Hôm nay, hơn 22 triệu học sinh khai giảng năm học mới 2016-2017

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Hôm nay (5/9), hơn 22 triệu học sinh cả nước sẽ tựu trường dự Lễ khai giảng năm học mới 2016 - 2017. 

Trong buổi họp báo khai giảng năm học mới 2016 - 2017 diễn ra vào chiều 4/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ Khẳng định: "Ngày khai giảng năm học mới là ngày hội toàn dân đưa trẻ tới trường. Lễ khai giảng sẽ diễn ra đối với tất cả các cấp học từ tiểu học, THCS đến THPT và theo quy định chung cụ thể, tránh tình trạng mỗi trường một phách, hay giờ giấc không đồng nhất. Ngay sau khi tựu trường dự lễ khai giảng, tất cả các cháu học sinh sẽ bước vào buổi học đầu tiên của năm học mới".

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Lễ khai giảng gồm hai phần, trong đó phần lễ tổ chức ngắn gọn nhưng bảo đảm trang nghiêm với các nghi thức: Chào cờ, hát Quốc ca (không dùng băng lời bài hát), đọc thư của Chủ tịch nước; phần hội dành để tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể để ngày khai trường là một ngày trọng đại và thiêng liêng đối với tất cả học sinh, nhất là những học sinh lần đầu đến trường.

Nhà trường có trách nhiệm trang trí khuôn viên sư phạm sạch, đẹp, có khẩu hiệu chào mừng năm học thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học; chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để lễ khai giảng diễn ra thuận lợi, an toàn, thực sự là ngày hội đối với các thầy giáo, cô giáo và học sinh. Sau ngày khai giảng, nhà trường tổ chức các hoạt động dạy học ngay, bảo đảm chương trình và kế hoạch năm học đề ra.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi Thư chúc mừng tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Đánh giá cao trước những cố gắng của ngành Giáo dục trong năm học 2015-2016 đã triển khai đồng bộ các giải pháp để tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đổi mới mô hình, phương pháp dạy học và đạt được những kết quả tích cực, Chủ tịch nước cũng nhắc nhở ngành Giáo dục trong năm học 2016 - 2017, cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân; chú trọng đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đối với các đối tượng chính sách...

“Tôi mong các em học sinh, sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng khát vọng xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho bản thân, gia đình và xã hội, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, đạt nhiều kết quả trong học tập, nghiên cứu khoa học để sau này tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh”- Chủ tịch nước nhắn nhủ. 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...