Khai giảng lớp Trung cấp Luật chính quy đầu tiên trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Khai giảng lớp Trung cấp Luật chính quy đầu tiên trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(PLO) - Ngày 26/4, tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã tổ chức khai giảng lớp Trung cấp Luật chính quy đầu tiên tại huyện này. Lễ khai giảng vinh dự được Bộ trưởng Hà Hùng Cường dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Tư pháp đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Đến dự Lễ khai giảng còn có lãnh đạo Tỉnh ủy, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình, Huyện ủy – HĐND - UBND huyện Lệ Thủy và 76 cán bộ, viên chức là học viên của lớp học…
Nỗ lực của ngôi trường chưa tròn “2 năm tuổi” 
Tại Lễ khai giảng, đại diện Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã báo cáo Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng các đại biểu về những kết quả về công tác tuyển sinh và đào tạo từ năm 2012 đến nay.
Trường Trung cấp Luật Đồng Hới được thành lập theo Quyết định số 889/QĐ-BTP ngày 25/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp với nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác pháp luật cho các tỉnh Bắc miền Trung. Đến nay, tuy chưa tròn 2 năm tuổi nhưng nhờ sự quan tâm của lãnh đạo bộ, đặc biệt là cá nhân Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng như lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Bình cùng những nỗ lực vượt bậc của Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ, giáo viên nên ngay trong khóa 1 (năm học 2012 – 2013), nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo được 165 học viên, dự kiến đến tháng 10 năm nay sẽ tốt nghiệp. 
Tiến sĩ Đỗ Đức Hồng Hà – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới phát biểu tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng tại Lễ khai giảng.
 

Tiến sĩ Đỗ Đức Hồng Hà – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới phát biểu tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng tại Lễ khai giảng.

Đến khóa 2 (năm học 2013 – 2014), trường tiếp tục tuyển sinh thêm 157 học sinh. Khóa 3 (năm học 2014 – 2015) này, tuy công tác tuyển sinh mới bắt đầu hơn 1 tháng nhưng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã tuyển sinh được hơn 70 học viên Trung cấp Luật tại tỉnh Khánh Hòa, 92 học viên văn bằng 2 Cử nhân Luật và 138 học viên Luật sư, Công chứng, Đấu giá và Chấp hành viên tại trường. Vào tháng 5 tới, trường tiếp tục mở lớp Trung cấp Luật tại huyện Minh Hóa (Quảng Bình) và TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) với học 140 học viên.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là đào tạo Trung cấp Luật hệ chính quy và vừa làm vừa học, nhà trường còn liên kết với Học viện Tư pháp tuyển sinh 320 chỉ tiêu đào tạo nghiệp vụ Luật sư, Công chứng, Đấu giá viên, Chấp hành viên và liên kết với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức thi tuyển 92 học viên Cử nhân Luật văn bằng 2, dự kiến khai giảng vào tháng 5. 
Đến tháng 9, trường sẽ tổ chức thi liên thông Trung cấp Luật lên Đại học Luật. Trường cũng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan mở các lớp bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ Thi hành án dân sự, tài chính, ngân hàng soạn thảo văn bản cho gần 500 cán bộ, công chức, viên chức và các cá nhân có nhu cầu tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Bình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) và các cơ quan khác. 
Ông Nguyễn Quang Năm Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy - đại diện lãnh đạo huyện phát biểu tại Lễ khai giảng

Ông Nguyễn Quang Năm Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy - đại diện lãnh đạo huyện phát biểu tại Lễ khai giảng

