Huyền ảo lễ hội Loy Krathong và Yi Peng

Khung cảnh thả đèn trời trong lễ hội ánh sáng.
Khung cảnh thả đèn trời trong lễ hội ánh sáng.
(PLO) - Vào dịp cuối năm có rất nhiều lễ hội đặc sắc và độc đáo, trong đó phải kể đến Yi Peng (lễ hội ánh sáng) và Loy Krathong (lễ hội hoa đăng) của Thái Lan. Những ai đam mê du lịch và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền ảo đến mê hồn vào buổi đêm thì hãy đến đây và hưởng thụ vẻ đẹp của 2 lễ hội này. 
Trong tiếng Thái, “Loy” có nghĩa là “thả” và “Krathong” là loại đèn hoa đăng hình bông hoa sen, do đó mà nó được gọi là lễ hội thả đèn hoa đăng. 
Lễ hội đèn hoa đăng
Loy Krathong có nguồn gốc từ Ấn Độ, trước đây vào ngày này người ta thường tưởng nhớ đến 3 vị thần Hindu là Shiva, Vishnu, Brahma. Sau này, nó được vua Rama IV du nhập và cho tổ chức hàng năm. Lễ hội đầy màu sắc diễn ra hàng năm vào ngày trăng tròn của tháng 12 âm trong lịch Thái và được tổ chức trên khắp đất nước Thái Lan bao gồm Bangkok, Phuket và Pattaya và một số tỉnh của Lào và Myanmar. 

Truyền thống về lễ hội này xuất phát từ rất lâu đời. Nguồn gốc của Loy Krathong bao gồm ít nhất 7 huyền thoại. Hầu hết trong số đó xuất phát từ Phật giáo, nhưng phố biến nhất vẫn là ý nghĩa muốn bày tỏ lòng tôn kính đối với dấu chân Đức Phật Namatha Mahanathee dưới lòng đại dương, cầu xin nữ thần nước tha thứ tội làm ô nhiễm các dòng nước để mang đến sự may mắn. 

Những chiếc Krathong không chỉ bày tỏ sự tạ ơn, lời xin lỗi thần nước, mà còn giúp đem tất cả những rủi ro, tội lỗi của cả một năm qua trôi theo dòng nước và cầu cho cả đất nước Thái Lan càng ngày càng thịnh vượng trong cuộc sống năm tới. 

Đối với Phật tử, khi tham gia vào lễ hội cũng là lúc họ được xóa bỏ đi những điều xấu xa, không may mắc phải trong cuộc sống thường ngày như: nổi giận, phạm tội, suy nghĩ và có những hành động, việc làm tiêu cực. Sau khi thắp đèn xong, ai nấy đều nhắm mắt lại, miệng cầu khấn cho gia đình, người thân được bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn. 

Nhiều đôi nam nữ rủ nhau đi thả đèn để cầu cho tình yêu bền chặt, sớm nên duyên vợ chồng. Những ngọn lửa bập bùng chiếu sáng trên bầu trời và những ngọn đèn lấp lánh trên dòng sông tượng trưng cho tấm lòng tôn kính của họ đối với Đức Phật. 

Nhiều người cũng sử dụng dịp này để tôn vinh Phra Mae Khongkha, nữ thần Hindu nước để cầu chúc cho một năm mới đang đến, hy vọng về sự khởi đầu lạc quan của mọi việc.

Những chiếc đèn hoa đăng có kiểu dáng hoa sen, có đường kính khoảng 20cm, đế được làm bằng lá và thân cây chuối với nhiều kiểu dáng và hình thù khác nhau và được trang trí bằng các loại hoa, nến nhiều màu, nhang thơm khiến cho đèn Krathong rất rực rỡ và vô cùng bắt mắt. 

Trong quá trình thả Krathong, người ta có thể cắt một ít móng tay, tóc và một đồng xu bỏ vào Krathong với niềm tin rằng khi thả trôi những chiếc bè này, mọi phiền muộn và những điều không may của năm cũ sẽ được gột tẩy.

Lễ hội Loy Krathong được tổ chức khắp đất nước Thái Lan, nhưng lớn nhất là tại 4 tỉnh Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok. Ở những nơi này, ngoài hoạt động thả đèn Krathong, thành phố còn tổ chức bắn pháo hoa, diễu hành có trống chiêng; đua thuyền hay đua thả đèn hoa đăng, thi kết hoa đăng; cuộc thi sắc đẹp Miss Nopphamat; thưởng thức ẩm thực Thái và các tiết mục biểu diễn văn nghệ, âm nhạc truyền thống của Thái...
Thả đèn hoa đăng ở lễ hội Loy Krathong.
 Thả đèn hoa đăng ở lễ hội Loy Krathong. 
Lễ hội ánh sáng
Loy Krathong và Yi Peng là 2 lễ hội khác nhau, nhưng 2 lễ hội này lại có ý nghĩa tương tự nhau, được tổ chức trùng 1 thời điểm (tháng 11 dương lịch) nên rất nhiều người lầm tưởng 2 lễ hội này là một. 
Yi Peng hoặc Yee Peng (theo tên địa phương), đây là lễ hội của người Lán-Na phía Bắc Thái Lan. “Yi” có nghĩa là “số 2”, “Peng” là “ngày rằm”, cái tên Yi Peng mang ý nghĩa “rằm tháng 2” theo lịch của người Lán-Na cổ xưa. Yi Peng, được tổ chức cùng với Loi Krathong, khác nhau là lễ hội này thả lồng đèn lên trời. 

