Huyền thoại Trà Mã cổ đạo (Kỳ 5): Những mã phu đầu đội trà chân cheo vách đá

Huyền thoại Trà Mã cổ đạo (Kỳ 5): Những mã phu đầu đội trà chân cheo vách đá
(PLVN) - Như đã phản ánh ở các kỳ trước, trà Mã cổ đạo (茶馬古道)là một con đường mòn huyền thoại nằm sâu trong những dãy núi ở Tứ Xuyên vốn dùng để vận chuyển trà và ngựa liên thông Trung Quốc với Tây Tạng. Đây là con đường thông thương buôn bán cổ nhất nhì châu Á, ẩn chứa những giá trị văn hóa, lịch sử chờ được khám phá.

Trên tuyến đường này, cả người và ngựa đều mang vác nặng, những người khuân vác trà đôi khi mang trên 60 - 90kg, nặng hơn cả trọng lượng cơ thể của họ. Những phu khuân vác thường đội trên đầu những chiếc giá bằng kim loại, vừa để giữ thăng bằng khi đi bộ vừa giúp hỗ trợ tải trọng khi họ nghỉ ngơi, nhờ đó, họ không cần phải đặt các kiện hàng xuống.

Được ví sánh ngang với tuyến đường thương mại con đường tơ lụa về tầm quan trọng, đây cũng là một trong những con đường kinh hoàng nhất trên hành tinh này. Thế nhưng, vì miếng cơm manh áo, những mã phu xưa kia vẫn phải gồng mình chở trà trên tuyến đường đầy chông gai. Nhiều người đã bỏ mạng nơi đây.

Dốc đứng Mã An Sơn

Có thể nói, con đường Trà Mã cổ đạo dài, ngoằn ngoèo luôn là thách thức cho bất kì ai. Mưa, tuyết và bão có thể xảy đến bất ngờ, sẵn sàng cướp đi mạng sống của con người. Nhiều mã phu và thương nhân đã nằm lại nơi này và ngày nay ta vẫn có thể bắt gặp những nấm mộ dọc đường đi. Như vậy, Trà Mã cổ đạo trở thành một nhân chứng, ghi dấu những câu chuyện đầy gian khổ của giới mã phu trà năm xưa.

Nhiều năm đã qua nhưng con đường mòn vẫn còn trong ký ức của những người đàn ông như Luo Yong Fu, nay đã 92 tuổi, mắt đã mờ, đang sống ở ngôi làng Changheba, cách Nhã An 10 ngày đi bộ. Xưa kia, người đàn ông này là một phu khuân trà có tiếng, thường xuyên vận chuyển trà đi trên con đường Trà mã cổ đạo. 

Lưng đã còng nhưng vẫn khỏe mạnh đến bất ngờ, Luo Yong Fu cho biết ông đã làm công việc bốc vác trên con đường huyền thoại, chở trà đến Tây Tạng từ năm 1935 đến năm 1949. Hàng trà của Luo luôn nặng từ 61kg trở lên trong khi vào thời điểm đó, ông chỉ nặng chưa đầy 51kg. 

“Khó khăn quá lớn và sự gian khổ cũng vô cùng lớn. Đó là một công việc khủng khiếp”, ông cho biết. Trong những chuyến đi đó, ông thường xuyên đi qua những con đèo khúc khuỷu, ngoằn nghèo ở Mã An Sơn thuộc tỉnh An Huy. Vào mùa đông, tuyết dày tới gần 1m với đầy những tảng băng dài tới gần 2m treo trên vách đá. 

Phu trà Mã cổ đạo xưa.
Phu trà Mã cổ đạo xưa.  

Các ông Gan Shao Yu, 87 tuổi và Li Wen Liang, 78 tuổi, cũng từng là những người từng sống bằng nghề bốc vác trà trên con đường năm nào. Lưng cúi gập xuống như thể vẫn đang chở trên lưng những bánh trà nặng trịch, bàn tay gân guốc chống nạng chữ T, mặt cúi gằm xuống chân, 2 ông già mô tả lại cách mà họ từng chếnh choáng nhấc từng bước chân dọc theo một dải đá cuội ẩm ướt. 

