Hiệp định TPP: Thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi từ TPP. Ảnh minh họa
Các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi từ TPP. Ảnh minh họa
(PLO) - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất đối với Việt Nam, nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia kinh tế, cơ quan quản lý cũng như cộng đồng các doanh nghiệp. 
Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Bên cạnh những cơ hội lớn, việc tham gia Hiệp định cũng sẽ đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thách thức không nhỏ. 
Chúng tôi đã có cuộc trao  đổi với Ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên – Bộ Công thương về vấn đề này.
Xin chào Ông Ngô Chung Khanh! Xin Ông cho biết, việc gia nhập Hiệp định TPP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội gì? Lĩnh vực nào mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế tối đa khi tham gia TPP?
- Việc gia nhập Hiệp định TPP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn như: Cải thiện cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, mở thêm thị trường cho hàng hóa của Việt Nam; Tham gia các chuỗi sản xuất khu vực và quốc tế; Tạo thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện môi trường thể chế; Tăng tính hấp dẫn với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo năng lực sản xuất mới và tạo việc làm cho người lao động.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt  Nam như dệt may, da giày, nông sản, thủ công mỹ nghệ sẽ được hưởng lợi từ TPP; Nhiều lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ sẽ thu hút được thêm vốn đầu tư nước ngoài, giúp tạo ra các ngành công nghiệp mới, tạo thêm giá trị gia tăng xuất khẩu.
Xin Ông cho biết, để nắm bắt và tận dụng tốt cơ hội cũng như vượt qua được những khó khăn, thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cơ quan quản lý cần làm gì?
- Về phía doanh nghiệp, cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh để chuẩn bị sẵn sàng khi Hiệp định TPP được phê chuẩn và có hiệu lực; Nâng cao khả năng cạnh tranh; Tích cực tham vấn với Đoàn đàm phán thông qua VCCI. 
Về phía các cơ quan quản lý, phải nâng cao tư duy và năng lực quản lý mới; Tích cực tham vấn với Đoàn đàm phán để hiểu rõ hơn quy định và yêu cầu của  TPP, có thể thông qua tham vấn trực tiếp hoặc thông qua các Hội nghị do Bộ CT và Đoàn đàm phán tổ chức; Chuẩn bị sẵn nhân lực thực thi. 
Việc đàm phán ký kết Hiệp định TPP lần này là một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Vậy, ông có chia sẻ gì về sự kỳ vọng của mình trong việc Việt Nam tham gia Hiệp định TPP và có lời khuyên gì với doanh nghiệp Việt khi chúng ta tham gia Hiệp định?
- Tham gia Hiệp định TPP là cột mốc mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định đường lối hội nhập quốc tế sâu hơn của Chính phủ. Gia nhập WTO đã tạo ra sức bật và chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế, Hiệp định TPP có thể đem lại cơ hội lớn hơn cho Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế, tăng cường tính minh bạch, ổn định của hệ thống pháp luật, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, góp phần vào công cuộc tái cơ cấu kinh tế, hướng đến hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào 2020, đặc biệt là tăng năng lực cạnh tranh, tạo sức bật cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp theo Quyết định số 585/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tư pháp chủ trì, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PVGas. Chi tiết nội dung trên được phát sóng trong chuyên mục Tọa đàm “Kinh doanh & Pháp luật” vào 17h30’ Thứ bảy, ngày 19/4/2014, phát lại vào 09h00’ Chủ nhật ngày 20/4/2014 trên Kênh VTV2- Đài Truyền hình Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Đọc thêm

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.