Khó khăn do COVID-19: Người lao động cân nhắc khi hưởng BHXH một lần

Người lao động “thiệt đơn, thiệt kép” khi nhận BHXH một lần.
Người lao động “thiệt đơn, thiệt kép” khi nhận BHXH một lần.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cùng với nhận thức của một bộ phận lao động còn hạn chế, khiến số lượng thanh toán bảo hiểm xã hội một lần tăng lên.

Tuy nhiên, các chuyên gia về an sinh xã hội cho biết, việc người lao động nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi khi về già hay không còn sức lao động.

Cảnh báo tình trạng nhận bảo hiểm xã hội một lần

Thời gian qua, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn toàn quốc phải ngưng sản xuất hay sản xuất cầm chừng, cắt giảm nhân công hoặc tạm thời cho công nhân nghỉ việc luân phiên. Ðiều này khiến người lao động bị mất việc làm, không có nguồn thu nhập, đời sống sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Mong muốn có một khoản chi tiêu trước mắt để trang trải cuộc sống nên nhiều người lao động đã đề nghị thanh toán trợ cấp BHXH một lần.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, số người lao động nghỉ hưởng BHXH một lần đang có xu hướng gia tăng qua các năm. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 9%. Đặc biệt, riêng trong ba tháng đầu năm 2021, số người lao động nhận BHXH một lần tiếp tục tăng nhanh, với 226.503 người, tăng hơn 20,5% so cùng kỳ năm 2020.

Thực tế cho thấy, có những trường hợp bất khả kháng, không còn sức lao động, không đủ khả năng đóng BHXH tiếp, nguyện vọng hưởng BHXH 1 lần của họ là hoàn toàn chính đáng, và các cơ quan chức năng có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, nếu phân tích và suy xét thấu đáo, với số đông, việc tiếp tục tham gia BHXH để nhận lương hưu, tính kế lâu dài vẫn có nhiều cái lợi hơn là “gặt lúa non”, giải quyết vấn đề tình thế trước mắt.

Thế nhưng, dù đã được cơ quan BHXH tỉnh, huyện, thị xã giải thích, tư vấn nhiều lần về những thiệt thòi khi thanh toán BHXH một lần đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội hưởng lương hưu, khi về già sẽ phụ thuộc vào con cháu và xã hội; nếu không may mắc bệnh sẽ không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), phải đối mặt với nguy cơ không thể chi trả nếu bệnh dài ngày… nhiều người lao động vẫn quyết định thanh toán BHXH một lần để sử dụng vào mục đích khác hoặc trang trải chi tiêu cho gia đình.

Tháng 4/2001, chị Phạm Thị Mai (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) được Công ty 78 tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tuyển dụng làm công nhân. Sau 18 năm 4 tháng (cuối tháng 7/2019), chị Mai đã viết đơn xin nghỉ việc và trở về quê sinh sống. Về quê không có việc làm, chi phí sinh hoạt của gia đình tăng chị đã nghĩ ngay đến việc thanh toán BHXH để giải quyết tình thế trước mắt. Chị Mai chia sẻ: “Do cuộc sống khó khăn, tôi đã thanh toán tiền BHXH để lo cho cuộc sống hiện tại, số còn lại đầu tư vào buôn bán”.

Cũng như chị Mai, hàng trăm lao động trên địa bàn huyện Cẩm Thủy mất việc, đến cơ quan BHXH huyện làm thủ tục để thanh toán BHXH một lần. Theo số liệu thống kê của BHXH huyện Cẩm Thủy, tính đến hết tháng 9/2021, huyện Cẩm Thủy có 899 người thanh toán BHXH một lần với tổng số tiền hơn 26 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc BHXH huyện Cẩm Thủy cho biết: Việc thanh toán BHXH một lần là quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, khi người lao động đến làm thủ tục thanh toán, chúng tôi phải phối hợp với bộ phận chức năng tuyên truyền ý nghĩa của việc tiếp tục tham gia BHXH và vận động họ tham gia BHXH tự nguyện để sau này có lương hưu. Mặc dù cán bộ đã nỗ lực vận động, tuyên truyền “ở lại” với hệ thống BHXH nhưng người lao động vẫn quyết thanh toán, khiến chúng tôi cảm thấy tiếc nuối thay”.

Việc người lao động ra khỏi hệ thống BHXH là thực trạng đáng quan tâm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân. Họ chưa hiểu được rằng nhận BHXH một lần chỉ có thể giải quyết nhu cầu kinh tế trước mắt, nhưng về lâu dài, sẽ rất thiệt thòi khi hết tuổi lao động.

