Huyền thoại con sông thiêng cứu đói nghìn người

Theo anh Vi Văn Long (bên trái ảnh), kéo chài cần phải khéo léo để giữ cá.
Theo anh Vi Văn Long (bên trái ảnh), kéo chài cần phải khéo léo để giữ cá.
(PLO) - Phần lớn diện tích huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nằm dưới một thung lũng lớn. Người dân còn được nhờ sông suối bằng nghề quăng chài đêm và nhiều người vẫn còn nhớ về những huyền tích về con sông thiêng với những câu chuyện đầy huyện bí.

Câu chuyện tình cảm động
Núi rừng miền Tây xứ Nghệ mùa xuân nở đầy hoa. Những lễ hội thiêng, những con suối trong vắt, những câu hát cổ người Thái dẫn chúng tôi về núi Pu Đên, xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp). Qua câu chuyện của người dân, tôi tìm lên thắp hương tại đền Choọng và tìm hiểu sâu hơn về sự tích Nang Phốm Hóm (Nàng Tóc Thơm) được thờ ở ngôi đền này. 
Cụ Sầm Văn Ba, nhà nghiên cứu văn hóa Thái Sầm Văn Bình cùng những bậc cao niên khác đều cho rằng: Cách đây gần 600 năm, nàng Nang Phốm Hóm là một người con gái Thái, vợ của một tướng tài có công lớn giúp nghĩa quân Lam Sơn chống giặc. 
Vào khoảng năm 1425, vị tướng tài này đã đem lòng yêu thương, nên duyên chồng vợ cùng Nang Phốm Hóm. Nàng là người con gái đẹp người, đẹp nết, được nghĩa quân tin cậy giao chỉ huy việc gom góp lương thực, đánh bắt cá trên sông Nậm Trọng (bắt nguồn từ phía tây chảy sang phía đông huyện Quỳ Hợp) nuôi quân chống giặc Minh. Một chiều nọ, nàng đã bị nước cuốn trôi… 
Đánh thắng nhiều trận, rồi vị tướng quân nọ nhận được tin vợ mất, thương xót nàng, ông và người dân đã ra sức đi tìm. Do nước quá sâu, sông chảy mạnh nên không tìm được. Thương nhớ Nang Phốm Hóm, người dân mường Choọng đã lập đền thờ nàng ngay trên đồi đất mà trong quá trình tìm kiếm nàng đã đắp nên. Ngôi đền ấy có tên đền Choọng. 
Còn vị tướng tài vì quá nhớ thương nên đã bảo với tất cả dân đánh cá nếu ai tìm thấy xác hay xương cốt Nang Phốm Hóm sẽ trọng thưởng. Nhưng cũng chẳng ai tìm thấy, chỉ thấy những sợi tóc thơm như hồn thiêng của nàng. Và vị tướng, khi về già vẫn cứ ngồi ngóng ai đó trên dòng sông, một mình.
Từ đó về sau, sông trở nên nhiều cá lạ thường, nước mùa cạn trong vắt nhưng cá, tôm, cua sinh sôi nảy nở nhanh khủng khiếp. Vào những năm đói kém, chính nguồn thủy sản trên những con sông, con suối này đã góp phần cứu đói nhiều nghìn người trong khu vực. 
Các cụ già kể rằng, cách đây khoảng 30 năm, nước sông sâu hơn bây giờ nhiều nên là môi trường thuận lợi cho các loài cá lớn sinh sống. Vào đầu xuân, bà con trong vùng thường tổ chức ngày đánh bắt lấy may. Dù chỉ cần lấy lộc nhưng ai nấy đều hả hê vì đánh bắt được nhiều cá lớn. 
Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Sầm Văn Bình cho rằng: “Nước cạn có thể là do kết cấu địa tầng thay đổi, do tác động nào đó. Khi đó, không còn là môi trường thích hợp cho các loài cá lớn sinh sôi nảy nở, nhưng vẫn là điều kiện tốt cho các loài cá nhỏ, tôm và cua sinh sôi. 
