4.400 người không quốc tịch đã được nhập quốc tịch Việt Nam

4.400 người không quốc tịch đã được nhập quốc tịch Việt Nam
(PLO) - Phát biểu tại Hội nghị sơ kết thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 tổ chức chiều qua (25/11), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh: công tác quốc tịch (QT) thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, nhận thức của các cơ quan, tổ chức, người  dân được nâng lên, hệ thống văn bản pháp luật về QT được hoàn thiện.
Đặc biệt, trình tự giải quyết các việc về QT đã được đơn giản hóa, minh bạch, chặt chẽ hơn, đáp ứng yêu cầu của công dân trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho người không QT được nhập QT Việt Nam.
Tạo thuận lợi nhất cho người không quốc tịch được hưởng quyền công dân
Một trong những điểm đáng chú ý sau thời gian triển khai Luật QT Việt Nam, theo Cục trưởng Cục Hộ tịch, QT, chứng thực Nguyễn Công Khanh – Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan chức năng báo cáo Chính phủ, trình Chủ tịch Nước quyết định cho phép 4.414 người không QT được nhập QT Việt Nam theo Điều 22 Luật QT. 
Theo đó, người không QT mặc dù không có giấy tờ về nhân thân, nhưng qua công tác quản lý, theo dõi của cơ quan Công an cho thấy họ đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật QT có hiệu lực (1/7/2009) và chấp hành tốt pháp luật Việt Nam thì được nhập QT Việt Nam theo trình tự, thủ tục đơn giản. 
Cũng theo Cục trưởng Nguyễn Công Khanh, đến nay đã có 29 tỉnh giải quyết dứt điểm việc nhập QT Việt Nam cho người không QT theo Điều 22. Việc được công nhận là công dân Việt Nam, giúp người không QT có cơ hội được hưởng quyền công dân theo quy định của pháp luật, được làm các thủ tục mà lâu nay họ không thực hiện được (như đăng ký thường trú, cấp giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu…) và đặc biệt được hưởng các quyền gắn với công dân Việt Nam (quyền bầu cử/ứng cử, quyền sở hữu, thừa kế bất động sản…).
Địa bàn đặc thù phải có giải pháp đặc thù
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong công tác QT thời gian qua trên tất cả các mặt trong nhận thức, thực hiện, triển khai, đã đáp ứng yêu cầu của công dân trong và ngoài nước, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng đã được tăng cường… Đáng chú ý, việc triển khai Luật QT đã giải quyết nhiều tồn đọng do lịch sử để lại, tạo điều kiện cho người không QT được nhập QT Việt Nam. 
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác QT như một số quy định của Luật tính khả thi chưa cao, chưa cụ thể, khó khăn cho người dân, nhận thức về vị trí, vai trò của Luật QT trong một bộ phận cán bộ công chức và người dân còn chưa đầy đủ, sự quan tâm của một số lãnh đạo địa phương còn hạn chế…
Thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu cần tiếp tục nâng cao nhận thức ý nghĩa chính trị về QT đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua tới đây; đồng thời rà soát các quy định của Luật, trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định bất cập, khó khăn trong thực hiện.
Bộ trưởng cũng lưu ý, cần tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết các việc về QT; chủ động nghiên cứu đề xuất ký kết các điều ước quốc tế song phương và khu vực; chuẩn bị tốt để tổng kết Luật QT, trong đó có Điều 22 và vấn đề  đăng ký việc giữ QT. Cục Hộ tịch cần tổng hợp ý kiến Bộ, ngành, địa phương một cách đầy đủ, khách quan, trên cơ sở đó trình Chính phủ đề nghị Quốc hội sửa Luật. “Trong đó, địa bàn đặc thù phải có giải pháp đặc thù” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.