Người lao động cần cân nhắc thật kỹ trước khi rời khỏi hệ thống BHXH

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Thanh Hóa, tính đến 15/9/2021, trên địa bàn tỉnh có 19.486 người thanh toán BHXH một lần. Nhận định của BHXH tỉnh, từ nay đến cuối năm, số lượng người thanh toán BHXH một lần sẽ tăng lên do ảnh hưởng COVID-19, nhiều lao động phải nghỉ việc, không có tích lũy, họ cần một nguồn tài chính để trang trải cuộc sống.

Bà Đỗ Thị Dung, Trưởng phòng Chế độ BHXH (BHXH tỉnh Thanh Hóa) cho biết: Việc người lao động ra khỏi hệ thống BHXH là thực trạng đáng quan tâm, bởi khi lựa chọn phương án thanh toán BHXH một lần, quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế rất nhiều so với hưởng lương hưu. Người lao động sẽ không có thẻ BHYT và người thân không được hưởng tiền mai táng phí, tiền tử tuất khi người tham gia BHXH tử vong.

Sau này, người lao động tham gia lại BHXH sẽ không được cộng nối thời gian đóng BHXH trước đó. Khoản tiền đóng vào quỹ BHXH được ví như “của để dành” của chính mình, nó không mất đi ngược lại vẫn được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng, người lao động có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia đóng BHXH hoặc BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Như vậy, khi người lao động nhận BHXH một lần sẽ rất thiệt thòi khi chưa đến tuổi nghỉ hưu dễ tiêu hết tiền dưỡng già. Để đến khi về già, không được hưởng hưu trí, họ phải phụ thuộc vào con cháu; nếu không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, họ còn phải đối diện với nguy cơ không chi trả được chi phí khám, chữa bệnh và thời gian nằm viện dài ngày.

Trước thực trạng đó, bà Đỗ Thị Dung - cho rằng: Công tác tư vấn cho người lao động rất quan trọng, để họ thấy được lợi ích, vui vẻ tham gia BHXH tự nguyện để không bị gián đoạn thời gian đóng BHXH. Người lao động sẽ tham gia và quyết định ở lại với hệ thống BHXH khi thấy rõ quyền lợi của mình sau này. Bên cạnh việc điều chỉnh các quy định hiện hành, việc hoàn thiện các chính sách BHXH tự nguyện được đánh giá cần thiết để giữ người lao động ở lại hệ thống BHXH, thực hiện an sinh xã hội.

Ông Điều Bá Được - nguyên Trưởng ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam - khẳng định: Việc hưởng BHXH một lần đó là việc tước đi quyền hưởng lương hưu của mình. Cũng có người vì chưa hiểu nguyên tắc của Quỹ BHXH, sợ nộp tiền bảo hiểm thì thế này, thế kia, nhưng hiện nay càng ngày có nhiều người hiểu và có nhu cầu tham gia, thậm chí tham gia nhiều loại bảo hiểm để tương lai an toàn hơn. Trong số đó, tôi cho BHXH là trụ cột của an sinh xã hội.

Đọc thêm

Vụ án liên quan cựu Bí thư Bến Cát (Bình Dương): Luật sư đề nghị xem xét lại một số vấn đề

Ông Khanh kêu oan từ khi bị khởi tố 8 năm trước đến nay. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN có bài phản ánh, Công an Bình Dương vừa có Kết luận điều tra bổ sung 320/KLĐTBS-CSKT(P4) (KLĐTBS) tiếp tục đề nghị truy tố cựu Bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967), cho rằng ông Khanh đồng phạm giúp sức cho ông Nguyễn Huy Hùng (Giám đốc Chi nhánh một ngân hàng tại Tây Sài Gòn) và ông Nguyễn Quang Lộc (cán bộ ngân hàng) “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” trong quá trình xử lý tài sản thế chấp.

Sự việc xã lấy lại đất khi nhà tình thương bị sập tại Củ Chi (TP HCM): UBND xã cho rằng 'tạm cho mượn đất để xây dựng nhà tình thương'

Sau khi căn nhà tình thương của cụ Cừ bị sập, xã Tân Thạnh Đông đã xây chốt dân phòng trên khu đất.
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài viết “Quan điểm trái chiều về sự việc nhà tình thương có gắn liền với đất?”, UBND xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi, TP HCM) có văn bản trả lời về sự việc sau khi nhà tình thương của cụ Lê Thị Cừ bị sập, thì xã đã xây dựng chốt dân phòng ấp 3A trên đất đó.

