Khốn khổ ở khu “ổ muỗi” giữa thủ đô

Hàng ngày công nhân vệ sinh phải vớt rác, khơi thông nguồn chảy hạn chế bọ gậy, muỗi cư trú.
Hàng ngày công nhân vệ sinh phải vớt rác, khơi thông nguồn chảy hạn chế bọ gậy, muỗi cư trú.
(PLO) - Thông tin về hai ca dương tính với virus Zika đều do muỗi vằn đốt được Bộ Y tế công bố mới đây khiến hàng ngàn hộ dân ở các “xóm muỗi” trên địa bàn Thủ đô đứng ngồi không yên. Cùng với đó, thị trường dụng cụ chống muỗi được bày bán ngày càng sôi động.

Ăn, học, chơi… đều phải mắc màn

Chuyện mắc màn ăn cơm giữa Thủ đô nói ra có vẻ lạ nhưng đó là tình trạng rất phổ biến của người dân xóm Cổ Mộ, phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) khi mà mọi hoạt động đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải, nước ô nhiễm và muỗi. Mỗi khi đi làm về, người dân nơi đây phải đóng kín cửa để ngăn muỗi và mùi hôi thối của rác thải bay vào.

iều đáng nói là tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay và người dân sống ở khu vực này cũng đã hình thành nếp sinh hoạt kỳ lạ: sáng cầm vợt muỗi tập thể dục, chiều mắc màn ăn cơm để tránh muỗi đốt. Trong những ngày gần đây, người dân khu vực phải chịu nạn muỗi bùng phát mạnh. 

Theo chia sẻ của người dân, nguyên nhân của tình trạng trên là do trên địa bàn phường Tứ Liên xuất hiện con kênh giáp ranh giữa phường Quảng An và Tứ Liên, trước đây kênh rất sạch, nước trong và mát. Nhưng trong 2, 3 năm trở lại đây do sự thiếu ý thức của người dân nên đã biến thành “con kênh chết”.

Hàng tấn rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân xả ra con kênh mỗi ngày khiến mỗi “nhịp thở” của con kênh ngày một “thoi thóp”. Ngay cả bức tường ngăn cách, mặc dù có treo biển cấm đổ rác nhưng hàng núi rác vẫn chất chồng lên nhau. Đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi môi trường bị ô nhiễm quá nặng, đây chính là môi trường lý tưởng cho sự sản sinh của bọ gậy và muỗi.

“Kênh mương này tồn tại trên phường rất lâu rồi, xảy ra hiện tượng nhiều muỗi từ năm 1992, gần đây nhất do địa phương làm hệ thống cống thoát nước do hệ thống cống quá nhỏ, nước không thoát đi được trở thành ao tù, muỗi sản sinh ra quá nhiều, khi ngồi xem phim, ngồi ăn hay đọc báo, ngồi nói chuyện muỗi sẽ đốt xuyên qua quần áo.

Tình trạng này kéo dài nhưng chúng tôi không thấy có đội nào của địa phương đi phun thuốc diệt muỗi cho dân, các cháu lúc ngồi học phải một tay cầm bút, một tay cầm vợt ảnh hưởng lớn đến việc học của các cháu” - ông Đinh Văn Cao ở Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội bức xúc cho biết.

Để góp phần giảm bớt muỗi xung quanh khu vực, người dân chia nhau dành thời gian đi vớt bọ gậy, tìm đủ các biện pháp xịt, bôi thuốc chống muỗi... nhưng cũng chỉ giảm bớt một phần. “Hôm nào tôi cũng vớt bọ gậy về cho cá ăn mà mãi không hết, chỉ 10 phút là lại được một túi khá to. Mùa này lại đang lắm bệnh truyền nhiễm từ muỗi, nhà có 2 đứa con nhỏ, ăn trong màn, chơi trong màn, học trong màn nghĩ mà thấy tội nghiệp. Người lớn mắc bệnh còn đỡ, chứ trẻ không may bị bệnh lại ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập” - anh Nguyễn Văn Dũng, người chuyên vớt bọ gậy các kênh, mương trên địa bàn phường chia sẻ.

Bên cạnh đó, trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều khu nhà “ổ chuột”, hầu hết các nhà trọ đều được xây dựng sơ sài, chật hẹp, tập trung đông người ở, có bể đựng nước lộ thiên, không che đậy, thau rửa vệ sinh thường xuyên. Ngay gần chợ đầu mối Long Biên, Phúc Xá, Ba Đình một xóm trọ cho lao động nghèo đã tồn tại từ nhiều năm nay.

Những mái nhà lụp xụp như những khu ổ chuột, môi trường xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải và những mương nước tù đọng, đen ngòm. Nhiều nhà trọ không có nước máy, phải dùng nước giếng khoan và để tiện sinh hoạt, nhiều người có thói quen tích nước trong những xô, thùng. Đây chính là môi trường thuận lợi cho bọ gậy sinh sôi, phát triển, tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết, Zika,...

Đổ xô mua đồ chống muỗi

Để đuổi muỗi phòng virus Zika và bệnh sốt xuất huyết, người dân đổ xô đi mua dụng cụ chống muỗi khiến thị trường này ngày càng sôi động. Một nhân viên bán hàng tại cửa hàng đồ gia dụng khu vực Hà Đông cho biết:

“Thời điểm này các loại dụng cụ, thuốc chống muỗi đang được mua rất nhiều. Chính vì thế nên của hàng nhập về rất nhiều hàng với nhiều thể loại khác nhau như màn khung mini cho bé, thuốc bôi, xịt chống muỗi, máy xông tinh dầu chống muỗi,… Mỗi ngày có hàng trăm lượt khách hàng đến hỏi mua các loại này”.

Theo những người bán hàng này, sở dĩ số lượng khách tăng nhanh và mua sớm hơn mọi năm là do thông tin có người dương tính với virus Zika mà nguyên nhân từ muỗi vằn đốt, vì thế mọi người trang bị dụng cụ diệt muỗi cũng là điều dễ hiểu. Đồng thời, các chủ cửa hàng cũng cho biết, mặc dù lượng khách mua hàng tăng nhưng để phục vụ người dân họ không hề tăng giá, mà vẫn giữ giá như mọi năm.

Không chỉ có các cửa hàng bán đồ dùng diệt muỗi, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều trang bán hàng “ăn theo” khi virus Zika vào Việt Nam. Các sản phẩm bán trên mạng đa số là những vật dụng rẻ tiền như: vợt muỗi, thuốc xịt, kem bôi và thậm chí là nhang chống muỗi, trong đó có nhiều sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ.  

Trước tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp, theo khuyến cáo của các chuyên gia, tốt nhất người dân nên mắc màn khi ngủ hay dùng cửa lưới chống muỗi, bảo đảm thoáng khí và ánh sáng. Không nên lạm dụng thiết bị đuổi muỗi bằng điện, vì chúng có thể tác động không tốt đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em và phụ nữ có thai.

Đối với những khu dân cư sống gần kênh mương, cần có những biện pháp xử lý bọ gậy, muỗi truyền nhiễm, các cơ quan chức năng cần tổ chức đẩy mạnh các đợt phun hóa chất phòng chống dịch đảm bảo an toàn cho các hộ dân./.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.