Khép lại 'bản trường ca' chinh phục sông Đà

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cắt được hơn 100 cơn lũ có đỉnh từ 5000 m3/s trở lên trong những năm qua.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cắt được hơn 100 cơn lũ có đỉnh từ 5000 m3/s trở lên trong những năm qua.
(PLO) -Dòng Sông Đà hung hãn và dữ dằn thuở nào giờ chỉ còn lại trong ký ức của nhiều người dân đồng bằng Bắc Bộ khi lũ về. Bởi từ Thủy điện Hòa Bình, đến Thủy điện Sơn La và khép lại là Thủy điện Lai Châu - 3 bậc thang thủy điện chính, với dung tích phòng lũ  lớn đã và sẽ đem lại bình yên, trù phú cho hạ du và nguồn năng lượng quý giá cho đất nước.

Nguồn cung điện lớn nhất nước

Sông Đà có chiều dài khoảng 980 km là phụ lưu lớn nhất thuộc hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi Ngụy Sơn, Vân Nam, Trung Quốc đổ vào nước ta tại địa phận huyện Mường Tè, Lai Châu, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua 4 tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và kết thúc tại ngã ba Trung Hà (Phú Thọ) để nhập về sông Hồng.

Với 3 bậc thang thủy điện lớn được thiết kế gồm Nhà máy thủy điện (NMTĐ): Hòa Bình (công suất 1.920 MW), Sơn La (2.400 MW) và Lai Châu (1.200 MW), cùng với các phụ lưu khác đã xây dựng Nhà máy Thủy điện Huội Quảng (công suất 520 MW) và Bản Chát (công suất 180 MW).

Sông Đà giờ đây trở thành nguồn cung cấp thủy điện lớn nhất cả nước, lên tới trên 6.000 MW, hàng năm cung cấp 25 tỷ kWh điện cho hệ thống điện quốc gia. Đây thực sự là kho “vàng trắng” có khả năng tái tạo mà thiên nhiên đã ưu đãi cho nước ta.

Đội ngũ làm thủy điện Việt Nam đã trưởng thành

“Theo cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thái Phụng Nê, niềm tự hào lớn nhất của Thủy điện Sơn La không chỉ vì lớn nhất Đông Nam Á mà còn là kỳ tích thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ làm thủy điện Việt Nam.

Toàn bộ công tác khảo sát, thiết kế và thi công đều được thực hiện bởi kỹ sư và công nhân của 13 nhà thầu thành viên do Tổng công ty sông Đà làm tổng thầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.” 

Anh hùng Lao động Thái Phụng Nê - nguyên Phó Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Thủy điện Sơn La - Lai Châu, nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng, người đã trực tiếp tham gia xây dựng cũng như chỉ đạo tại 3 công trình thủy điện lớn nói trên cho biết:

“Thủy điện Hòa Bình sau 15 năm xây dựng, với sự góp sức của hơn 40.000 công nhân lao động và gần 1.000 chuyên gia Nga giúp đỡ tận tình, ngày 20/12/1994, công trình với 8 tổ máy, tổng công suất 1.920 MW được xây dựng ở bậc thang dưới cùng trên lưu vực sông Đà hoàn thành và cung cấp một lượng điện lớn cho đất nước.

Tính đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia trên 200 tỷ kWh điện, đồng thời cắt được trên 100 cơn lũ có đỉnh từ 5000 m3/s trở lên, giúp đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội được an toàn.”.

Mười một năm sau khi hoàn thành Thủy điện Hòa Bình, công trình Thủy điện Sơn La có tổng công suất 2.400 MW với 6 tổ máy được khởi công vào ngày 2/12/2005 và 7 năm sau, ngày 23/12/2012 công trình được khánh thành - đánh dấu công cuộc chinh phục bậc thang thứ 2 của dòng chính sông Đà hoàn thành. 

Theo cựu Bộ trưởng Thái Phụng Nê, niềm tự hào lớn nhất của Thủy điện Sơn La không chỉ vì lớn nhất Đông Nam Á mà còn là kỳ tích thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ làm thủy điện Việt Nam. Toàn bộ công tác khảo sát, thiết kế và thi công đều được thực hiện bởi kỹ sư và công nhân của 13 nhà thầu thành viên do Tổng công ty sông Đà làm tổng thầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. 

