Hà Nội có tuyến đường giá 1,7 tỷ đồng/ 1 mét

Tuyến Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái có dự toán khoảng 1,7 tỷ đồng/1m. (Ảnh: Q.M)
Tuyến Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái có dự toán khoảng 1,7 tỷ đồng/1m. (Ảnh: Q.M)
(PLO) - Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư 383 tỷ đồng. Đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (trên 1,7 tỷ đồng/mét).
Sau nhiều lần khó khăn trong khâu giải phóng được mặt bằng, dự án đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái (đi qua khu vực quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã phải nâng tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với dự kiến.
Đoạn tuyến này có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND TP phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư 383 tỷ đồng.
Sau nhiều lần thay đổi tổng mức đầu tư, đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (vào khoảng trên 1,7 tỷ đồng/mét). Đoạn giáp với đường Trần Khát Chân còn một ngôi nhà chưa xong khâu giải phóng bàn giao mặt bằng.

Theo thiết kế, mặt đường rộng 50m, mỗi bên đường có 3 làn xe chạy. Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn, chủ đầu tư dự án cho biết, dự kiến hết quý I, quận Hai Bà Trưng sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng và đơn vị sẽ tập trung thi công để hoàn thành trong quý II/2016. 

Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) dài 570 m, rộng 50 m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005. (Ảnh: Q.M)
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) dài 570 m, rộng 50 m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005. (Ảnh: Q.M)
Nhiều ngôi nhà trên tuyến đang được xây dựng lại sau khi bàn giao một phần mặt bằng. (Ảnh: Q.M)
Nhiều ngôi nhà trên tuyến đang được xây dựng lại sau khi bàn giao một phần mặt bằng. (Ảnh: Q.M)
Đường cắt ngang nối với tuyến phố chạy qua lưng Bến xe Lương Yên thông ra hầm chui Vân Đồn - Lê Quý Đôn - cây xăng Lương Yên, nơi có chợ dân sinh họp trước kia gây ùn tắc thường xuyên nay đang được mở rộng... (Ảnh: Q.M)
Đường cắt ngang nối với tuyến phố chạy qua lưng Bến xe Lương Yên thông ra hầm chui Vân Đồn - Lê Quý Đôn - cây xăng Lương Yên, nơi có chợ dân sinh họp trước kia gây ùn tắc thường xuyên nay đang được mở rộng... (Ảnh: Q.M)
Ngã tư này trước đây được xem là điểm đen về ùn tắc. (Ảnh: Q.M)
Ngã tư này trước đây được xem là điểm đen về ùn tắc. (Ảnh: Q.M)
Các công nhân trên công trường đang gấp rút hoàn thiệ hạng mục ngầm để bộ phận mặt đất thi công. (Ảnh: Q.M)

Các công nhân trên công trường đang gấp rút hoàn thiệ hạng mục ngầm để bộ phận mặt đất thi công. (Ảnh: Q.M)

Công đoạn lắp ráp đấu nối được đẩy nhanh tiến độ. (Ảnh: Q.M)
Công đoạn lắp ráp đấu nối được đẩy nhanh tiến độ. (Ảnh: Q.M)
Công trình không chỉ đáp ứng việc lưu thông khu vực. (Ảnh: Q.M)
Công trình không chỉ đáp ứng việc lưu thông khu vực. (Ảnh: Q.M) 
Sau 10 năm mong mỏi, đến bây giờ họ mới tận mắt chứng kiến công trình thập kỷ dần hình thành. (Ảnh: Q.M)
Sau 10 năm mong mỏi, đến bây giờ họ mới tận mắt chứng kiến công trình thập kỷ dần hình thành. (Ảnh: Q.M)
Sau nhiều lần thay đổi mức đầu tư, đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (trên 1,7 tỷ đồng/một mét).
Sau nhiều lần thay đổi mức đầu tư, đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (trên 1,7 tỷ đồng/một mét). 
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) dài 570m, rộng 50m. (Ảnh: Q.M)
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) dài 570m, rộng 50m. (Ảnh: Q.M) 
Một phần tuyến đường đã được đưa vào phục vụ lưu thông dịp Tết Nguyên đán 2016 vừa qua. (Ảnh: Q.M)
Một phần tuyến đường đã được đưa vào phục vụ lưu thông dịp Tết Nguyên đán 2016 vừa qua. (Ảnh: Q.M)
Dự án cũng gặp trở ngại với một số cây cổ thụ và miếu ở giữa đường. (Ảnh: Q.M)
Dự án cũng gặp trở ngại với một số cây cổ thụ và miếu ở giữa đường. (Ảnh: Q.M)
Theo thiết kế, mỗi bên đường có 3 làn xe chạy. Điểm nối giao cắt giữa ngã ba Kim Ngưu - Trần Khát Chân - Lò Đúc. (Ảnh: Q.M)
Theo thiết kế, mỗi bên đường có 3 làn xe chạy. Điểm nối giao cắt giữa ngã ba Kim Ngưu - Trần Khát Chân - Lò Đúc. (Ảnh: Q.M)
Điểm nối với phố Lò Đúc là tâm điểm ùn tắc mỗi giờ cao điểm. Khi toàn tuyến hoàn thành, sẽ giúp việc lưu thông vào nội đô qua khu vực quận Hai Bà Trưng thuận lợi, nhanh chóng. (Ảnh: Q.M)
Điểm nối với phố Lò Đúc là tâm điểm ùn tắc mỗi giờ cao điểm. Khi toàn tuyến hoàn thành, sẽ giúp việc lưu thông vào nội đô qua khu vực quận Hai Bà Trưng thuận lợi, nhanh chóng. (Ảnh: Q.M)
Cuối năm 2015, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tuyến đường vành đai 1, Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái phải được hoàn thành và thông xe kỹ thuật vào tháng 12. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn tất. 
Để bảo đảm tiến độ, các nhà thầu phải triển khai xây dựng khi được bàn giao mặt bằng đến đâu là đưa máy móc vào thi công ngay đến đó.
Khi chưa được mở rộng, các phương tiện muốn đi từ đường Lò Đúc, Trần Khát Chân đến đê Nguyễn Khoái buộc phải đi đường vòng, xa hơn 3km, dẫn đến thường xuyên ùn tắc các tuyến Lạc Trung, Minh Khai, Lò Đúc, Kim Ngưu. 
Dự án cần thu hồi hơn 41.000m2 đất, liên quan tới 673 hộ dân và tám cơ quan, tổ chức tại các phường Đống Mác, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Bạch Đằng thuộc quận Hai Bà Trưng. 
Có 591 hộ và năm cơ quan, đơn vị đã tháo dỡ bàn giao mặt bằng. 

Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn, chủ đầu tư dự án cho biết, dự kiến hết quý I, quận Hai Bà Trưng sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng và đơn vị sẽ tập trung thi công để hoàn thành trong quý II/2016.

Tin cùng chuyên mục

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.