IMF: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 6,5% năm 2021

IMF đánh giá cao về tăng trưởng kinh tế Việt Nam và khuyến nghị tiếp tục cải cách. (Hình minh họa).
IMF đánh giá cao về tăng trưởng kinh tế Việt Nam và khuyến nghị tiếp tục cải cách. (Hình minh họa).
(PLVN) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đăng báo cáo đánh giá thường niên về nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, IMF nhận định, dù ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn có thể sẽ đạt mức 6,5% năm 2021 nhờ nền tảng vững vàng và những giải pháp quyết liệt cả về kinh tế và y tế của Chính phủ.

Trong báo cáo mới nhất vừa đăng tải trên trang imf.org, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, bất chấp đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững với mức tăng trưởng 2,9% trong năm 2020 (tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới) và dự kiến sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 nhờ thực hiện những bước đi quyết liệt trong các lĩnh vực kinh tế và y tế.

Việc áp dụng nhanh chóng các biện pháp kiểm soát, kết hợp với truy vết tích cực, xét nghiệm đúng đối tượng và cách ly các ca nghi mắc COVID-19 đã giúp tỷ lệ lây nhiễm và tử vong ở mức rất thấp theo bình quân đầu người. Việc Việt Nam đứng trong danh sách các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới trong năm ngoái là nhờ các hoạt động trong nước sớm phục hồi và hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, đặc biệt là xuất khẩu điện tử công nghệ cao khi mọi người trên thế giới làm việc tại nhà.

Đánh giá của IMF chỉ ra rằng, Việt Nam bước vào đại dịch với các nền tảng kinh tế và vùng đệm chính sách vững chắc, mặc dù vẫn còn một số thách thức về cơ cấu cần phải giải quyết. Đầu tư nước ngoài mạnh và thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng cường năng lực phục hồi của kinh tế. Dù vẫn còn một số điểm yếu, sức khỏe của hệ thống ngân hàng được cải thiện, với khả năng sinh lời, thanh khoản cao hơn và ít nợ xấu hơn so với trước kia.

Năm 2020, Việt Nam tăng trưởng cao nhất châu Á. (Nguồn: IMF).

Năm 2020, Việt Nam tăng trưởng cao nhất châu Á. (Nguồn: IMF).

Việt Nam cũng đạt được tiến bộ đáng kể trong việc củng cố tài chính công trước COVID-19. Việc xây dựng các vùng đệm về tài khóa và tài chính trước đại dịch đã giúp Việt Nam đương đầu tốt hơn với cú sốc. Tuy nhiên, theo IMF, vẫn còn khoảng trống lớn để Việt Nam thúc đẩy năng suất và cải thiện khả năng phục hồi kinh tế.  

IMF cho rằng, các chính sách kinh tế vĩ mô cần được duy trì trong năm 2021 để bảo đảm phục hồi một cách bền vững và toàn diện. Các chính sách trong ngắn hạn cần tập trung vào việc duy trì việc làm trong khi thúc đẩy sự phân bổ lại các nguồn lực. Cụ thể, việc này có thể được hiện thực hóa nhờ sử dụng trợ cấp tuyển dụng và các chính sách thị trường lao động tích cực để khuyến khích đào tạo việc làm. Mạng lưới an sinh xã hội hiện nay cần được mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao hiệu quả.

Theo khuyến nghị của IMF, Việt Nam cần tiến hành cải cách quyết liệt hơn để tận dụng tối đa tiềm năng tăng trưởng to lớn. Điều này đòi hỏi phải giải quyết các nguyên nhân khiến năng suất thấp. Việt Nam cũng nên ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh và bảo đảm sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải cách hướng tới giảm bớt gánh nặng pháp lý mà các doanh nghiệp phải đối mặt, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp, đổi mới, tăng cường quản trị và tiếp cận công nghệ...

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Cần cân nhắc thật kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

(PLVN) -  Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi (TTĐB) dự kiến sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội tháng 5/2025. Nhiều ý kiến đóng góp từ các Bộ, ngành và đơn vị, doanh nghiệp liên quan đã được gửi đến cơ quan soạn thảo và Quốc hội, trong đó kiến nghị cần cân nhắc thật kỹ lộ trình thực hiện.

Đọc thêm

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế
(PLVN) - Chiều 14/3, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025).

Chủ động rà soát, xem xét loại bỏ các rào cản thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Chủ động rà soát, xem xét loại bỏ các rào cản thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
(PLVN) - Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer tại Mỹ. Đây là cuộc làm việc quan trọng, trực tiếp và chính thức đầu tiên ở cấp Bộ trưởng giữa hai nước kể từ khi Hoa Kỳ có Chính quyền mới.

Phát triển AI và bán dẫn: Việt Nam có đang nắm bắt cơ hội "4.000 năm có một"?

Toàn cảnh Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  AI và bán dẫn đang tạo ra cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực trẻ và chính sách khuyến khích đầu tư, Việt Nam có tiềm năng thu hút các tập đoàn công nghệ lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để Việt Nam thực sự “vươn mình”, bài toán về nhân lực chất lượng cao và hạ tầng công nghệ cần được giải quyết.

VCCI đề xuất bổ sung các quy định bảo vệ người bán hàng online

Ảnh minh họa
(PLVN) - Góp ý Dự thảo đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất bổ sung các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người kinh doanh nhỏ lẻ trên nền tảng TMĐT để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường TMĐT, thúc đẩy các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nhỏ tiếp tục gia nhập, hoạt động và phát triển trong nền kinh tế số.

Số thu ngân sách tháng 2/2025 tăng gần 20%

Cán bộ Hải quan kiểm tra hồ sơ xuất nhập khẩu. (Ảnh minh họa: H.P)
(PLVN) - Số thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 2 năm 2025 đạt 33.430 tỷ đồng, tăng 19,9% so với tháng trước. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2025 đạt 61.303 tỷ đồng, tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước.

Triển khai cung ứng vốn lãi suất hợp lý cho tăng trưởng

Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư. (Ảnh minh họa: VnEconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động điều hành các công cụ để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thanh khoản, có nguồn vốn mà không phải tăng vốn huy động, từ đó ổn định được lãi suất đầu vào và có nguồn vốn để cho vay.