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?
(PLVN) -  Chơi “hụi” đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Nó mang đến nguồn lợi nhất định cho người chơi nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhiều trường hợp người dân rơi vào cảnh khốn khó do bị “giật hụi” nhưng không biết phải làm gì để tự bảo vệ và giành quyền lợi cho chính mình.

Nghi án làm giả giấy tờ xe lừa tiền tỷ

Xe tải BKS 60H-076.35. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Xe tải đứng tên cha và đang thế chấp ở ngân hàng nhưng ông Duy bị cho là vẫn làm giả giấy tờ xe (cà vẹt) thành đứng tên mình, mang bán cho người khác chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng. Khi bị phát hiện, ông Duy đã viết giấy thừa nhận hành vi.

Hàng bán trả lại có xuất hóa đơn?

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.
(PLVN) - Bạn Trần Bính (Đà Nẵng) hỏi: Công ty tôi mua hàng hóa của Công ty B. Nhưng sau đó phát hiện hàng hóa không đúng chất lượng nên công ty tôi muốn trả lại hàng hóa. Vậy trường hợp này công ty tôi có cần xuất hóa đơn hoàn trả lại hàng hóa không? Trước đó, hàng hóa Công ty B xuất 10% nhưng hiện nay mặt hàng này giảm VAT xuống còn 8%? Vậy công ty tôi sẽ xuất hóa đơn trả lại là 8% hay 10%?

Điều kiện chuyển công tác từ Quân đội nhân dân sang Công an nhân dân

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BCA và Thông tư số 62/2023/TT-BCA, để được tiếp nhận vào Công an nhân dân, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhu cầu biên chế, trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và sức khỏe. Việc xét tuyển sẽ do Hội đồng kiểm tra của Công an địa phương thực hiện theo quy trình quy định.

TAND tỉnh Ninh Bình có văn bản phúc đáp công dân

TAND tỉnh Ninh Bình có văn bản phúc đáp công dân
(PLVN) - Liên quan việc ông Mai Văn Thắm có đơn đến Báo PLVN, mới đây TAND tỉnh Ninh Bình có Văn bản phúc đáp số 1836/CV-TA. Theo đó, ngày 23/7/2024 ông Thắm có đơn đề nghị đính chính Bản án dân sự phúc thẩm 07/2023/DS-PT ngày 23/3/2023.

Vi phạm tại mỏ đá Đại Lào, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng): Công ty Công trình đô thị Bảo Lộc phải giải trình một số nội dung

Trụ sở Công ty CTĐT Bảo Lộc. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Cty CP Công trình đô thị Bảo Lộc (địa chỉ số 261 Hoàng Văn Thụ, phường 1, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) bị xác định khai thác vượt ra khỏi ranh giấy phép, khai thác vượt quá độ sâu tối đa so với giấy phép được cấp, cùng một số tồn tại khác. Những nội dung này đã được Sở TN&MT yêu cầu DN báo cáo…

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể khi bị tai nạn lao động được xác định như thế nào?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Phạm Hải (Bình Dương) hỏi: Công ty tôi có người lao động bị tai nạn lao động ở đầu gối chân phải, nhưng trước đó người này cũng bị tai nạn và bị thương ở cùng vị trí đó. Đến nay, khi giám định thì tỷ lệ tổn thương trên 31%, nhưng nếu chỉ tính lần này thì chưa được 31% để làm cơ sở hưởng trợ cấp hàng tháng. Vậy xin hỏi, với trường hợp này thì chúng tôi sẽ xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như thế nào?

Quy định mới về thi tuyển công chức

Kỳ thi tuyển công chức năm 2023 của TP HCM. (Ảnh: vtcnews.vn)
(PLVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trong đó đã sửa đổi quy định về hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức.

Phải làm gì khi bị đòi nợ dù không ký vay?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Chị Nguyễn Dung (Vĩnh Phúc) hỏi: Có nhóm người kéo tới nhà tôi đòi nợ. Họ thường xuyên chửi bới, tạt sơn lên tường, cửa ngõ và sân nhà tôi. Thực tế tôi không vay, em chồng tôi vay. Tuy nhiên, em chồng tôi đã bỏ nhà đi từ lâu. Họ nói người nhà tôi mượn không có khả năng trả, giờ tôi phải trả thay. Xin hỏi, trường hợp này tôi phải làm sao?