Sau 7 bước, ông Gan dừng lại và dập nạng ba lần theo truyền thông. Cả hai người sau đó vòng nạng ra sau lưng để đặt chiếc khung gỗ trên đầu nạng. Lau mồ hôi trên lông mày bằng những chiếc lá tre, họ cất lên bài hát của người khuân vác trà: “Bảy bước lên, nghỉ một lần/ Tám bước xuống, nghỉ một lần. Mười một bước bằng, nghỉ một lần/ Bạn thật ngu ngốc nếu không nghỉ chân”.

Đánh cược cả mạng sống

Nói đến Trà mã cổ đạo, thường người ta sẽ nhớ đến việc đây được cho là một trong những con đường kinh hoàng nhất trên hành tinh hơn. Bão tuyết thường vùi lấp phần phía tây của tuyến đường và những cơn mưa xối xả tàn phá phần phía đông. Những kẻ cướp đường là mối đe dọa thường xuyên đối với những lữ khách. Tuyến đường chỉ bao gồm những con đường ngoằn ngoèo nhỏ hẹp qua những dãy núi dựng đứng.

Phía bên dưới là những con sông chảy xiết dọc theo tuyến đường. Do đó, chỉ có ngựa thồ mới là phương tiện vận chuyển thích hợp trong điều kiện này. Ban đầu con đường được tạo ra với sự giẫm đạp liên tục của những vó ngựa. Ở các giai đoạn tiếp theo, con đường dần dần được cải thiện nhờ nỗ lực của những người buôn bán trà và ngựa cũng như cư dân của các làng lân cận.

Dù nguy hiểm là vậy nhưng con đường mòn này đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ. Mong muốn giao thương là lý do tại sao con đường mòn tồn tại, kết nối nhu cầu mà người ở 2 đầu của tuyến đường muốn có: Trung Quốc có thứ mà Tây Tạng muốn là trà còn Tây Tạng có thứ mà Trung Quốc rất cần là ngựa.

Những con đường do các thương nhân tạo ra đã kết nối các cộng đồng trong các thung lũng và làng mạc lân cận tuyến đường trà mã, đồng thời trở thành phương thức kết nối thông tin liên lạc cho vùng tây nam Trung Quốc. Các trạm mà thương nhân dừng lại để trao đổi hàng hóa sau này trở thành thị trấn hoặc thành phố. Lệ Giang ngày nay là một thị trấn cổ được bảo tồn tốt, được biết đến như một địa điểm quan trọng còn sót lại từ Trà mã cổ đạo. 

Một thung lũng trà Tây Tạng ngày nay.
 Một thung lũng trà Tây Tạng ngày nay. 

Những người khuân vác trà, bao gồm cả nam và nữ, thường xuyên mang những kiện trà nặng từ 68 đến hơn 90kg, trong đó những người đàn ông khỏe nhất có thể mang được tới 136kg. “Anh mang được càng nhiều thì càng được trả nhiều tiền hơn: Mỗi cân trà sẽ được trả bằng một cân gạo khi trở về nhà”, ông Gan kể lại. 

Trên con đường mưu sinh đầy vất vả đó, những phu trà thường chỉ khoác trên mình những bộ quần áo đã sờn rách, đi dép rơm và sử dụng những chiếc móc sắt thô sơ để bám vào những con đèo đầy tuyết. Thức ăn duy nhất của họ là một túi bánh mì ngô và thỉnh thoảng là một bát đậu nấu với sữa để đông. “Tất nhiên một số người trong chúng tôi đã chết trên đường đi. Nếu bị vướng vào một cơn bão tuyết, cái chết rất dễ ập đến. Nếu bị rơi ra khỏi đường mòn, anh cũng khó thoát khỏi cửa tử”, ông Gan cho hay.