Năm 2013 vừa qua, nhà trường còn phối hợp với Sở Tư pháp 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị tổ chức 2 lớp tập huấn nghiệp vụ Tư pháp – Hộ tịch cho cán bộ Tư pháp cấp xã tại 2 tỉnh này theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.
Tính đến nay, đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trường Trung cấp Luật Đồng Hới có 1 tiến sĩ, 3 thạc sĩ và 13 thầy cô khác đang theo học thạc sĩ. 100% cán bộ, giáo viên nhà trường đã hoàn thành chương trình, được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và các nghiệp vụ khác phù hợp với công tác chuyên môn.
Bên cạnh những thành tích đạt được, những hạn chế, tồn tại bởi lý do khách quan lẫn chủ quan cũng được nhà trường báo cáo tại Lễ khai giảng. Nhưng, hành trình vẫn còn ở phía trước, cùng với trí tuệ, quyết tâm, đoàn kết, kỷ luật và sức trẻ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới cam kết sẽ tiếp tục sẽ tiến bộ không ngừng, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua những trở ngại để xứng đáng với niềm tin yêu, kỳ vọng của lãnh đạo Bộ Tư pháp, của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tỉnh Bắc miền Trung…
“Lớp học nhỏ nhưng rất quan trọng…”
Phát biểu tại Lễ khai giảng, Tiến sĩ Đỗ Đức Hồng Hà – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới bày tỏ: “Thực hiện Chương trình phối hợp 3456 năm 2012 giữa Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Quảng Bình, Chương trình phối hợp số 201 năm 2014 giữa Trường Trung cấp Luật Đồng Hới và UBND huyện Lệ Thủy, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới long trọng tổ chức Lễ khai giảng lớp Trung cấp Luật chính quy đầu tiên tại huyện Lệ Thủy năm học 2014 – 2015. 
Thay mặt Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường xin gửi tới Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng các đại biểu, các vị khách quý lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc. Năm học này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường. Việc mở lớp tại Lệ Thủy có ý nghĩa hết sức to lớn với nhà trường trong công tác đào tạo cán bộ, công chức Tư pháp – Hộ tịch để đáp ứng được như cầu cải cách hành chính, cải cách Tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Lớp Trung cấp Luật chính quy đầu tiên này sẽ là điểm sáng, là mô hình mẫu để nhân rộng ở Quảng Bình và các tỉnh Bắc miền Trung”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu chỉ đạo Lễ khai giảng lớp Trung cấp Luật đầu tiên tại huyện Lệ Thủy
 Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu chỉ đạo Lễ khai giảng lớp Trung cấp Luật đầu tiên tại huyện Lệ Thủy
Theo đó, 76 học viên của lớp Trung cấp Luật chính quy tại huyện Lệ Thủy có 64 nam và 12 nữ, là những trưởng phòng, phó trưởng phòng cấp huyện, cấp trưởng, cấp phó các cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể cấp xã… Các học viên sẽ được đào tạo theo chương trình đã được Bộ Tư pháp phê duyệt gồm 6 môn chung, 13 môn luật cơ bản và 11 môn nghiệp vụ.
Phát biểu chỉ đạo Lễ khai giảng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định: “Một thời gian dài trước đây, Nhà nước ta chỉ chủ trương đào tạo Đại học chứ không đào tạo Trung cấp Luật, bởi vậy công tác thực thi pháp luật không có chỗ dựa vững chắc ở địa bàn cơ sở và bộc lộ nhiều hạn chế. Nay những trăn trở, băn khoăn về chủ trương đào tạo ấy của tôi cùng những người công tác trong ngành Tư pháp đã được Bộ Chính trị, Chính phủ ủng hộ và quy hoạch 5 trường Trung cấp Luật phân bố hợp lý ở các vùng miền. Trường Trung cấp Luật Đồng Hới ra đời trong bối cảnh đó và được sự đón nhận của xã hội”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường đánh hồi trống khai giảng lớp học
Bộ trưởng Hà Hùng Cường đánh hồi trống khai giảng lớp học 
