Sự tích cái tên Bồ Đề Đạt Ma
Bồ Đề Đạt Ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc ở Ấn Độ, sinh sau đức Phật nhập Niết bàn 1002 năm, ngài thọ 112 tuổi. Cha ngài là Bồ Hương Chí - vua của nước này, mẹ là Hoàng hậu Chi Hương Phấn, Bồ Đề Đạt Ma là Hoàng tử thứ 3, bẩm chất rất thông minh và có tài hùng biện không ai qua ngài được.
Tương truyền, Bát Nhã Đa La là vị Phật tổ thứ 27 của nhà Phật trong một lần đến nước Hương Chí, được nhà Vua nước Hương Chí thỉnh đến cúng dường giỗ ông nội ngài,. Nhờ vậy, ngài gặp được Tổ Bát Nhã Đa La. Tổ Bát Nhã Đa La nghe nói Bồ Đề Đa La là người lý luận vô song, nên có ý thử tài trí của ngài. Tổ nhận thấy Đa La có những suy nghĩ, phong thái rất khác biệt bèn mời Đa La và hai anh cũng ngồi bàn luận về chữ "Tâm".
Thấy Đa La khi đó còn nhỏ tuổi nhưng là người có ngộ tính cao, đã nói ra được những điểm quan trọng của chữ Tâm, Bát Nhã Đa La khuyên Đa La rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Cũng kể từ đó, vị hoàng tử thứ 3 của Hướng Chí quốc lấy tên thành Bồ Đề Đạt Ma.
Tượng Bồ Đề Đạt Ma gỗ lũa |
Tương truyền, cũng trong ngày giỗ ông nội ngài, tổ Bát Nhã Đa La nghe ngài là người lý luận vô song, nên có ý thử tài trí của ngài. Tất cả những gì Tổ hỏi, ngài đều giải thông suốt. Tổ Bát Nhã Đa La hỏi ngài: Những việc trong sinh tử luân hồi ngươi có thích không? Ngài trả lời: Luân hồi là của thế gian/ Những thứ hèn ấy, không ràng được tôi. Mong Thầy tiếp nhận thân tôi/ Tìm đường giải thoát, không còn trầm luân.
Tổ Bát Nhã Đa La nghe ngài trình 4 câu kệ, Tổ bằng lòng nhận ngài làm đệ tử, và nói với ngài: Nếu ngươi muốn theo ta tu đạo thiền, hãy xin Vua cha và Hoàng hậu, nếu hai vị đồng ý ta sẽ nhận. Ngài liền trình xin Phụ vương và Hoàng hậu cho ngài theo Tổ học đạo Thiền tông liền được cha mẹ bằng lòng.
Sau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình. Chuyện kể rằng, trước khi truyền pháp cho Đạt Ma, tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La cho gọi Đạt Ma đến và hỏi: “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?" Bồ Đề Đạt Ma đáp: "Vô sinh vô sắc". Bát Nhã Đa La lại hỏi tiếp: "Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?" Bồ Đề Đạt Ma lại đáp: "Phật pháp vĩ đại nhất”, nghe xong, Bát Nhã Đa La quyết định chọn Đạt Ma làm truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.
Trước khi Bát Nhã Đa La qua đời đã khuyên Bồ Đề Đạt Ma nên đi khắp dưỡng gian truyền pháp, tìm hiểu thế sự và giác ngộ con người. Do vậy mà ngay sau khi thầy qua đời Đạt Ma đã xuống thuyền đi về hướng Đông Thổ. Từ đó về sau Ngài đi khắp nhân gian để giác ngộ nhân gian.
Hành trình ngộ thiền
Lại nói về hành trình xuất gia ngộ thiền của Bồ Đề Đạt Ma, ngài theo Tổ Bát Nhã Đa La học được 7 năm, một hôm ngài đốn cây để làm nhà trù, cây vừa ngả vào vách đá phát ra tiếng kêu lớn, bỗng thân tâm ngài như mất rất lâu, ngài hỏi Tổ: Khi con nghe tiếng cây ngả đập vào đá, con nghe rất xa xăm và thân tâm con dường như đã mất; đó là gì, xin Tổ giải thích cho con rõ?
Tổ liền nói với ngài: Con nghe vật lý chát tai/ Tiếng Nghe vật lý, theo hoài trầm luân. Tánh Nghe thanh tịnh lại bừng/ Bừng vì vật lý đã dừng nơi con.
Nghe Tổ dạy 4 câu kệ, ngài biết mình đã giác ngộ Thiền tông, nên cố giữ tâm mình thanh tịnh dài lâu hơn, cách một tháng sau, làm nhà trù vừa xong, Tổ gọi ngài đến hỏi: Cánh cửa nhà trù này làm bằng gỗ gì?