Điểm nổi bật nhất của Thủy điện Sơn La là rút ngắn thời gian thi công tới 3  năm, tiết kiệm cho Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Tính đến nay, công trình này đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia gần 50 tỷ kWh.

Hoàn thành Thủy điện Lai Châu là hoàn thành ước mơ chinh phục sông Đà.
Hoàn thành Thủy điện Lai Châu là hoàn thành ước mơ chinh phục sông Đà.

Gian nan trị thủy trên sông Đà

Và giờ đây, công trình Thủy điện Lai Châu, bậc thang trên cùng của dòng  sông Đà với biết bao xa xôi, vất vả cũng đã được những người thợ thủy điện Việt Nam chinh phục. Nhớ lại những ngày đầu có mặt trên công trình xây dựng Thủy điện Lai Châu, ông Phạm Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án NMTĐ Sơn La – Lai Châu (Ban A Sơn La) tâm sự:

“Bước lên vùng đất Nậm Nhùn (Lai Châu) làm thủy điện là vô cùng khó khăn. Sóng điện thoại không có, đường sá đi lại rất hiểm trở, phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ mới đi hết quãng đường vài chục km từ thị xã Mường Lay (Điện Biên) tới công trường.

Nhưng ngay khi khởi công công trình - ngày 5/1/2011, hàng ngàn kỹ sư, công nhân, người lao động đã bắt tay ngay vào công việc mặc cho thời tiết, điều kiện ăn, ở khắc nghiệt. Anh em chúng tôi đã cùng miệt mài bám máy, bám công trường, thi công 3 ca liên tục để đưa dự án “cán đích” trước 1 năm. Đến nay, với 3 tổ máy vận hành, Nhà máy đã đóng góp cho đất nước 3,8 tỷ kWh điện.”  

Theo đánh giá của EVN, Thủy điện Lai Châu phát điện sớm hơn so với yêu cầu và hoàn thành sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đặc biệt, tổ máy số 1, số 2 của Nhà máy phát điện kịp thời vào tháng 12/2015 và tháng 6/2016 có ý nghĩa rất quan trọng, cung cấp sản lượng điện lớn để bù đắp phần thiếu hụt do các hồ thủy điện miền Trung, Tây Nguyên khô kiệt vì hạn hán.

Việc công trình hoàn thành sớm 1 năm sẽ giúp cung cấp thêm khoảng 4,7 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng này nhân với giá thành điện cùng với nhiều chi phí tiết kiệm khác do rút ngắn thời gian thi công sẽ làm lợi cho đất nước khoảng 7.000 tỷ đồng.

“Tuy nhiên, đối với những người làm thủy điện Việt Nam, ý nghĩa lớn nhất của việc hoàn thành NMTĐ Lai Châu là hoàn thành trị thủy, khai thác tiềm năng thủy điện của sông Đà cũng như góp phần điều tiết mực nước, ngăn lũ mùa mưa, cấp nước mùa khô, duy trì dòng chảy đảm bảo giao thông thủy, góp phần tạo động lực cho Tây Bắc xa xôi chuyển mình, tiến gần miền xuôi hơn”, ông Phương nói.

“Cán đích” sớm 1 năm, lợi 7.000 tỷ đồng

“Theo đánh giá của EVN, Thủy điện Lai Châu phát điện sớm hơn so với yêu cầu và hoàn thành sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đặc biệt, tổ máy số 1, số 2 của Nhà máy phát điện kịp thời vào tháng 12/2015 và tháng 6/2016 có ý nghĩa rất quan trọng, cung cấp sản lượng điện lớn để bù đắp phần thiếu hụt do các hồ thủy điện miền Trung, Tây Nguyên khô kiệt vì hạn hán.

Việc công trình hoàn thành sớm 1 năm sẽ giúp cung cấp thêm khoảng 4,7 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng này nhân với giá thành điện cùng với nhiều chi phí tiết kiệm khác do rút ngắn thời gian thi công sẽ làm lợi cho đất nước khoảng 7.000 tỷ đồng.”

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.