Bộ trưởng tỏ lòng vui mừng vì lãnh đạo huyện Lệ Thủy đã tạo điều kiện cho việc mở lớp Trung cấp Luật chính quy đầu tiên trên quê hương “Hai giỏi” – quê hương của Vị tướng anh hùng, Đại tướng của nhân dân Võ Nguyên Giáp – người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bộ trưởng mong muốn Trường Trung cấp Luật Đồng Hới sẽ nhận được sự ủng hộ về tinh thần, điều kiện và hỗ trợ tích cực hơn nữa của Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy và các ban, ngành liên quan.
Đối với Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, Bộ trưởng Hà Hùng Cường căn dặn: “Dù lớp học được đào tạo ngoài trường trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tập thể nhà trường phải luôn cố gắng lấy chất lượng đào tạo làm trọng. Bởi các học viên lớp Trung cấp Luật đầu tiên này là những cán bộ lãnh đạo các phòng  ban cấp huyện, lãnh đạo chính quyền cấp xã. Một lớp học với con số học viên tuy nhỏ nhưng rất quan trọng. Bởi chất chất lượng đào tạo có hiệu quả sẽ phục vụ tốt hơn cho công tác thực thi pháp luật ở cấp cơ sở…”
Bộ trưởng Hà Hùng Cường chụp ảnh lưu niệm với đại biểu dự Lễ khai giảng và các học viên
Bộ trưởng Hà Hùng Cường chụp ảnh lưu niệm với đại biểu dự Lễ khai giảng và các học viên 
Ghi nhận ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, tiến sĩ Đỗ Đức Hồng Hà bày tỏ: “Trường Trung cấp Luật Đồng Hới mong muốn được sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo Bộ Tư pháp và cá nhân Bộ trưởng Hà Hùng Cường, các đơn vị thuộc Bộ; sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ lãnh đạo tỉnh Quảng Bình; sự phối hợp đầy trách nhiệm của lãnh đạo huyện Lệ Thủy. Về phía nhà trường, xin cam kết sẽ dành sự ưu tiên đặc biệt trong công tác tổ chức đào tạo, điều kiện học tập tốt nhất để đảm bảo cho công tác dạy và học đạt chất lượng, hiệu quả cao”.
Kết thúc buổi lễ, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã đánh hồi trống khai giảng lớp Trung cấp Luật chính quy đầu tiên trên quê hương Đại tướng và chụp ảnh lưu niệm với đại biểu dự lễ khai giảng cùng các học viên. 
Bộ trưởng Hà Hùng Cường dự lễ mit tinh kỷ niệm 410 năm Quảng Bình
Sáng 27/4, hòa trong không khí náo nức, tự hào của  toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Bình, Bộ trưởng Hà Hùng Cường dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Tư pháp tham dự Lễ kỷ niệm 410 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604 – 2014)…
Lễ mít tinh diễn ra với các hoạt động diễu hành, diễu binh… hoành tráng và trang trọng tại Sân vận động Đồng Hới, với sự tham gia của gần 4.000 người dân Quảng Bình.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường luôn có tình cảm đặc rất biệt đối với con người và mảnh đất đầy nắng gió miền Trung này. Từ tháng 3/2003 -  8/2007, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã gắn bó sâu sắc với Quảng Bình với cương vị là Phó bí thư Tỉnh ủy, rồi Bí thư Tỉnh ủy. Trong thời gian hơn 4 năm công tác tại đây, Bộ trưởng đã có những đóng góp rất to lớn và cùng tập thể lãnh đạo Tỉnh ủy lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tiếp tục đưa Quảng Bình tiến lên vững chắc trên con đường Công nghiệp hóa – hiện đại hóa quê hương.
Và đến nay, dù ở cương vị là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Đại biểu Quốc hội khóa XIII nhưng mỗi lần về tiếp xúc cử tri tại tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Hà Hùng Cường luôn được cán bộ, nhân dân Quảng Bình chào đón với tình cảm quý mến, nồng hậu. Những kiến nghị, quan tâm, góp ý liên quan đến tình hình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước được luôn được các cử tri tin tưởng, gửi gắm Bộ trưởng chuyển tải đến Quốc hội.

Tin cùng chuyên mục

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đọc thêm

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.