Bộ trưởng Hà Hùng Cường tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Bình

Bộ trưởng Hà Hùng Cường tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Bình
(PLO) - Sáng qua (4/12), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình đã có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Quảng Ninh sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII. 
Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, ông Nguyễn Ngọc Phương đã thông báo một số nội dung cơ bản và hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII. 
Cử tri huyện Quảng Ninh đã bày tỏ sự phấn khởi trước những thành tựu mà cả nước đã đạt được trong năm 2013 và những thành công từ kết quả của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII. Về những đề xuất kiến nghị, nhiều cử tri đã có ý kiến đề nghị các cấp, ngành chức năng cần triển khai quyết liệt hơn công tác phòng chống tham nhũng; đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm chưa thành niên; có nghiên cứu, đưa ra những chính sách hợp lý trong việc bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu và chăm lo đời sống, hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người dân vùng thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 
Nhà nước nên tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn đã bị xuống cấp trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa nhằm đảm bảo đi lại an toàn cho người dân; có biện pháp đối với tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy sản xuất xi măng gây ra; việc giải quyết chế độ chính sách cho người có công với cách mạng chưa được thực hiện thấu đáo; bất cập trong công tác khám chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở; chế độ phụ cấp cho người làm công tác dân số còn thấp…
Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố Đồng Hới tại UBND phường Bắc Lý để thông báo kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Sau khi lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của cử tri thành phố Đồng Hới, thay mặt Đoàn Đại biểu, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã trực tiếp trả lời, giải trình một số vấn đề thuộc thẩm quyền và hứa sẽ tập hợp đầy đủ các ý kiến của cử tri để tiếp tục trình lên Quốc hội trong kỳ họp tới.
Trước đó chiều 3/12,  Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Hà Hùng Cường làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND, HĐND và các Sở, ngành liên quan của tỉnh Quảng Bình về việc thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Quảng Bình về xây dựng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới. 
Tham dự buổi làm việc, về phía tỉnh Quảng Bình có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lương Ngọc Bính; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Xuân Quang; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng; đại diện lãnh đạo các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo.
Trên cơ sở nội dung chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Quảng Bình về xây dựng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1601/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới với tổng diện tích trên 15ha. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan giới thiệu nguồn giáo viên cho trường, góp phần đảm bảo chương trình giảng dạy cũng như chất lượng đào tạo. 
Qua công tác rà soát và đánh giá thực trạng nhu cầu cán bộ, công chức cần được đào tạo về pháp luật cho thấy, khối Đảng cấp xã toàn tỉnh có 314 cán bộ, trong đó có 28 người chưa qua đào tạo; khối chính quyền cấp xã toàn tỉnh có 545 cán bộ, công chức, trong đó có 65 người chưa qua đào tạo; khối Mặt trận và đoàn thể cấp xã toàn tỉnh có 791 cán bộ, trong đó có 282 người chưa qua đào tạo. Sau khi rà soát, nhà trường đã nắm bắt được thực trạng để xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho các địa bàn trên toàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã phát biểu về những vướng mắc trong việc thực hiện hỗ trợ trường kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và xây hàng rào bao quanh trường, việc hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí cho học sinh cũng như công tác đào tạo cán bộ, công chức nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của nhà trường…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường ghi nhận những cố gắng của tỉnh Quảng Bình cũng như các sở, ngành liên quan trong việc thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và UBND tỉnh về xây dựng Trường Trung cấp Luật, đồng thời đề nghị tỉnh đôn đốc thực hiện việc xây dựng một số công trình phục vụ công tác tư pháp tại các địa bàn huyện, thành phố. 

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.