Mùa hè, thiếu nữ vẫn xuống sông tắm, vừa mát, vừa lấy may, vì họ tin rằng có Nàng Tóc Thơm hòa mình trong đó thì da thịt họ cũng trở nên thơm tho, trắng ngần”.
Những chàng chai “sát cá”
Cuối giờ chiều mồng 6 tháng Giêng, tôi cùng nhóm thanh niên xóm Cáng Điểm, xã Châu Đình chuẩn bị đèn pin, chài, giỏ cho buổi đánh bắt đầu xuân. Sau khi ăn uống no nê, chừng 9 giờ tối đoàn xuất phát. 
Xe máy được tập kết trên một bãi cát bên cánh đồng ngô xã Châu Đình. Những chiếc đèn pin được đeo chặt trên trán từng người. Chúng tôi nhập cuộc trong không khí xuân ấm áp và hào sảng, ai cũng vui sướng. 
Sông Nậm Trọng mùa này trong vắt, chỗ sâu chỉ tới thắt lưng người, chỗ cạn chỉ đến đầu gối, nhiều đoạn nhìn thấy tận đáy những viên sỏi nằm im lìm. Nhóm đánh bắt đầu xuân chia ra mỗi người một việc, người soi đèn pin bắt cua, người quăng chài. Lần đầu tiên chúng tôi được trải nghiệm một cảm giác thích thú cùng các thanh niên người dân tộc Thái trong đêm vùng cao. 
Tôi tóm những chú cua đậu trên những viên đá nhỏ trong dòng nước trong và luôn miệng thốt lên: “Đúng là một cảm giác sảng khoái!”. Những thanh niên khác ì oạp các động tác quăng và kéo. Chốc chốc lại hô lên khi tóm được chú chạch đồng béo nục, hay chú cá mát trắng đến long lanh. Đèn pin sáng lấp lóa một khúc sông.
Anh Vi Văn Đà vui mừng bắt được con chạch bự.
Anh Vi Văn Đà vui mừng bắt được con chạch bự. 
Anh Vi Văn Long và anh Vi Văn Đà được coi là những thanh niên “sát cá” nhất trong vùng. Mỗi đêm đi quăng chài chừng 3 giờ đồng hồ, đều “gặt” được một giỏ cua, vài cân cá suối các loại, tuy nhỏ nhưng được coi là loại cá đặc sản của vùng cao này. 
Anh Đà tâm sự: “Ở đây từ nhỏ chúng tôi đã biết kiếm cá. Khi chưa đủ sức cầm chài quăng thì đêm đêm vẫn theo cha đi nhặt cua. Việc cha cha làm, việc con con làm. Lớn lên, chúng tôi vẫn coi đây là nghề phụ kiếm thêm thu nhập”.
Hỏi vì sao cũng cùng thời gian đi quăng chài mà người khác bắt được ít, còn anh Đà, anh Long lại vượt trội, có những chuyến gấp năm lần người khác, anh Đà giải thích, ngoài kỹ thuật quăng chài như làm cho chài tung thành hình tròn rộng, chì tơi không làm rối lưới thì việc nên quăng chỗ nào và kéo chài ra sao cũng là một kỹ thuật cần kinh nghiệm. 
Cá và cua tại sông Nậm Trọng thường ẩn nấp trong các khe đá sỏi ở dưới đáy sông, chỉ ban đêm chúng mới đi kiếm ăn, bơi lội nên mới có thể bắt được.
Dường như ở Châu Đình, do tổ tiên giỏi nghề cá nên có nhiều thanh niên giỏi nghề chài là Lữ Văn Long, Lữ Văn Thưởng, Lữ Văn Đắc…Họ đều là những “con nhà nòi”, bởi xưa kia nhà nghèo, cha mẹ họ rất giỏi và thường xuyên lặn lội trên những khúc sông, con suối nông sâu để kiếm cua, cá nuôi con. Cạnh xã Châu Đình là xã Châu Lý cũng có nhiều người sống dựa vào con sông nước trong vắt này. 
Đặc biệt, anh Lô Văn Tùng nổi tiếng là người đã đi là thường “ăn quả đậm”, bởi theo một số người thì cua, cá dường như cứ tìm chài của anh mà chui vào vậy. Sáng sớm, vợ anh mang thành quả anh kiếm được ra chợ Quỳ Hợp bán. Số tiền ấy đủ để gia đình sinh sống rất đàng hoàng và con cái được học hành tử tế.