Công việc bốc vác trà trên con đường trên chỉ chấm dứt sau khi Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông lên làm lãnh đạo vào năm 1949 và một đường cao tốc được xây dựng ở khu vực này. Chính sách chia lại ruộng đất khiến những người khuân vác trà được giải phóng khỏi công việc lao động cực nhọc. Ông Luo cho biết, sau khi nhận được thửa đất của mình, ông bắt đầu tự trồng lúa và “thời kỳ phu trà buồn bã đó đã qua đi”.

(Đón đọc: Những trầm tích văn hóa dọc tuyến đường cổ nhất nhì thế giới) 

Ngoài trà là mặt hàng chủ đạo, người ta còn mang theo muối để trao đổi. Người ta tin rằng chính nhờ mạng lưới buôn bán này mà trà (điển hình là trà gạch) từ Phổ Nhĩ, Vân Nam lần đầu tiên được phổ biến khắp Trung Quốc và châu Á.

Đến thế kỷ 11, trà gạch đã trở thành đồng tiền của Tây Tạng. Triều đình nhà Tống đã sử dụng nó để mua những chiến mã dũng mãnh từ Tây Tạng phục vụ cho những trận chiến chống lại các bộ lạc du mục từ phía bắc, tiền thân Thành Cát Tư Hãn. Nó trở thành mặt hàng giao thương chính giữa Trung Quốc và Tây Tạng. Với gần 60kg trà gạch, người Trung Quốc sẽ nhận được một con ngựa. Đó là mức phí do Cơ quan Chè và Ngựa Tứ Xuyên đưa ra năm 1074. 

Vào thế kỷ 13, Trung Quốc đã đổi hàng triệu cân trà lấy khoảng 25.000 con ngựa mỗi năm. Việc đổi trà lấy ngựa tiếp tục diễn ra trong suốt triều đại nhà Minh (1368-1644) và vào giữa triều đại nhà Thanh (1645-1912). Khi nhu cầu về ngựa của Trung Quốc bắt đầu suy yếu vào thế kỷ 18, trà được trao đổi để lấy các loại hàng hóa khác như da từ vùng đồng bằng cao, len, vàng bạc và quan trọng nhất là các loại thuốc truyền thống của Trung Quốc phát triển mạnh ở Tây Tạng. 

Đọc thêm

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 8): Đằng sau mặt tiền các nhà phố cổ

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 8): Đằng sau mặt tiền các nhà phố cổ
(PLVN) -  Lần trước tôi đã kể về sự “oai” khi có nhà ở phố cổ Hà Nội! Nhất là phố cổ bắt đầu từ chữ “Hàng”! Nhưng nếu có nhà ở Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường thì sự “oai” phải tăng gấp đôi, gấp ba! Mà lại nhà mặt phố, có cửa hàng ở các phố này thì sự “oai” phải … thôi rồi! Khỏi phải nói!

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 7): Chuyện của người “Phố Cổ”!

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 7): Chuyện của người “Phố Cổ”!
(PLVN) -  Những ai ở Hà Nội mà có nhà “phố cổ” hãnh diện lắm! Nhà ở phố cổ mà là phố bắt đầu từ chữ “Hàng” thì “oai” hơn! Nhưng nếu có nhà ở Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường thì sự hãnh diện phải tăng gấp đôi, gấp ba! Mà lại nhà mặt phố ở các phố này thì sự hãnh diện còn tăng gấp nhiều lần nữa!

Theo chân du khách đi tìm khu nghỉ dưỡng Top 1 phố núi Sa Pa

Theo chân du khách đi tìm khu nghỉ dưỡng Top 1 phố núi Sa Pa
(PLVN) -  Nét đẹp mộc mạc , ban sơ, mê đắm du khách của vùng đất Sa Pa được bao trọn trong tầm view từ khu nghỉ dưỡng Sapa Jade Hill - điểm đến mà bất cứ du khách nào cũng phải lựa chọn khi đặt chân tới thành phố trong sương mù này .

