Hộ gia đình không được vay vốn: Chỉ là thay đổi vỏ hình thức

Hộ gia đình không được vay vốn: Chỉ là thay đổi vỏ hình thức
(PLO) - Theo chuyên gia, việc bỏ chủ thể vay vốn hộ gia đình, hộ kinh doanh chỉ thay đổi vỏ hình thức là tên gọi.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Do đó, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã bổ sung quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân tại Thông tư 39 vừa ban hành để phù hợp với Bộ luật này.

Theo Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/3, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn.

Thông tin này đang khiến nhiều người lo ngại vì cho rằng với quy định này, việc vay vốn từ ngân hàng sẽ khó khăn hơn.

Tuy nhiên, trả lời báo chí, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng cho hay, quy định trên của Thông tư 39 nhằm xác định lại đối tượng vay vốn ngân hàng gồm pháp nhân và cá nhân theo thông lệ chung của toàn thế giới. 

Theo thông lệ thế giới, chỉ có hai loại chủ thể pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân. Hộ gia đình, hộ kinh doanh hay tổ hợp tác là chủ thể ảo, thực chất là một hoặc một nhóm cá nhân, vì vậy bị xoá bỏ khỏi BLDS năm 2015. 

Ông Đức giải thích, quy định của Thông tư 39 chỉ đơn thuần điều chỉnh lại để làm rõ thuật ngữ, khái niệm. Việc bỏ chủ thể vay vốn hộ gia đình, hộ kinh doanh chỉ là thay đổi vỏ hình thức là tên gọi. Theo đó, từ nay trở đi, hộ gia đình, hộ kinh doanh sẽ giao dịch với tư cách của cá nhân, chứ chủ hộ không còn đương nhiên đại diện cho hộ như trước đây nữa. 

Cũng xác nhận cách giải thích như trên và giải thích cụ thể thêm về Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39), ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho hay, các chủ hộ kinh doanh vẫn được vay với tư cách cá nhân, lãi suất vay do ngân hàng đưa ra tùy thuộc vào mục đích vay vốn (kinh doanh hay tiêu dùng) và áp dụng ở mức thông thường, không phụ thuộc vào tư cách vay vốn.

Thông tư này đưa ra các quy định mới về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Theo đó, Thông tư quy định khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (khách hàng không phải là TCTD) cho phù hợp với quy định tại Luật Các TCTD năm 2010, BLDS năm 2015, các quy định hiện hành khác của pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay và xu hướng phát triển hoạt động cho vay theo hướng tiến dần đến các thông lệ quốc tế, qua đó nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động cho vay của TCTD và tăng tính minh bạch trong hoạt động cho vay.

Thông tư này cũng thay thế Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và một số văn bản khác liên quan đến hoạt động cho vay. 

Ông Sơn cho biết, quy định về chủ thể tham gia quan hệ dân sự (bao gồm cả hợp đồng vay vốn) chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân đã được quy định tại BLDS 2015 (đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017). Quy định về khách hàng vay vốn tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN là thực hiện (phải bảo đảm phù hợp với BLDS 2015) quy định đã có hiệu lực của BLDS 2015. 

Quy định mới khắc phục việc TCTD tiếp tục ký hợp đồng cho vay với hộ kinh doanh và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro cho TCTD cho vay vì có thể bị tuyên vô hiệu hợp đồng do bên vay không đủ tư cách chủ thể.

Hiện nay, nhiều người đang hiểu rằng khoảng hơn 5 triệu hộ kinh doanh nếu không chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng. Nếu muốn, các chủ hộ phải vay với tư cách cá nhân.

Hơn nữa, thực tế, ở góc độ hộ gia đình một số chủ hộ kinh doanh đang băn khoăn vì họ chưa muốn nâng cấp lên thành doanh nghiệp. Tâm lý của các hộ kinh doanh không thích lên doanh nghiệp không chỉ vì vướng bận thêm khâu sổ sách kế toán bài bản mà còn vì tập tục, thói quen kinh doanh truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, e ngại thủ tục hành chính, khác với lợi ích của việc tự khai thuế, không đóng thuế nếu chưa có lời và tự chịu trách nhiệm.

Giải đáp vấn đề này, đại diện NHNN cho biết, theo quy định tại BLDS 2015, từ 1/1/2017, hộ kinh doanh không còn là chủ thể ký kết tất cả các loại hợp đồng (không chỉ riêng đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng). Thông tư 39 đã có quy định, việc vay vốn ngân hàng sẽ phải thực hiện theo tư cách cá nhân. Thông tư 39 không có bất kỳ quy định nào buộc hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp để vay vốn.

Về việc các hồ sơ đang thực hiện vay vốn tại ngân hàng hiện nay theo quy định cũ, ông Sơn cho biết Điều 34 Thông tư 39 đã có quy định chuyển tiếp, cho phép tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày Thông tư có hiệu lực.

Đại diện Vụ Pháp chế NHNN cũng phủ nhận quan điểm cho rằng, nếu vay lại phải thay đổi rất nhiều hồ sơ, thủ tục, giấy tờ và đặc biệt phải vay với lãi suất cao hơn, có thể sẽ tính theo lãi suất cho vay tiêu dùng khiến chi phí sản xuất đội lên nếu đứng dưới vai trò cá nhân vay vốn.

Ông Sơn cho biết, theo quy định của BLDS 2015 và Thông tư 39, trách nhiệm hoàn trả vốn vay là của cá nhân vay vốn, việc vay vốn của cá nhân không ràng buộc trách nhiệm của hộ kinh doanh.

“Lãi suất vay do TCTD quyết định tùy thuộc vào mục đích vay vốn (kinh doanh hay tiêu dùng), thời hạn vay, mức độ rủi ro, tính khả thi của phương án vay vốn, chi phí đầu vào của từng TCTD; thông thường không phụ thuộc vào tư cách vay vốn là hộ kinh doanh hay cá nhân”, đại diện Vụ Pháp chế khẳng định. 

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, hộ gia đình là một trong những chủ thể của quan hệ trong Bộ luật Dân sự trước đây (năm 2005). Tuy nhiên, nó đã tạo ra vô vàn rắc rối pháp lý trong thực tế cuộc sống, vì tuy có quy định nhưng lại gần như không thể xác định được nếu dựa trên cơ sở pháp lý. Việc Bộ luật Dân sự 2015 loại bỏ hộ gia đình, với tư cách là một chủ thể trong quan hệ dân sự là cần thiết và hợp lý.

Thống kê chưa đầy đủ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện trên cả nước có khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?