Tất cả mọi nơi trên đất nước đều tổ chức lễ hội này, nhưng ý nghĩa nhất vẫn là ở tỉnh Chiang Mai. Ngoài lễ hội thả đèn hoa đăng còn có thêm lễ hội Yi Peng (lễ hội ánh sáng), đây là một lễ hội lâu đời, có vị trí rất quan trọng với văn hóa của tộc người Lán-Na ở miền Bắc của Thái Lan.  

Trước đây, Chiang Mai lại là kinh đô cổ của Vương triều Lanna cũ. Do vậy mà Yi Peng vẫn được xem là lễ hội lớn nhất của thành phố này và được tổ chức hết sức long trọng. Hơn nữa, Chiang Mai còn có đô thị hạ tầng không như những thành phố khác và có nhiều: sông, suối, hồ, biển, là nơi lý tưởng để tổ chức cùng lúc 2 lễ hội trọng đại này. 

Những chiếc đèn trời của người Thái Lan sử dụng trong lễ hội có rất nhiều loại khác nhau từ hình dáng, mẫu mã đều vô cùng tinh tế và bắt mắt, trong đó có 3 loại đèn lồng chính là Khom Loi, Khom Lanna và Khom Khwean. 

Hàng năm mỗi khi đến lễ hội, số lượng đèn lồng được sử dụng với một số lượng vô cùng lớn, ước tính có khoảng 20 - 30 nghìn chiếc đèn trời được thả lên trời vào mỗi dịp như thế. Do vậy mà tất cả các chất liệu làm ra đèn lồng đều thân thiện với môi trường, dễ phân hủy và không độc hại và còn có thể làm thức ăn cho một số loài sinh vật nhỏ. 

Người ta thường lấy bột gạo, cán mỏng để làm ra giấy quấn quanh nan tre, ở giữa là nến và pin nhiên liệu. Khi nên hoặc pin nhiên liệu được đốt cháy, sẽ tạo ra một lượng khí nóng bị bẫy bên trong chiếc đèn trời, tạo ra đủ lực để nâng đèn lồng bay lên trời. 

Người tham dự lễ hội trong 3 ngày, ban ngày du khách có thể đi xe đạp dạo quanh phố và chiêm ngưỡng cảnh quan nơi đây. Ban đêm là lúc họ được chứng kiến những và trải nghiệm khung cảnh đẹp tuyệt trần khi cả bầu trời lúc này lấp lánh cùng những vì sao nhân tạo, giống như một đàn sứa khổng lồ phát sáng, trôi nổi trên bầu trời cùng với vẻ đẹp siêu thực của những chiếc đèn hoa đăng trôi nổi trên những dòng sông. 

Du khách thường sẽ thả 2 loại đèn khác nhau, 1 là đèn lồng bay lên trời 2 là đèn hoa sen thả dưới nước. Không quy định thời điểm chỉ là khi màn đêm buông xuống là có thể tụ tập bạn bè gia đình cùng nhau đưa ánh sáng lấp lánh vào màn đêm.Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào lễ hội, kể cả những người không theo đạo Phật cũng có thể đến chung vui cùng các Phật tử và người dân bản địa.

Vào thời điểm lễ hội diễn ra, mọi người tập trung về những ao, hồ, sông… nơi mà có nữ thần nước ngự trị, đặc biệt là khoảng sân phía sau của Đại học Mae Jo được biết đến là một trong những nơi tập trung thả đèn trời của Chiang Mai. Các nhà sư sẽ tụng kinh để mở đầu cho nghi thức thiêng liêng này. 

Giống như một thời khắc huy hoàng, hàng nghìn chiếc đèn cùng lúc bốc lên không trung cùng với tiếng reo hò mừng rỡ của mọi người. Những chiếc lồng đèn lung linh mà bồng bệnh tạo cho mọi người một cảm giác nhẹ nhàng, tâm hồn cũng theo đó mà bay lên, mọi phiền muộn dường như được trút bỏ, tan biến vào không trung.

Sau nghi thức thả đèn trời, người dân sẽ cùng nhau tận hưởng khung cảnh thần tiên cả đêm. Rất nhiều hoạt động diễn ra song song trong lễ hội như màn trình diễn pháo hoa đặc sắc, cuộc thi Hoa hậu Yi Peng, hay đua thuyền… 

Ngoài màu sắc rực rỡ của các Krathong và Khom loi du khách còn có thể chiêm ngưỡng và thưởng thức những màu sắc hấp dẫn của các món ăn nhanh và món ăn truyền thống được bày bán rất nhiều dọc theo con đường ven sông. 

Đây là 2 lễ hội lớn thứ 2 sau Tết truyền thống Songkran Thái, và cũng là dịp đặc biệt để hàng ngàn người tụ tập cũng nhau thả đèn lồng lên bầu trời và thả đèn hoa đăng xuống sông. Những ánh sáng của nến và đèn lồng tạo nên một buổi tối lung linh, ảo diệu tạo nên sự ấn tượng không chỉ du khách nước ngoài mà còn cả người dân Thái Lan./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.