BIM Group đồng hành cùng tổ chức Newborns Vietnam

Lễ ký kết giữa đại diện Newborns Vietnam – bà Suzanna Lubran và đại diện BIM Group – Bà Vũ Thanh Thủy - Giám đốc Marketing và Truyền thông đã diễn ra với sự chứng kiến của Đại sứ Anh quốc Gareth Ward, Phó GĐ BV Nhi và đại diện các viện Saint Paul, Phụ Sản Hà Nội, Hồng Ngọc và Chuyên gia y tế đến từ Anh Quốc.
(PLVN) -  Tối 22/6, Tập đoàn BIM Group và tổ chức Newborns Vietnam đã thực hiện lễ ký kết hợp tác tài trợ Chương trình Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh NLS trước sự chứng kiến của Đại sứ Anh quốc tại Việt Nam và Bệnh viện Nhi Trung ương.

“Bật mí” chiến lược làm nên thành công của Acecook Việt Nam

“Bật mí” chiến lược làm nên thành công của Acecook Việt Nam
(PLVN) - Nhắc đến Acecook là nhắc đến một doanh nghiệp Nhật đã thành công trong việc định hình khẩu vị ăn mì của người Việt qua hương vị tôm chua cay. Đến nay, Acecook trở thành thương hiệu được tin dùng trong gần 30 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh và luôn là đơn vị dẫn đầu thị trường mì ăn liền tại Việt Nam.

Ly kỳ truyền thuyết về bà thứ phi Phi Yến và hoàng tử Cải ở Côn Đảo

Ly kỳ truyền thuyết về bà thứ phi Phi Yến và hoàng tử Cải ở Côn Đảo
PLVN- Hàng trăm năm qua, người dân Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn lưu truyền truyền thuyết về bà Phi Yến và hoàng tử Cải, gắn liền 2 di tích miếu Bà An Hải và miếu Cậu. Họ cho rằng đó chính là nguồn gốc của câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Truyền thuyết dân gian này dù tương phản với thực tế lịch sử nhưng điều thú vị là nó vẫn sống mãi theo thời gian.

Báo chí – Nhịp cầu nối những đảo xa

Báo chí – Nhịp cầu nối những đảo xa
(PLVN) - Hình ảnh những nhà báo vai ba lô, máy ảnh, máy quay hòa vào đoàn quân lên đường ra Trường Sa như nhắc nhớ đến một th ời đạn bom, cả nước cùng ra trận. Hơn thế nữa, đằng sau những trang viết là tình cảm sâu nặng của các nhà báo với những con người nơi đầu sóng.

Đại hội đồng cổ đông Hoàng Quân 2022: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu

Đại hội đồng cổ đông Hoàng Quân 2022: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu
(PLVN) - Ngày 18/6, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Công ty CP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) thông qua các báo cáo, tờ trình của Hội đồng quản trị (HĐQT), thông qua các kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, phiên thảo luận nóng hơn bao giờ hết với những vấn đề thắc mắc của các cổ đông xung quanh việc phát hành 100 triệu cổ phiếu huy động 1.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng xanh: Mục tiêu xuyên suốt của Thừa Thiên - Huế

Nhiều doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn Thừa Thiên- Huế đang áp dụng kỹ thuật công nghệ cao vào các hoạt động sản xuất.
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong xu thế đó, Thừa Thiên - Huế là một trong những tỉnh, thành đã bắt nhịp và đang tìm cách kết nối, hội tụ nguồn lực để thực hiện.

longformPGS.TS.BS Đậu Xuân Cảnh: Việt Nam và giấc mơ cường quốc về dược liệu

PGS.TS.BS Đậu Xuân Cảnh: Việt Nam và giấc mơ cường quốc về dược liệu
(PLVN) -  “Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, mang về hàng tỷ USD mỗi năm. Tương tự với cà phê, chúng ta cũng là nước sản xuất hàng đầu. Tôi mong muốn, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc về dược liệu. Những sản phẩm từ dược liệu cũng như nền Đông Y của chúng ta sẽ được cả thế giới biết đến và đón nhận”, Thầy thuốc Nhân dân, PGS TS BS Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam chia sẻ.

