnh…”, ông Tuế khẳng định; đồng thời cho biết, tới đây Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ ra chỉ thị tiếp tục điều hành ngân sách chặt chẽ hơn trong điều kiện giá dầu đang giảm, có những giải pháp kích thích môi trường kinh doanh ổn định và phát triển từ đó có nguồn thu. 

Chuyển thuế môn bài sang lệ phí - Để lại địa phương 100%

Trước câu hỏi việc thuế môn bài chuyển sang lệ phí môn bài với mức tăng lên ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? Việc điều chỉnh này có phải xuất phát từ ngân sách khó khăn hay không, Thứ trưởng Mai cho biết thuế môn bài thu theo Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002.

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phí và Lệ phí có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, trong đó theo danh mục kèm theo Luật này thì thuế môn bài chuyển thành lệ phí môn bài. Vì vậy, việc ban hành Nghị định quy định về lệ phí môn bài là cần thiết tạo khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ với các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phí và Lệ phí. 

Thứ trưởng Mai cho biết, mức thu theo Nghị định 75/2002/NĐ-CP đã áp dụng được hơn 14 năm với nhiều mức thu khác nhau nay không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Mức môn bài hiện hành khi xây dựng căn cứ theo mức lương tối thiểu năm 2002 là 290.000 đồng/tháng. Hiện mức lương tối thiểu đã lên 1.150.000 đồng.

Do đó, việc xác định bậc thuế môn bài hiện nay không phù hợp với sự thay đổi của tiền lương. Bên cạnh đó, quy mô vốn đăng ký và thu nhập hộ kinh doanh đã có nhiều thay đổi so với thời điểm năm 2002 khi Chính phủ ban hành Nghị định 75/2002/NĐ-CP.

“Vì vậy, những thay đổi trong quy định về lệ phí môn bài trong lần sửa đổi này nhằm khắc phục những tồn tại trên và đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Bộ Tài chính đang tập hợp, lắng nghe ý kiến đóng góp của bộ, ngành, doanh nghiệp, cá nhân. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ nghiên cứu, tiếp thu, ý kiến nào chưa hợp lý sẽ có báo cáo giải trình nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định và trình Chính phủ ban hành để triển khai Luật Phí và Lệ phí có hiệu lực từ ngày 1/1/2017…”, bà Mai cho biết.

Thứ trưởng Mai cũng khẳng định: “Hoàn toàn không có chuyện ngân sách gặp khó khăn mà tăng thu, mức thu được xác định để phù hợp với tình hình kinh tế. Toàn bộ khoản thu về lệ phí môn bài này sẽ được cân đối cho ngân sách địa phương 100%”.

Bộ Tài chính cho biết, đến hết quý I/2016, cơ quan thuế đã thanh, kiểm tra  6.510 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh, kiểm tra là 1.629 tỷ đồng; tính đến tháng 3/2016, tổng số tiền nợ thuế năm 2015 đã được thu hồi là 10.850 tỷ đồng. Hải quan đã thực hiện 546 cuộc kiểm tra sau thông quan, quyết định truy thu 245,03 tỷ đồng, đã thực thu vào ngân sách (gồm thu nợ những năm trước) 197,93 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.

Ngân hàng Nhà nước thông tin việc xử lý giá vàng 'vênh' cao

Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế...