Khi nữ thư ký bắt đầu một ngày bằng "lo lắng và sợ hãi"

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Từ nhiều năm nạn quấy rối tình dục đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người. Với muôn kiểu biến tướng, ở mọi lúc, mọi nơi, ấy vậy nhưng quy định của luật pháp vừa chậm, lại thiếu thực tế, dẫn đến nhiều đối tượng quấy rối không bị phát giác, xử lý. Những nỗ lực của các cơ quan chức năng trong thời gian qua cho thấy không thể thả nổi mối họa này mãi.
Muôn kiểu quấy rối
Nạn quấy rối tình dục (QRTD) dường như đã không chỉ dừng ở nơi cộng cộng mà các cơ quan, công sở cũng là nơi xảy ra tình trạng quấy rối. Chẳng ít người đã lâm vào cảnh hoảng loạn, trầm cảm vì cứ bị đồng nghiệp, sếp đeo đuổi, không dám phản kháng vì sợ trù dập, không tăng lương, hoặc muốn thăng chức thì phải chiều sếp, rồi còn bị bủa vây bởi những lời nói bóng gió, gợi dục. 
Tiêu biểu của trường hợp này là chị Nguyễn Thị Ánh, ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), đã phải nhiều lần đi điều trị để ổn định thần kinh. Chị cũng đã khéo léo nhắc nhở cấp trên của mình hãy giữ thái độ mực thước, có khoảng cách. Ấy vậy nhưng sếp chị không thông cảm, vẫn lấn tới. Tố cáo thì xấu hổ, chị cũng chẳng dám nói với ai, ngay cả với chồng vì sợ bị đuổi việc và xấu hổ. 
Nhưng bức xúc quá, chị đành phải bộc lộ trên facebook: “Làm thư ký của ông ấy, bắt đầu một ngày mới mình đều cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Cứ nghĩ phải đối diện với ông ấy, kèm theo những lời kích động là mình lại run lên. Ấy vậy mà chẳng làm gì được. Hay là nghỉ việc? 
Nghỉ việc thì tổ ấm của mình sẽ ra sao, đứa con gái hơn hai tuổi của mình ra sao? Mình sẽ tìm đâu ra việc trong thời buổi khó khăn này?”.
Bế tắc của chị Ánh cũng như nỗi niềm của chị Phùng Thị Huyền ở Cầu Giấy. Chị cho biết người đồng nghiệp nam của chị luôn tìm cách động chạm, nhất là công ty yêu cầu mọi nhân viên đều phải mặc đồng phục đi làm. Đồng phục khá chỉn chu, đẹp, chỉ tội váy cao trên đầu gối. Trong khi đó, chị Huyền có tập thể thao, chân thẳng, trắng và khêu gợi. 
Nhiều khi chị bị người đồng nghiệp kia chạm vào mông, đưa tay sờ đùi trước mặt những người khác. Có khi họ còn thách đố nhau, xem ai là người chạm tay được vào người chị, cả những chỗ nhạy cảm mà không bị chị nổi khùng. Nhưng họ đã làm chị tức điên lên. 
Nói với sếp, thì anh cũng là một người trẻ, đưa ra cuộc họp thì đám đồng nghiệp nam dẩu mỏ nói chứng cứ đâu? Huyền không đưa ra được. Vậy là chuyện bị rơi vào dĩ vãng, cùng với số lần bị quấy rối tăng theo cấp số nhân. 
Có lúc chị quát thì bọn họ nói: “Đàn bà, con gái chân dài, không che lại thì coi như mạng wifi không có password. Chị Huyền tâm sự: “Mình đã nhiều lần định chuyển, nhưng không biết đi có an toàn không. Hay là lại lâm vào bi kịch khác”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài thực tế còn có rất nhiều kiểu QRTD khác và không chỉ là nam QRTD nữ, mà có trường hợp nữ QRTD nam. Hơn thế, còn có tình trạng QRTD đồng tính, xảy ra cả ở nam và nữ. Hiện tại chưa có con số thống kê cụ thể mỗi năm có bao nhiêu vụ. Nhưng qua một số nghiên cứu chỉ ra, quá 50% trường hợp xảy ra là nam QRTD nữ.
Bà Lê Ngân Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhận định: “QRTD ở nơi làm việc là vấn đề có thực, gây bức xúc cho nhiều phụ nữ. Để thực hiện hành vi QRTD của mình, nhiều đồng nghiệp nam không chỉ sờ nắn, vuốt ve, sàm sỡ... mà còn có những biểu hiện rất thô lỗ, có tính chất bỉ ổi. Bà cũng dẫn ra trường hợp của chị V., một người có thân hình khêu gợi, nên luôn bị một đồng nghiệp nam lớn tuổi so sánh với các người mẫu nước ngoài có thân hình khêu gợi. 
Ông thường kể những câu chuyện xung quanh các nhân vật nổi tiếng về tình dục như: “Ngọc Trinh nảy lửa nhưng không thể đẹp bằng em”. Trước thái độ sàm sỡ đó, nên tôi rất chú ý đến cách ăn mặc để không bị làm phiền. Thấy V. mặc áo kín cổ, ông lại nhận xét: Em cao như người mẫu nội y? Ngực và mông đẹp. Chỉ tiếc em lại không biết trình diễn ra. Uổng cặp đào tiên cứ phải ẩn ở trong áo”.
Trong khi đó, một số nhân viên nữ làm tại một công ty xây dựng ở TP.Hồ Chí Minh không thể quên chuyện một đồng nghiệp nam hay “vờ” kéo khóa quần. Một nữ đồng nghiệp nhìn thấy anh ta có bộ dạng như vậy, nhắc khéo, anh ta chỉnh lại khóa. 
Cô này đi nói lại với các nữ đồng nghiệp khác và họ cho biết cũng đã bị anh chàng này phô quần chíp ra. Cả nhóm liền phản ánh sự việc lên ban giám đốc. Khi được gọi lên góp ý thì anh chàng này đòi đưa ra chứng cứ. Vậy là mọi chuyện chẳng suy chuyển được chút nào.
Hình minh họa
 Hình minh họa
Nhiều vướng mắc 
QRTD là một hiện tượng xã hội từ nhiều năm qua. Song, theo bà Nguyễn Thu Thúy - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học giới, phụ nữ, gia đình và vị thành niên (CSAGA) cho biết, theo định nghĩa của quốc tế thì tất cả hành vi, lời nói, cử chỉ (thậm chí cả ánh mắt) có ý gợi dục khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu, cảm thấy mất an toàn đều có thể được coi là QRTD. 
Ấy thế nhưng do định kiến giới chính là rào cản lớn nhất khiến cho người bị QRTD không dám tố cáo. Tại các công sở, người bị QRTD có thể bị đổ lỗi như cô ấy ăn mặc hở hang, thái độ khêu gợi, tư cách không đứng đắn, gạ gẫm, lợi dụng đàn ông. Còn ở nông thôn, người bị QRTD có khi lại “gặp hạn” bởi điều tiếng. 
Một số ý kiến khác cho rằng, do cuộc sống mưu sinh, phải nể nang nên cố gắng chịu đựng và nhất là thái độ không dứt khoát, không ghi lại bằng chứng để tố cáo. Đó là chưa kể hệ thống luật pháp trước đây còn thiếu những quy định rõ ràng, sát thực tế về cơ chế xử phạt hành vi này.
Theo tìm hiểu, Bộ luật Lao động mới được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và có giá trị hiệu lực từ ngày 1/5/2013 có 4 điều đề cập đến QRTD bao gồm nhiều quy định cấm QRTD. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào về hành vi này. Bộ LĐ-TB&XH vẫn căn cứ định nghĩa của quốc tế, nhưng thực tế cho thấy định nghĩa này khó phù hợp ở Việt Nam. 
Có một góc nhìn trẻ, bạn Nguyễn Thu Dung, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Trào lưu ăn mặc hở hang, gợi tình cũng dễ nảy sinh quấy rối. Vậy nên sinh viên nữ đi ra đường, cần chú ý hơn đến cách ăn mặc. Trong khi chờ chính sách, thì chính mỗi người phải chủ động hơn để bảo vệ mình. Không để đến mức xảy ra hậu quả rồi lại chẳng biết kêu ai”.
Còn nhớ năm ngoái, khi dư luận lên tiếng về việc xe buýt là nơi dễ bị quấy rối tình dục, có đưa ra kết quả khảo sát của Tổ chức ActionAid Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình - Môi trường tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM, chỉ ra có 57% phụ nữ (từ 16 tuổi trở lên) cho rằng đường phố được coi là nơi có nguy cơ xảy ra các vụ quấy rối tình dục cao nhất, 31% nữ sinh đã từng bị quấy rối tình dục trên xe buýt. 
Điều đó phần nào chỉ ra thực trạng, nguy cơ bị xâm hại thân thể, gây ra những tổn hại cả thể chất và tinh thần của người sử dụng dịch vụ công cộng. Nhằm khắc phục tình trạng này, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị UBND TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng, điều tra, khảo sát để xác định rõ các địa điểm, các tuyến giao thông công cộng, các đoạn đường thường xuyên xảy ra hiện tượng QRTD đối với phụ nữ.
Mới đây, ngày 25/5, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VN), Phòng Thương mại và Công nghiệp VN nghiên cứu, xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở VN. Bộ Quy tắc này nhằm giúp Chính phủ, chủ sử dụng lao động và người lao động tại VN nhận diện, ngăn chặn và xử lý QRTD tại nơi làm việc thông qua những hướng dẫn cụ thể. 
Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH), nhìn nhận: “Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định hành vi QRTD tại nơi làm việc là hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên các quy định của pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực thi đều vấp phải một điểm là chưa cụ thể, chung chung trong việc đưa ra các tiêu chí, dấu hiệu để nhận diện hành vi nào là QRTD và xử lý hành vi vi phạm trên thực tế còn khó khăn và rất ít”.
Tuy nhiên, theo không ít chuyên gia, để giảm bớt tình trạng này, thì chính mỗi doanh nghiệp cũng cần phải tạo môi trường làm việc lành mạnh, an toàn. Các cá nhân cũng tự giác, chủ động phòng tránh, dũng cảm tố giác tội phạm, góp phần làm cho công sở, nơi công cộng dần trở nên văn minh, lịch sự.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.