Chú các chạch bị sa lưới.
Chú các chạch bị sa lưới. 
Không chỉ là niềm vui
Anh Lữ Văn Long, cán bộ văn hóa xã Châu Đình cho biết, cha anh là một nhà giáo, và ngày xưa để có tiền đi học đã luôn phải thâu đêm quăng chài. Lớn nên, mấy anh em Long đều được cha dạy cho kỹ thuật chài lưới nên bây giờ tất thảy đều thành thạo. 
Cuộc sống đã khấm khá hơn, người lớn tuổi không đi sông suối nữa mà nhường việc đó cho người trẻ. Chỉ cần bỏ chút thời gian khi màn đêm buông xuống ra sông là cả gia đình hôm sau có chất tanh trong bữa ăn.
Nguồn cua cá trên sông suối ở Quỳ Hợp dồi dào, người dân khai thác năm này qua năm khác không bao giờ hết. Con sông Nậm Trọng bắt nguồn từ phía tây của huyện, là khu vực xã Nam Sơn (giáp huyện Con Cuông), nối với sông Nậm Thông, sông Minh Hợp và sông Con và nhiều con suối khác luôn luôn có nước, kể cả vào mùa cạn, tạo điều kiện cho cua, cá sinh sôi. Duy nhất một thời gian, một số hộ dân dùng kích điện nên thủy sản suy giảm. 
Nhận biết tác hại, chính quyền địa phương cấm sử dụng loại dụng cụ đánh bắt hủy diệt này, nguồn thủy sản đã tăng trở lại. “Việc quăng chài và nhặt cua trên sông suối của bà con không chỉ là việc kiếm thêm tiền, kiếm thêm đồ ăn tươi và sạch cho gia đình mà còn thể hiện cuộc sống hào sảng của bà con. Bà con dân tộc Thái nơi đây sống rất nhiệt tình, vui vẻ. Và hơn thế, việc cùng nhau trong những đêm lội ngược dòng nước quăng chài cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau”, anh Long tâm sự.
Thu hoạch sau một mẻ lưới.
Thu hoạch sau một mẻ lưới. 
Chừng 12 giờ đêm thì cá đã đầy giỏ, cua đầy xô, chậu. Nhóm đánh cá đêm xuân lên bờ nhóm lửa. Vỉ nướng và đồ chấm cá đã được chuẩn bị sẵn. Những chú cá được làm sạch, đặt lên vỉ, đưa vào đống than hồng. 
Cá nhỏ nên nhanh chín. Mùi cá thơm phức khúc sông, mùi cá béo ngậy nức cánh đồng xuân. Cảm giác thưởng thức cá nướng ngay tại bãi sông, uống chén rượu quê đậm đà tấm lòng người Thái thật không gì bằng. 
Chúng tôi quây quần bên đống lửa. Trên đầu trăng chênh chếch sáng. Tay chuyền tay chén rượu, khuôn mặt ai cũng ưng ửng hồng. Mỗi người đều chúc cho nhau một mùa xuân mới khỏe mạnh, làm ăn phát đạt; cầu cho nguồn thủy sản không bao giờ vơi cạn, và những con sông, con suối mãi bình yên nuôi dưỡng cho những cánh đồng, để mùa no ấm, mùa vui luôn luôn về trên các bản làng.
Tham gia quăng chài đêm, các chàng trai nói rằng mình tham gia vào một nghi thức văn hóa. Nghi thức đó cũng được các bậc cao niên kể lại, rằng đã từng diễn ra rất tốt vào dịp đầu xuân. Đó là người dân tổ chức thi chài lưới lấy may. Do thời gian, do chiến tranh nên đã bị gián đoạn, đến giờ vẫn chưa khôi phục để trở thành ngày lễ hội chính thức./.

Tin cùng chuyên mục

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Đọc thêm

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.