Ngài chưa kịp trả lời, Tổ liền đóng cửa nhà trù thật mạnh, tiếng ầm của cánh cửa cũng làm chát tai ngài, ngài bị “chết đứng” lần thứ 2. Tổ biết ngài đã được “Rơi vào Bể tánh thanh tịnh Phật tánh”, nên cứ để ngài tự nhiên trong ấy. Khi ngài trở lại sống với vật lý tức (sức cuốn hút âm dương tam giới) bình thường, Tổ mới hỏi: Sao ta hỏi ông không trả lời?
Tổ Bồ Đề Đạt Ma |
Ngài Bồ Đề Đat Ma liền trình Bát Nhã Đa La bài kệ lục bát 52 câu như sau: Âm vang vật lý xé tan / Cái nghe vật lý chạy lang theo trần/ Thầy đóng cánh cửa cái ầm/ Tánh Nghe thanh tịnh, ầm ầm vang xa / Thì ra lời dạy Thích Ca/ Ai nghe vật lý phải va luân hồi.
Khi nghe thanh tịnh thì thôi/ Luân hồi nhiều kiếp, lìa rồi với ta / Rõ ràng lời dạy Thích Ca / Ở nơi Linh Thứu hiện ra nơi này/ Con nhờ ân đức của Thầy/ Đóng cửa thật mạnh con đây ngộ thiền/ Thiền tông thật sự linh thiêng/ Mà phải nhận liền cho được Tánh Nghe.
Khi nghe phải thật sự nghe/ Nghe trong thanh tịnh, tự nghe Tánh mình/ Người tu thanh tịnh chứng minh / Nghe bằng chân Tánh, là mình đúng nghe/ Tiếng nghe không bị lấp che / Là trong Phật Tánh, Tánh Nghe của mình / Thiền tông phải được chứng minh/ Rơi vào Bể tánh, tự mình biết thôi/ Người tu trình với Thầy thôi/ Chỉ có vị ấy chứng lời của ta/ Thiền tông của Phật Thích Ca/ Dạy nơi Linh Thứu ngộ ra Tánh mình.
Tánh mình kỳ đặc huyền linh/ Nghe được thông suốt, Tánh mình ngộ ra/ Ngộ ra lời dạy Thích Ca / Sống với Tánh ấy là qua luân hồi/ Vào đây bị mất cái “Tôi”/ Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình/ Thiền tông quả thật diệu linh/ Khi nghe thanh tịnh là mình rõ thông/ Không cần tìm kiếm dụng công / Chỉ cần Thanh tịnh tự trong lòng mình/ Tánh mình hết sức tuyệt linh/ Nhận được chân Tánh tự mình biết thôi / Vì vậy Phật dạy chữ “Thôi” / Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình.
Hôm nay con kính xin trình/ Con nhận căn Tánh, xin trình Thầy thông/ Hiện tại con hết cầu mong / Vì đã giác ngộ “Tánh Không” cửa thiền/ Xin Thầy chứng nhận con riêng / Đạt được pháp thiền của Phật Thích Ca / Từ nay con đã vượt qua/ Luân hồi sinh tử đã xa con rồi / Cũng nhờ đức Phật dạy “Thôi” / Trầm luân sinh tử thôi rồi nơi con/ Con xin thệ nguyện lòng son/ Truyền môn Thiền học luôn còn thế gian.
Tổ Bát Nhã Đa La nghe ngài trình 52 câu kệ đạt được “Bí mật Thiền tông” của mình, Tổ nói: Huyền ký mà Như Lai truyền đến đây, ông là vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 28. Trong Huyền ký Như Lai có dạy rõ như sau: Đến đời ông lãnh Tổ vị, Mạch nguồn Thiền tông phải chảy về phương Đông, ở nước lớn phương Đông có thêm 5 đời Tổ nữa, Mạch nguồn Thiền tông phải ẩn nơi đây một thời gian, sau đó sẽ chảy về phương Nam đến đất Rồng.
Ở tại đất Rồng này có một vị vua nhận được mạch nguồn Thiền tông, chính là “Phật Hoàng” tức “Vua Phật” là Tổ, sau đó tiếp theo vị vua này có thêm 2 đời Tổ nữa, rồi Mạch nguồn Thiền tông lại ẩn. Đến đời Mạt Thượng Pháp, mạch nguồn Thiền tông này sẽ bùng phát tại đất Rồng. Và cũng từ đây, dòng Thiền tông tiếp tục khởi phát chảy đi khắp năm châu.
Vậy, ông cùng ta vào Hoàng cung xin đức vua Bồ Đề Anh Đa cấp cho ông Công hàm và người tùy tùng cũng như thuyền (phương tiện) để ông đến phương Đông truyền pháp Thiền tông này.
(Đón đọc: Hành trình dẫn mạch Thiền tông về phương Đông của Bồ Đề Đạt Ma)