Khó khăn trong việc giao trẻ chưa thành niên cho người nuôi dưỡng

Một vụ cưỡng chế thi hành án dân sự. (Ảnh minh họa).
Một vụ cưỡng chế thi hành án dân sự. (Ảnh minh họa).
(PLO) - Giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định là một loại việc mà các cơ quan thi hành án thường xuyên gặp phải, đặc biệt là hiện nay khi các vụ việc ly hôn phát sinh ngày càng nhiều. Chấp hành viên thường gặp rất nhiều khó khăn khi thi hành các vụ việc này. 

Khó khăn đầu tiên khi tổ chức thi hành các vụ việc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định là ở tính chất phức tạp của vụ việc. Đối tượng thi hành án ở đây không phải là tiền hay tài sản mà là con người. Do đó, việc cưỡng chế thi hành án rất nhạy cảm, có thể gặp phải sự cản trở, chống đối từ rất nhiều phía như gia đình, họ hàng, dư luận địa phương, thậm chí từ chính người chưa thành niên ….

Thực tiễn thi hành cho thấy, mỗi vụ giao con chưa thành niên bên cạnh những khó khăn chung lại có những khó khăn riêng. Có những trường hợp người mẹ được giao con bỏ đi từ khi đứa trẻ còn nhỏ, khi cơ quan thi hành án tiến hành giao con thì đứa trẻ la hét, gào thét dứt khoát không theo mẹ; có trường hợp người phải giao con chống đối quyết liệt bằng nhiều cách như: đem con đi bỏ trốn không xác định được địa chỉ, ký biên bản tự nguyện giao nhưng khi tiến hành giao thì lại chống đối, chính quyền địa phương không ủng hộ triệt để…. dẫn đến việc thi hành án hết sức khó khăn.

Khó khăn thứ hai là việc áp dụng các quy định pháp luật vẫn còn một số bất cập. Tại Điều 120 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục khi tiến hành giải quyết việc thi hành án giao người chưa thành niên, tuy nhiên khi áp dụng các quy định  trên, chấp hành viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Căn cứ theo quy định tại điều luật  thì trong trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định về xử lý vi phạm hành chính thì chấp hành viên lại gặp phải khó khăn. Vì theo quy định, hành vi không thực hiện việc  giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định không thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của chấp hành viên và Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự mà thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.

Trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, chấp hành viên phải chuyển hồ sơ để đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính. Việc làm này mất tương đối nhiều thời gian của chấp hành viên  và các cơ quan thi hành án.

Ngoài ra, khó khăn trong việc cưỡng chế thi hành án: Theo Điều 39 Luật Thi hành án dân sự quy định thông báo về thi hành án, khi chấp hành viên thực hiện cưỡng chế thi hành án thì phải thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án cho các đương sự. Do được biết trước về việc cưỡng chế nên người phải thi hành án thường đem người chưa thành niên đi bỏ trốn.

Đã có rất nhiều trường hợp khi cơ quan thi hành án huy động lực lượng cưỡng chế đến địa điểm cưỡng chế thì không thực hiện được việc cưỡng chế do người chưa thành niên đã bị đem đi nơi khác, gây tốn kém thời gian và tiền của. Do vậy, đề nghị cần xem xét nên chăng bổ sung quy định riêng đối với biện pháp cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng là khi áp dụng biện pháp cưỡng chế này chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự (tương tự như khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án) để nâng cao hiệu quả trong việc cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên.

Bên cạnh đó, việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phải thi hành án về tội không chấp hành án cũng rất phức tạp. Việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án đối với người phải thi hành án trên thực tế là rất khó khăn. Chấp hành viên phải thực hiện rất nhiều thủ tục để lập hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án… nhưng chưa chắc được cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp thống nhất giải quyết.

Thực tế có những trường hợp cơ quan thi hành án phải nhiều lần gửi hồ sơ và Công văn đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải tiến hành tác động ở nhiều chiều (đề nghị chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, UBND xã đề nghị…) nhưng không có kết quả hoặc chậm có kết quả. Vì thế, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn nữa về trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc phối hợp với cơ quan thi hành án. Đồng thời cần nâng cao hơn nữa địa vị pháp lý của chấp hành viên để chấp hành viên có thể chủ động hơn nữa trong thực thi nhiệm vụ.

Cưỡng chế thi hành án nói chung và cưỡng chế thi hành giao người chưa thành niên nói riêng là một công việc rất khó khăn, phức tạp. Chính bởi vậy đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung các quy định pháp luật để nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành án đối với những vụ việc này.

Đọc thêm

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.