Hải Phòng: Chuyện cây đại di sản hơn 400 tuổi bên hồ An Biên

Hải Phòng: Chuyện cây đại di sản hơn 400 tuổi bên hồ An Biên
(PLVN) - Trải qua hơn 400 năm, cây đại vẫn uy nghi, xanh tốt và hoa lá quanh năm. Người dân ở đây xem cây đại như biểu tượng của làng mình! Trong những vui buồn, cưới hỏi, ra khơi thuở xưa, người làng đều có chút lễ ra trình “cụ”… Đó là cây đại di sản tại miếu cổ An Đà ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Lý Sơn

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Lý Sơn
(PLVN) - “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân” là mô hình mang tính đặc thù riêng của lực lượng Cảnh sát biển, được triển khai từ năm 2017. Từ mô hình này, ngư dân không chỉ yên tâm phát triển kinh tế mà còn tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, gìn giữ an ninh, trật tự trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

Đại ca giang hồ được người Sài Gòn thờ cúng như Thành Hoàng

Đại ca giang hồ được người Sài Gòn thờ cúng như Thành Hoàng
(PLVN) - Đình làng xưa nay được biết đến là nơi thờ vị thần Thành Hoàng và những bậc tiền nhân có công lao với làng xã. Nhưng giữa đất Sài Gòn lại có một ngôi đình cổ xưa thờ một đại ca giang hồ. Ấy là đình Nhơn Hòa (phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) - nơi thờ Cậu Hai Miên (tức Huỳnh Công Miên).

Bất động sản Đại An Lộc mạo danh công ty lớn dụ khách hàng mua đất?

Bất động sản Đại An Lộc mạo danh công ty lớn dụ khách hàng mua đất?
(PLVN) - “Công ty em là nhà phân phối duy nhất của tập đoàn Đại Phúc để bán các sản phẩm tại dự án Diên Hồng trên đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh. Công ty em có dự án nằm liền kề, bên cạnh dự án Vạn Phúc City khoảng 600 nền, trong dự án có đầy đủ trường học, bệnh viện với giá khoảng 13 đến 15 triệu đồng 1 m ² …”. Đó là những lời khẳng định “mỹ miều” từ nhiều nhân viên bán hàng của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Đại An Lộc đóng tại đường Lam Sơn, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chốn thâm sơn cùng cốc nơi Lý Quốc Sư từng tu tập

Chốn thâm sơn cùng cốc nơi Lý Quốc Sư từng tu tập
(PLVN) - Đó là hang Chùa Thượng ở xã Ngọc Lương (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) - một di tích, thắng cảnh đã được tỉnh Hòa Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tương truyền đây là nơi Lý Quốc Sư - tức ngài Không Lộ thiền sư, bậc đại danh y triều Lý đã từng tu tập, làm thuốc chữa khỏi bệnh cho Vua Lý và chữa bệnh giúp dân.

Ravi: Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển nghỉ dưỡng xanh

Ravi: Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển nghỉ dưỡng xanh
(PLVN) -  Gần 100% du khách trả lời mong muốn được nghỉ dưỡng tại những địa điểm lưu trú sinh thái và bền vững với môi trường tự nhiên ít nhất một lần. Đây là kết quả khảo sát được Công ty Du lịch Kỹ thuật số Booking.com thực hiện trực tuyến gần đây tại Việt Nam.

Từ bản quy hoạch “xanh” tới mô hình phát triển kinh tế bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận

Từ bản quy hoạch “xanh” tới mô hình phát triển kinh tế bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận
(PLVN) - Cam kết đạt mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại sự kiện COP26 là dấu mốc quan trọng về phát triển bền vững trong chiến lược vĩ mô của nước ta. Một trong những sự cụ thể hóa chính là bản Dự thảo Quy hoạch điện VIII (QHĐ8) đang trình chính phủ phê duyệt. Không đứng ngoài xu thế đó, từ năm 2006, BIM Group đã phát triển một tổ hợp kinh tế xanh tại Ninh Thuận và gặt hái được những kết quả nhất định.