Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 5,6-5,8% trong năm 2021

VEPR đưa ra dự báo khá thận trọng cho mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021. (Ảnh minh họa).
VEPR đưa ra dự báo khá thận trọng cho mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021. (Ảnh minh họa).
(PLVN) -Với điều kiện dịch COVID-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 5,6 - 5,8%.

Năm 2020, kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong khu vực

Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2020. Theo Báo cáo, do dịch COVID-19, các nền kinh tế lớn trên thế giới đều chịu ảnh hưởng nặng nề, đa số có mức tăng trưởng Quý 3 năm 2020 âm so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch bùng phát mạnh trở lại vào Quý 4/2020 gây nhiều trở ngại cho nền sản xuất trong những tháng cuối của năm 2020 và hầu như chắc chắn sẽ kéo dài sang năm 2021.

Các nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và sản xuất bị thu hẹp do lệnh giãn cách xã hội đang được áp dụng trở lại. Kinh tế Trung Quốc trong Quý 3 cho thấy sự phục hồi, trong khi các nước khác thuộc khối BRICS và ASEAN-5 ghi nhận mức tăng trưởng âm.

Kinh tế Việt Nam trong năm 2020 là điểm sáng trong khu vực, tăng 2,91% (yoy)- mức tăng trưởng dương hiếm hoi, đứng vào nhóm tốt nhất so với các nước trong khu vực và thế giới.

Bảng Tăng trưởng kinh tế Việt Nam (%, yoy) (Nguồn: Tính toán từ số liệu TCTK).
Bảng Tăng trưởng kinh tế Việt Nam (%, yoy) (Nguồn: Tính toán từ số liệu TCTK).

Theo VEPR để đạt được con số tăng trưởng đó là do Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn sớm giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước, kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn; làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức chấp nhận được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy vậy, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của COVID-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện; hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhũng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề; tiến trình cổ phần hóa DNNN bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp.

2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2021

Dựa vào những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động lên nền kinh tế Việt Nam hiện nay, VEPR đưa ra các dự báo về tăng trưởng theo các kịch bản khác nhau về tình hình bệnh dịch.

Ở kịch bản cơ sở, bệnh dịch COVID-19 không lan rộng trong nước trong phần lớn thời gian của năm và hoạt động kinh tế nội địa tiếp hoạt động bình thường với sự dần trở lại trạng thái bình thường của kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới có thể tái xuất hiện cục bộ trên quy mô nhỏ ở một số quốc gia.

Mức độ tác động của Covid-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ không nghiêm trọng hơn so với năm 2020. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,6-5,8%.

Với kịch bản bất lợi, tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 1,8 - 2,0%. Ở kịch bản này, bệnh dịch trong nước bùng phát với biến thể mới của virus Covid-19 khiến hoạt động kinh tế bị gián đoạn. Đồng thời, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới không có nhiều cải thiện, dù các nỗ lực đưa vaccine vào đời sống đã diễn ra, nhưng hiệu quả tới người dân chưa đạt quy mô lớn. Việc đi lại trên thế giới chưa phục hồi.

Do đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống không có động lực hồi phục do thiếu khách du lịch nước ngoài, trong khi nhu cầu trong nước với các loại hình dịch vụ này cũng bị hạn chế do tình trạng hạn chế đi lại và sinh hoạt do bệnh dịch. Hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, bắt đầu bộc lộ những tổn thương lớn do khả năng chống chọi dần suy kiệt. Đầu tư công tiếp tục được thúc đẩy nhằm hỗ trợ tổng cầu.

Mặc dù đưa ra kịch bản tiêu cực do yếu tố dịch bệnh, song VEPR khẳng định vẫn nghiêng về kịch bản cơ sở nói trên.

Trong bối cảnh đó, báo cáo của VEPR khuyến nghị, ưu tiên hàng đầu lúc này là bảo đảm an sinh xã hội, giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp còn hoạt động. Các chính sách an sinh xã hội vẫn cần được ưu tiên hàng đầu và cần phải được tiếp tục triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng.

Đặc biệt, việc thực thi chính sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Liên quan đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cần tiếp tục được thực hiện theo hướng khẩn trương, tập trung, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Việc khoanh, ngưng, miễn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp như lãi vay, tiền thuê đất cần tiếp tục được triển khai, bên cạnh đó cần cân nhắc cắt giảm kinh phí công đoàn để hỗ trợ doanh nghiệp.

Với nhóm doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả, nên khuyến khích tín dụng, tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành. Trong trường hợp có các ý tưởng chính sách để hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp cụ thể, thì các chính sách này cần đi theo hướng kích cầu, hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán chi phí mua sản phẩm, dịch vụ của hãng, thay vì tài trợ trực tiếp cho hãng.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là khả năng giải ngân các gói cứu trợ xã hội, do mạng lưới thực thi kém hiệu quả và thủ tục hành chính phức tạp, khó tiếp cận. Việc thiết kế lại kế hoạch thực thi chính sách là vô cùng cần thiết để các gói cứu trợ thực sự có hiệu quả.

VEPR cho rằng gói cứu trợ lần hai ở thời điểm này là không cần thiết, bởi khi gói cứu trợ lần một còn chưa được giải ngân một cách hiệu quả thì gói cứu trợ lần hai nhiều khả năng chỉ gây thêm gánh nặng cho ngân sách thay vì thực sự tạo được ảnh hưởng tích cực trong nền kinh tế.

"Việc cần làm hiện nay là đẩy nhanh đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và đã được bố trí vốn thực hiện trong các tháng còn lại của năm là việc nên làm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế... Đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu cũng cần được chú trọng hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn. Đặc biệt, dù có chậm trễ, Việt Nam nên từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu COVID–19, hoặc những diễn biến bất ngờ của chính bệnh dịch này, trong những năm tới "- VEPR khuyến nghị.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ghi hình tại lễ công bố GII 2024.

Đổi mới sáng tạo là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

(PLVN) - Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển nhanh, bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đọc thêm

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng 10/2024 hoàn thành việc nghiên cứu và triển khai gói tín dụng ưu đãi trị giá khoảng 30.000 tỷ đồng. Gói này sẽ được Ngân hàng Chính sách Xã hội sử dụng để cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, và sửa chữa nhà ở.

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện.
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.

9 tháng năm 2024, cả nước xuất siêu 20,79 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định vị phân khúc sản xuất lúa gạo xuất khẩu phù hợp

Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
(PLVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati với mức giá sàn 490 USD/tấn, thị trường gạo toàn cầu đang có nhiều biến động. Việt Nam buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh và nguồn cung vẫn duy trì mức ổn định.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị để được cạnh tranh bình đẳng

Doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu tiếp tục kiến nghị về nội dung của dự thảo. (Ảnh: nld.com.vn)
(PLVN) - Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế hoàn toàn cho 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hữu) đang tiếp tục được lấy ý kiến góp ý. Kiên trì đấu tranh để có được quyền cạnh tranh bình đẳng, đội ngũ thương nhân phân phối (TNPP) và doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu đã tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hòa ứng dụng công nghệ trong chống khai thác IUU

Kỹ thuật viên Đài Thông tin duyên hải Nha Trang kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
(PLVN) - Để phục vụ công tác chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.

Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán

Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
(PLVN) - Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.